Bất kỳ doanh nghiệp nào, quy mô nhỏ hay lớn hoặc kinh doanh online đều không thể vận hành mà không có sự quản lý đúng đắn về thời gian, nhân lực, tài chính, dòng tiền, công nghệ, ý tưởng mới và sáng tạo cũng như sự phối hợp hài hòa giữa các yếu tố trên.
Có thể nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp bằng những kế hoach và kế hoạch và chiến lược hợp lý, sử dụng tối ưu nguồn lực, từ đó đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tối đa lợi nhuận, giữ chân và tạo ra nhiều khách hàng hơn, dẫn tới gia tăng thị phần và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để thực hiện những mục tiêu trên, nhà quản lý NÊN thực hiện những điều sau để điều hành doanh nghiệp hiệu quả:
1. Nâng cao hiệu quả trong thông tin liên lạc và giao tiếp trong doanh nghiệp
Thông tin liên lạc là chìa khóa thành công trong kinh doanh. Thông tin chính xác là điều kiện cần thiết để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất, do đó cần đảm bảo rằng các thông điệp và chỉ thị được truyền đạt đầy đủ nội dung và ý nghĩa từ người gửi đầu tiên tới người nhận cuối cùng.
Do đó việc liên lạc và giao tiếp trực tiếp giữa quản lý cấp cao với các cấp dưới của mình là cách hiệu quả nhất, vừa làm cho thông điệp trực tiếp rõ ràng hơn, vừa tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau, nhân viên sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong công việc.
Nhà quản lý doanh nghiệp hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả của việc giao tiếp liên lạc trong phòng ban bằng cách sử dụng các công cụ, các nền tảng công nghệ hỗ trợ phù hợp. Một số nền tảng giao tiếp được sử dụng phổ biến là Zalo và Skype, với chức năng tạo các hội thoại nhóm, chia sẻ file có dung lượng lớn, liên lạc mọi lúc mọi nơi với kết nối internet.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng một công cụ nổi tiếng toàn cầu là Trello, đây là công cụ quản lý dự án miễn phí và cực kỳ hiệu quả dành cho các team muốn dễ dàng theo dõi công việc của mỗi thành viên.
2. Tạo một môi trường năng động
Một doanh nghiệp luôn ổn định và ngại thay đổi thì không thể phát triển hay duy trì vị thế của nó trên thị trường được, bởi luôn thay đổi để thích nghi với những xu hướng mới nhất giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng.
“Change is the only constant – Thứ duy nhất không thay đổi là sự thay đổi”
Do đó, doanh nghiệp luôn phải thích nghi với những thay đổi của công nghệ, dòng sản phẩm, nhu cầu của khách hàng hay bất kỳ điều gì có tác động tới hoạt động kinh doanh. Dù là công ty lớn hay nhỏ cũng đều phải linh hoạt và năng động để quản trị hiệu quả. Nhân lực luôn phải được đào tạo phù hợp với xu thế và công nghệ mới.
3. Kết hợp kế toán tài chính với hoạch định chiến lược
Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị.
Trong nhiều doanh nghiệp, kế toán chỉ là một phòng ban không dính dáng, đóng góp gì vào quá trình hoạch định chiến lược. Tuy nhiên, một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi là người tạo được cầu nối giữa phòng kế hoạch thực thi với các sổ sách của kế toán.
Bằng cách sử dụng kế toán như một công cụ định hướng chiến lược, chứ không chỉ đơn thuần là tính toán số liệu, doanh nghiệp sẽ được trang bị tốt hơn để đáp ứng các mục tiêu tài chính trong tương lai và tận dụng được tốt hơn các cơ hội sinh lời.
4. Luôn duy trì các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý
Những rủi ro pháp lý nào doanh nghiệp có thể gặp phải? Làm thế nào để hạn chế rủi ro đó? Liệu có thể kinh doanh vừa hợp pháp vừa có đạo đức được không?
Nhà quản trị doanh nghiệp không nhất thiết phải là một luật sư, nhưng phải trả lời được các câu hởi trên và thấu hiểu các vấn đề đạo đức và pháp lý trong mỗi quyết đinh kinh doanh.
5. Đặt ra mục tiêu, kỳ vọng rõ ràng
Khi nhân viên thành thạo công việc của mình và hiểu được doanh nghiệp kỳ vọng điều gì ở họ thì việc vận hành của công ty sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Vì thế bạn cần đặt ra các mục tiêu cụ thể theo ngày hoặc theo tuần đối với mỗi vị trí, từ đó nhân viên sẽ quen với việc nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ đúng deadline và chất lượng.
Bạn cũng nên tạo điều kiện để nhân viên tự thiết lập mục tiêu của mình trong tuần, khiến họ chủ động thúc đẩy bản thân làm việc hiệu quả hơn. Quản lý có thể đưa ra các phần thưởng nho nhỏ cho việc hoàn thành mục tiêu, vừa tạo ra không khí thoải mái trong công ty, vừa hình thành những thói quen làm việc tích cực cho nhân viên.
Bên cạnh đó, nhà quản lý KHÔNG NÊN thực hiện những điều sau trong quản trị doanh nghiệp:
6. Thiên vị, phân biệt đối xử
Có một điều hiển nhiên đó là các nhà quản lý thích làm việc với nhân viên này hơn nhân viên khác. Một số người chỉ đơn giản là dễ mến, dễ gần, trong khi một số nhân viên khác dù có năng lực tương đương nhưng lại không được thân thiện lắm.
Vì thế, bất kì một sự phân biệt đối xử nào dựa vào tính cách, ngoại hình hay quan hệ của nhân viên không nên xuất hiện trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đó là cách nhanh nhất làm bạn mất đi sự tôn trọng từ nhân viên của mình.
7. Tìm giải pháp vội vàng
Bất kể vấn đề khó khăn đến cỡ nào, cũng luôn có một giải pháp tức thì để xử lý. Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta thường nóng lòng tìm những giải pháp nhanh gọn như thế để đốt cháy giai đoạn, mà bỏ qua những biện pháp lâu dài, có thể tốn thời gian hơn nhưng đem lại một kết quả bền vững.
Hiển nhiên bạn muốn nhanh chóng đưa ra quyết định để giải quyết ngay vấn đề và chuyển sang công việc tiếp theo. Nhưng hãy ghi nhớ, chớ nên quá vội vàng.
8. Đưa ra những đòi hỏi bất khả thi
Đừng ép buộc nhân viên thực hiện những nhiệm vụ quá sức chỉ vì những cấp trên khó tính của bạn cũng đang thúc ép bạn với những yêu cầu vô lý tương tự. Hãy ngồi lại với cấp trên của bạn để thảo luận rõ ràng và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Từ đó, hãy đưa ra cung cấp những nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên của bạn hoàn thành nhiệm vụ đó.
9. Giám sát nhân viên quá chặt chẽ
Đừng theo dõi nhân viên quá sát sao, lắp camera hay gắn GPS vào nhân viên để chắc chắn rằng họ làm đúng nhiệm vụ của mình và không vi phạm bất kì điều lệ nào. Hãy hướng dận họ từng quy tắc cơ bản, nuôi dưỡng sự cam kết và tin tưởng của họ.
Nghiêm khắc với những vi phạm của nhân viên, nhưng không đặt họ trong tầm ngắm của diện nghi vấn chỉ vì nghi ngờ rằng họ sẽ vi phạm hay dựa vào những sai lầm trong quá khứ của họ.
10. Không minh bạch tài chính
Nếu doanh nghiệp không thông báo với nhân viên về tình hình tài chính của mình thì việc quản lý, báo cáo, đánh giá, nhận xét chi tiêu hằng tháng là rất khó để đánh giá. Doanh nghiệp muốn phát triển thì phải có sự phân bổ sử dụng vốn hợp lý, có kế hoạch tăng cường đầu tư để tăng vốn.
Người quản trị phải biết được chính xác đánh giá tài chính của công ty để có sự điều chỉnh hợp lý, nếu không việc kinh doanh sẽ không tìm được giải pháp để mở rộng hoạt động.