Duy trì số dư tài khoản luôn dương là một trong những chìa khóa để thành công trong kinh doanh. Dưới đây là 9 Lời khuyên của chuyên gia để quản trị dòng tiền trong kinh doanh.
Trong tất cả các vấn đề trong quản trị doanh nghiệp, một người quản lý thông minh sẽ luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho quản trị dòng tiền trong kinh doanh, kiểm tra tình hình tài chính hàng tháng thậm chí hàng tuần để luôn nắm bắt kịp thời tình trạng hoạt động của công ty. Những con số vô cùng quan trọng cho biết khối lượng dòng tiền chảy vào và chảy ra khỏi doanh nghiệp.
Điều hành công việc kinh doanh mà không chú trọng đến quản lý dòng tiền giống như đi thuyền ngược dòng mà không có mái chèo vậy: bạn sẽ không thể đưa doanh nghiệp của mình đến đích đến mà bạn mong muốn. Do đó, hãy từng bước chăm sóc cho sức khỏe tài chính của doanh nghiệp với 10 lời khuyên của chuyên gia:
>>> Đọc thêm: 6 cách cải thiện dòng tiền cho doanh nghiệp
1. Xác định điểm hòa vốn
Việc xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh không tác động trực tiếp đến việc quản lý dòng tiền, nhưng nó sẽ cho bạn một mục tiêu tối thiểu để phấn đấu và giúp bạn dự đoán dòng tiền nên được “chảy” vào đâu để đạt được mục tiêu doanh thu đó.
Nếu bạn bám chặt vào mục tiêu, xác định rõ ràng những cột mốc doanh thu để có thể đạt tới điểm hòa vốn, từ đó bạn sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư thông minh hơn, chi tiêu ngân sách hiệu quả hơn để tối đa hóa doanh thuTony Hsieh, nhà sáng lập của Zappos, từng nói rằng: “Hãy theo đuổi tầm nhìn chứ không phải tiền bạc, rồi tiền bạc sẽ theo đuổi bạn”
2. Cân đối thu chi, hạn chế lãng phí
Bạn không nên tập trung quá nhiều vào việc tối đa doanh thu hay lợi nhuận. Nghe thì có vẻ mâu thuẫn với lời khuyên bên trên, nhưng thực ra không hề như vậy. Bạn căn cứ vào điểm hòa vốn và tìm cách tối đa doanh thu, nhưng đồng thời cũng cần lưu ý đến việc cân đối thu chi và chi tiêu một cách hợp lý. Quan điểm cho rằng có thể chi tiêu lãng phí, miễn là đạt được mục tiêu lợi nhuận là hoàn toàn sai lầm.
>>> Đọc thêm: Dòng tiền âm, doanh nghiệp dễ bị phá sản
3. Luôn luôn dự trữ tiền mặt
Bất kì nhà kinh doanh nào cũng phải đối mặt với rủi ro thua lỗ. Cho dù kế hoạch và chiến lược kinh doanh có hoàn hảo đi chăng nữa thì thua lỗ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Doanh nghiệp của bạn có vượt qua được khủng hoảng hay không phụ thuộc vào bạn dự trù cho thiệt hại như thế nào.
Việc duy trì một khoản dự phòng sẽ bù đắp những thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu, giảm bớt những mối bận tâm lo lắng cho nhà quản lý để có thể tập trung vào phát triển các kế hoạch kinh doanh mới hiệu quả hơn.
4. Quản lý quỹ chuyên nghiệp hơn
Bạn không nên tự mình quản lý tài chính của cả doanh nghiệp, từ theo dõi đến quản lý sổ sách kế toán, trừ khi bắt buộc. Hãy thuê một kế toán hoặc một CFO có chuyên môn nghiệp vụ tốt để quản lý dòng tiền giúp bạn. Nếu không thuê ngoài được thì hãy chỉ định một nhân viên đáng tin cậy và đủ khả năng để làm công việc này.
Bạn cũng có thể đơn giản hóa quy trình quản lý bằng cách sử dụng phần mềm dịch vụ hỗ trợ như phần mềm kế toán SME, phần mềm này sẽ giúp việc quản lý dòng tiền dễ dàng hơn. Hoặc sử dụng một giải pháp quản trị tổng thể như AMIS.VN, tích hợp quản lý kế toán, hóa đơn điện tử và kê khai thuế. Những nền tảng này giúp bạn quản lý dòng tiền hiệu quả chuyên nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ kịp thời để tránh phát sinh những khoản phạt và chi phí không đáng có.
5. Xử lý những khoản phải thu “ngay và luôn”
Hãy cố gắng làm cho các hóa đơn bán hàng của bạn là các đơn hàng thanh toán ngay, hạn chế sử dụng các điều khoản trả sau. Nếu thực hiện được điều này, bạn sẽ thu hồi vốn và tối đa hóa doanh thu nhanh chóng.
6. Áp dụng chiết khấu cho thanh toán sớm
Nếu bạn không muốn đợi những khoản thanh toán đáo hạn trong thời gian dài, bạn có thể áp dụng chiết khấu cho các khách hàng trả tiền sớm. Nếu doanh nghiệp có nhiều nhân viên xử lý các khoản thanh toán này, hãy đảm bảo rằng họ nắm rõ chính sách chiết khấu này và áp dụng một cách nhất quán.
7. Gia hạn khoản phải trả
Trong khi bạn phải xử lý các khoản phải thu của khách hàng nhằm thu hồi vốn nhanh nhất có thể, thì bạn nên gia hạn thanh toán tiền hàng với các nhà cung cấp càng lâu càng tốt. Hãy đàm phán với đối tác những điều khoản thanh toán sau 60 ngày hoặc hơn.
8. Tuyển dụng thông minh
Những lời khuyên thường thấy trong vấn đề này có nội dung kiểu như: Chỉ tuyển dụng khi thực sự cần thiết. Đó là lời khuyên khá hay, nhưng tôi thì khuyên bạn nên Tuyển dụng thông minh. Nếu bạn có thể tuyển dụng một nhân tài hàng đầu, một lao động có tay nghề cao, anh ta sẽ có khả năng giải quyết công việc của hai hoặc nhiều nhân viên làng nhàng khác.
Bạn có thể phải chi tiêu nhiều hơn một chút để trả lương cho một nhân sự chất lượng cao, nhưng số tiền đó chắc chắn vẫn ít hơn số tiền bạn phải trả cho nhiều nhân viên khác để thực hiện cùng một công việc và lại còn thường xuyên mắc lỗi.
Một vấn đề nữa là lao động có thể rời bỏ doanh nghiệp, khi đó bạn phải tuyển dụng và đào tạo lại từ đầu. Tại Việt Nam, chi phí tuyển dụng có thể lên tới 40 triệu đồng. Vì vậy, hãy thông minh hơn trong tuyển dụng.“Bí quyết để tuyển dụng thành công”, Marc Benioff, CEO của Salesforce nói.” Là hãy tìm những người muốn thay đổi thế giới”.
9. Áp dụng công nghệ thông tin
Luôn sao lưu dữ liệu và bảng tính dòng tiền của bạn bằng các dịch vụ lưu trữ đám mây bảo mật cao. Điều này không chỉ giúp dữ liệu của bạn an toàn khi hệ thống máy tinh của công ty bị trục trặc, mất hoặc bị đánh cắp dữ liệu, mà còn giúp bạn dễ dàng truy cập từ bất cứ nơi nào có kết nối Internet. Lưu trữ đám mây cũng là một trong những tính năng hữu ích mà các phần mềm kế toán, các nền tảng ERP cung cấp