Biểu mẫu, Quy định Biểu mẫu quản trị nhân sự Mẫu quyết định thăng chức mới nhất – Tải miễn phí

Trong hệ thống thủ tục quản lý nhân sự, quyết định thăng chức là một văn bản không thể thiếu. Văn bản này ghi nhận việc thăng chức của người lao động đã được phê duyệt và thông qua bởi cấp quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Làm thế nào để soạn thảo được mẫu quyết định nhân sự chuẩn và đầy đủ? Hãy cùngMISA AMIS HRM tìm hiểu ngay dưới đây.

TẢI NGAY CÁC MẪU QUYẾT ĐỊNH THĂNG CHỨC

1. Khái niệm thăng chức

Thăng chức là quá trình thăng cấp vị trí hiện tại lên một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp, tổ chức. Khi một người được thăng chức, họ sẽ có trách nhiệm và quyền hạn lớn hơn, đảm nhiệm các chức vị và vai trò quan trọng hơn trong tổ chức.

quyết định thăng chức
Quyết định thăng chức giao cho người lao động hoặc cán bộ những trọng trách mới, phù hợp với năng lực của họ hơn

Quyết định thăng chức cũng là một dạng quyết định bổ nhiệm. Tuy nhiên thăng chức có một số điểm khác với bổ nhiệm. Bổ nhiệm là giao chức vụ cho một cá nhân trong tổ chức, không nhất thiết phải là một vị trí cao hơn vị trí hiện tại. Người được bổ nhiệm sẽ đảm nhiệm chức danh, công việc được giao phó. Bổ nhiệm có thể được thực hiện trong cơ quan nhà nước, cụ thể là bổ nhiệm cán bộ, công chức, hoặc trong doanh nghiệp.

2. Những nội dung chính của quyết định thăng chức

Mỗi cơ quan, doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu quyết định thăng chức khác nhau. Văn bản này xác nhận quyết định có hiệu lực, vừa mang tính thông báo cho các bên liên quan. Khi soạn thảo văn bản này cần lưu ý các điều trong Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, quyết định thăng chức nên có các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ: Khi lập quyết định thăng chức không được thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ. Hoạt động bổ nhiệm, thăng chức trong doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước phải đảm bảo quy định về hình thức, tuân thủ pháp luật.
  • Tên cơ quan, đơn vị ra quyết định thăng chức: Cần phải xác định thông tin liên quan về nơi làm việc cụ thể.
  • Tên của Quyết định thăng chức: Thăng chức cho cán bộ, công chức, hoặc thăng chức cho vị trí cụ thể trong doanh nghiệp. Tên văn bản thường viết in hoa, bôi đậm, căn giữa.
  • Căn cứ để ra quyết định thăng chức:  Nêu các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn thăng chức. Phần này thường được trích dẫn từ nội quy, quy chế, điều lệ của doanh nghiệp hoặc cơ quan. Ngoài ra có thể thêm căn cứ về năng lực, phẩm chất, thành tích của người được thăng chức.
  • Thông tin về người người thăng chức: Nêu rõ họ tên, vị trí cũ, vị trí mới của người được thăng chức, các nhiệm vụ, quyền hạn mới ở vị trí mới. 
  • Những người nhận quyết định và có trách nhiệm thi hành: Nêu họ tên và chức danh của cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, thi hành quyết định thăng chức. 
  • Tên, chức vụ, chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền ban hành quyết định thăng chức: Phần này thường là xác nhận của chủ tịch, giám đốc hoặc người có thẩm quyền ra quyết định trong tổ chức. 

3. Mẫu quyết định thăng chức, bổ nhiệm mới nhất

3.1 Mẫu quyết định thăng chức cho cơ quan nhà nước

Mẫu quyết định thăng chức thăng chức cho cơ quan nhà nước thường được áp dụng cho cán bộ, công chức, gắn liền với trách nhiệm của họ trong đơn vị. Mẫu văn bản này cần ghi rõ thông tin cá nhân được thăng chức, thời gian áp dụng, các đơn vị và cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện quyết định.

Mẫu quyết định thăng chức được soạn thảo chuẩn sẽ mang lại sự thống nhất về mặt thủ tục và quản lý, đảm bảo tính kỷ luật trong cơ quan nhà nước. Mời bạn đọc tham khảo mẫu thăng chức cho cơ quan nhà nước dưới đây:

quyết định thăng chức
Quyết định thăng chức, bổ nhiệm cán bộ công chức

3.2 Mẫu quyết định thăng chức cho công ty cổ phần

Mẫu quyết định thăng chức cho công ty cổ phần thường do Chủ tịch hội đồng quản trị ban hành. Văn bản này cần nêu rõ căn cứ dựa trên biên bản họp, sự thống nhất của đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra văn bản cũng cần lưu ý về hình thức, bố cục, cần tuân thủ theo quy chuẩn của doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo mẫu quyết định sau:

quyết định thăng chức
Quyết định thăng chức sử dụng trong công ty cổ phần

3.3 Mẫu quyết định thăng chức cho công ty TNHH

Quyết định thăng chức trong công ty TNHH thường do Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị ban hành. Ngoài căn cứ về luật pháp, điều lệ công ty, văn bản thường có căn cứ về phẩm chất, năng lực của người được thăng chức. Tham khảo ngay mẫu quyết định thăng chức sau:

Quyết định thăng chức
Quyết định thăng chức sử dụng trong công ty TNHH


4. Quy trình thăng chức trong doanh nghiệp

Quy trình thăng chức cho nhân viên trong doanh nghiệp thường được thực hiện theo những bước sau:

Bước 1 Cân nhắc người phù hợp với vị trí 

Ban lãnh đạo phải tổ chức cuộc họp, tiếp nhận đánh giá của quản lý nhân sự, quản lý trực tiếp để cân nhắc thăng chức. Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn trong đánh giá ứng viên thì cần phải đưa ra thêm một vài ứng viên có tiềm năng nữa để so sánh, xem xét.

Khi đánh giá ứng viên, nên cân nhắc các tiêu chí năng lực làm việc, khả năng lãnh đạo và đạo đức, tính kỷ luật.

Bước 2 Tổ chức phỏng vấn hoặc cuộc họp

Buổi phỏng vấn bao gồm những người có thẩm quyền như giám đốc, chủ tịch, quản lý hoặc thành viên ban lãnh đạo. Cuộc phỏng vấn có thể diễn ra với các nhân viên được xem xét thăng chức, hoặc là cuộc trao đổi riêng của những người có quyền ra quyết định. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoặc lựa chọn vị trí cấp cao, có thể thuê thêm chuyên gia tư vấn hoặc tiến hành bỏ phiếu kín để đảm bảo quyết định là chính xác và công bằng.

Bước 3 Chọn ra ứng viên phù hợp

Ở bước này, ban lãnh đạo sẽ lựa chọn ra người được thăng chức và thông báo đến bộ phận nhân sự hoặc hành chính. Sau đó các ứng viên liên quan cũng sẽ nhận được kết quả.

Bước 4 Chuẩn bị các thủ tục thăng chức

Bộ phận hành chính nhân sự sẽ chuẩn bị các thủ tục thăng chức, bao gồm các chế độ, chính sách, trách nhiệm, quyền hạn, phúc lợi với ứng viên được thăng chức. Bộ phận này cũng sẽ soạn thảo quyết định thăng chức và trình lên ban lãnh đạo.

Bước 5 Ban hành và thi hành quyết định thăng chức

Sau khi quyết định được phê duyệt thì sẽ ban hành chính thức. Thông tin thăng chức được công bố đến các bộ phận, phòng ban và cá nhân liên quan trong doanh nghiệp. Người được thăng chức sẽ chuyển sang vị trí cao hơn và đảm nhận nhiệm vụ mới theo thời gian được ghi trong quyết định.

5. Những sai lầm cần tránh khi ra quyết định thăng chức

Việc thăng chức không chỉ là bước tiến trong sự nghiệp cá nhân mà còn tác động lớn đến cơ cấu nhân sự trong doanh nghiệp. Vì vậy khi lựa chọn ứng viên, cần căn cứ trên nhiều yếu tố. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi đưa ra quyết định thăng chức:

Chọn sai người để thăng chức

Việc lựa chọn sai người vào sai thời điểm có thể giảm uy tín của doanh nghiệp, gây bất đồng trong nội bộ. Ngoài ra chọn chưa đúng người để thăng chức có thể không đảm bảo hiệu quả công việc. Khi lựa chọn người để thăng chức phải xét trên góc độ toàn diện, bao gồm cả năng lực, đạo đức cũng như đóng góp của họ đối với tổ chức.

quyết định thăng chức
Người được thăng chức phải sở hữu những yếu tố phẩm chất, tài năng đáp ứng được yêu cầu

Thiếu quá trình thử thách

Thông thường để xem xét một người có phù hợp với công việc mới không cần cho họ thời gian làm quen và thử thách. Qúa trình này sẽ phản ánh rõ hơn trình độ ứng viên và khả năng chịu áp lực của họ. Nhà quản lý cũng sẽ rút ra được những đánh giá khách quan hơn, thực tế hơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Xem thăng chức là một phần thưởng cho nhân viên

Hãy lưu ý rằng thăng chức phải dựa trên nhu cầu thực tế của tổ chức và ngân sách quỹ lương của doanh nghiệp. Mặc dù thành tích cũng là một căn cứ quan trọng, nhưng thăng chức như phần thưởng, chỉ vì nhân viên đạt một thành tích nào đó là chưa phù hợp. 

Doanh nghiệp có thể cân nhắc trao cho nhân viên một số phúc lợi khác như tuyên dương, tăng lương, tăng ngày nghỉ, thưởng hoa hồng khi họ đạt thành tích tốt, thay vì sử dụng phương án thăng chức.

Thăng chức cho nhân viên có khao khát thăng tiến hơn người khác

Một số nhân viên có khao khát thăng tiến hơn đồng nghiệp, một số nhân viên lại không. Điều này cho thấy sự hào hứng với chức danh mới chỉ là một yếu tố nhỏ để cân nhắc. Không phải nhân viên nào khao khát hơn cũng phù hợp hơn, mà nhà quản trị phải xét thêm các yếu tố khác về tiềm năng. Hãy thảo luận với các ứng viên về mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của họ để đưa ra quyết định đúng đắn.

6. Quản lý thủ tục thăng chức dễ dàng với AMIS Thông Tin Nhân Sự

Trong quản lý nhân sự, việc triển khai các thủ tục đôi khi chưa theo đúng quy trình, dẫn đến thông tin bị đứt đoạn. Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp quy mô lớn, việc lưu lại quá trình làm việc, các lần thăng chức của nhân viên chưa được thực hiện đầy đủ, dẫn đến khó đánh giá nhân sự

AMIS Thông Tin Nhân Sự là phần mềm quản lý hồ sơ, chuẩn hóa thủ tục nhân sự dành cho mọi doanh nghiệp. Phần mềm có thể kết nối linh hoạt để đồng bộ thông tin nhân viên, tự động cập nhật phúc lợi trong trường hợp tiếp nhận công việc hoặc được thăng chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển… Những người làm công tác nhân sự có thể soạn thảo, lưu trữ tất các quyết định nhân sự trên phần mềm này và tra cứu siêu tốc chỉ trong vài giây.

quyết định thăng chức

Dùng ngay miễn phí

7. Kết luận

Việc thăng chức cho một cá nhân cần được ban lãnh đạo cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, nhằm đảm bảo sự minh bạch, chính xác, hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên và các mẫu quyết định thăng chức mà MISA AMIS HRM cung cấp sẽ giúp ích cho doanh nghiệp, tổ chức tối ưu quản lý nhân sự.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]