Trong bối cảnh thị trường lao động có sự cạnh tranh mạnh mẽ, Talent Acquisition Manager đã trở thành một vị trí quan trọng giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn lực chất lượng. Vậy để trở thành Talent Acquisition Manager cần những yếu tố gì? Hãy tìm hiểu về mô tả công việc Talent Acquisition Manager cùng MISA AMIS HRM.
1. Talent Acquisition Manager là gì?
Talent Acquisition là một thuật ngữ chuyên môn chỉ hoạt động thu hút tài năng. Talent Acquisition Manager là người chịu trách nhiệm về việc quản lý nhân tài trong doanh nghiệp, đặt nền móng cho việc tìm kiếm, đánh giá, đào tạo những nhân tài cho những vị trí trong tổ chức. Họ triển khai kế hoạch tuyển dụng dài hạn từ hiện tại đến tương lai 1-5 năm tới để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của Talent Acquisition Manager (TAM) là thiết lập, duy trì mối quan hệ với các nền tảng tuyển dụng, cơ sở giáo dục nhắm xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho cá nhân và doanh nghiệp. Từ các kênh đa dạng trên, họ sẽ tìm kiếm được các nhân tài hoặc các ứng viên dự phòng cho các vị trí còn thiếu trong tương lai.
Vị trí quản lý nhân tài còn được coi như các headhunter chuyên nghiệp. Ngoài ra họ còn đảm nhận nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực, phát triển nhân viên. Các TAM cần đảm bảo các vị trí nhân sự trong doanh nghiệp không bị trống.
Để hiểu rõ hơn về Talent Acquisition Manager, cần phân biệt giữa tuyển dụng (recuitment) và thu hút tài năng (talent acquisition). Một bên mang tính ngắn hạn, một bên mang tính dài hạn.
Công việc tuyển dụng chủ yếu liên quan đến đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, lựa chọn ứng viên theo tiêu chí để đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt. Còn thu hút, chiêu mộ tài năng mang tính chiến lược hơn và là phạm trù rộng hơn, không chỉ lấp đầy vị trí còn thiếu hiện tại mà phải đảm bảo nguồn lực về lâu dài.
Với những trọng trách trên thì công việc của TAM khá nhiều thách thức, đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm.
2. Mẫu mô tả công việc Talent Acquisition Manager
Bản mô tả công việc Talent Acquisition Manager cung cấp những thông tin về công việc chính, nhiệm vụ, trách nhiệm, yêu cầu, quyền lợi khi đảm nhận vị trí này. Dưới đây là một số hạng mục tham khảo:
2.1 Mô tả công việc
- Xác định được nhu cầu nhân sự hiện tại và đưa ra dự báo.
- Xây dựng chiến lược thu hút nhân tài và các kế hoạch tuyển dụng.
- Chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp.
- Tìm nguồn ứng viên để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng hiện tại và tương lai theo dự báo.
- Tiến hành quy trình tuyển dụng, thực hiện sàng lọc ứng viên.
- Tối ưu trải nghiệm ứng viên.
- Duy trì và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Giám sát các nhân viên tuyển dụng.
- Tham dự và tổ chức các hội chợ việc làm, các trung tâm hoặc sự kiện việc làm.
- Tạo mối quan hệ với các đối tác tuyển dụng như trường đại học, nền tảng tuyển dụng.
- Dựa vào số liệu thu thập được lập báo cáo và xác định các yếu tố cần cải thiện để tối ưu công việc.
2.2 Trách nhiệm
- Trực tiếp xây dựng các phễu thu hút nhân tài từ đầu, từ một nhân sự chưa có kinh nghiệm gì, trải qua từng bước để có thể chạm tới vị trí mong muốn. Đồng thời họ cũng phải đảm bảo chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực cho các vị trí cần tuyển trong hiện tại và tương lai.
- Tạo dựng mối quan hệ với các trường đại học, các trang tuyển dụng nguồn lớn, có uy tín cũng là một phần công việc quan trọng của Talent Acquisition Manager bởi đa số các Talent Acquisition Manager sẽ kiếm được nguồn nhân lực dồi dào từ đây.
- Talent Acquisition Manager là người dự trù kinh phí tuyển dụng, đề xuất kinh phí hằng năm cho hoạt động của ban quản trị và cam kết đảm bảo đầu ra cho các vị trí cần thiết của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm về dự đoán nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và so sánh với nguồn cung nhân lực thực tế.
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đánh giá và xây dựng các chương trình, xúc tiến huấn luyện đội ngũ tuyển dụng trong doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các sự kiện thu hút tuyển dụng cho doanh nghiệp.
- Đo lường và đánh giá, đưa ra các phán đoán về chỉ số tuyển dụng từ phễu và các công việc khác liên quan.
2.3 KPI công việc
- Tổng số CV thu được trong chiến dịch tuyển dụng
- Tỷ lệ ứng viên qua mỗi vòng tuyển dụng
- Tỷ lệ ứng viên qua vòng phỏng vấn
- Tỷ lệ ứng viên vào vòng thử việc
- Tỷ lệ ứng viên trở thành nhân viên chính thức
- Các chỉ số thể hiện hiệu quả quảng cáo tuyển dụng
- Thời gian chiêu mộ các ứng viên tài năng
2.4 Quyền hạn
Talent Acquisition Manager có các quyền hạn gắn liền với các công việc sau:
- Hoạch định chiến lược
- Hoạch định nguồn nhân lực
- Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
- Xây dựng mối quan hệ với các ứng viên
- Đo lường và dự đoán
- Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- Tạo nguồn ứng viên
- Quản lý dữ liệu về nhân sự
2.5 Tiêu chuẩn ứng tuyển
- Sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học với chuyên ngành có liên quan đến nhân lực, nhân sự, con người.
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Talent Acquisition Consultant, Talent Acquisition Manager hoặc các vị trí tương tự.
- Hiểu được tính chất công việc Talent Acquisition Manager là gì.
- Từng có kinh nghiệm trong việc thiết lập các chương trình đào tạo theo cấp bậc.
- Biết cách sử dụng và áp dụng các công cụ hỗ trợ để quản lý ứng viên.
- Quản lý và sử dụng tốt các trang mạng xã hội và các kênh truyền thông online khác để tiếp cận các ứng viên tiềm năng.
- Có kinh nghiệm tổ chức các sự kiện offline nhằm chiêu mộ ứng viên tiềm năng.
- Có khả năng làm việc teamwork, dẫn dắt và lãnh đạo đội nhóm.
- Biết cách xây dựng các mối quan hệ lâu dài và uy tín với đối tác như trường đại học, đơn vị đào tạo, trang tin tuyển dụng…
Ngoài ra Talent Acquisition Manager cần sở hữu các kỹ năng khác như:
- Giao tiếp, thuyết trình
- Đàm phán, thuyết phục
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ
- Phân tích tình huống và ra quyết định
- Tư duy chiến lược
- Tư duy tập trung vào kết quả cuối cùng
- Quản lý thời gian, dự án
- Tạo ảnh hưởng với cấp dưới
- Quản trị rủi ro
3. Bộ câu hỏi phỏng vấn Talent Acquisition Manager
- Hãy kể về một chương trình đào tạo ứng viên bạn đã thực hiện. Bạn đánh giá hiệu quả của chương trình đó như thế nào? Bạn có rút được kinh nghiệm gì trong quá trình thực hiện?
- Bạn thường sử dụng kênh truyền thông online hay offline để hỗ trợ việc tuyển đầu vào?Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn nghĩ kênh truyền thông nào là kênh hiệu quả nhất ?
- Bạn hãy nêu ý tưởng về một sự kiện cho các sinh viên sắp tốt nghiệp, với mục đích thu hút những ứng viên có nhu cầu được đào tạo trở thành một phần của doanh nghiệp trong tương lai. Hãy nêu các hoạt động chính và lịch trình dự kiến.
- Là một Talent Acquisition Manager bạn sẽ quản lý đội nhóm Recruiter dựa trên các tiêu chí nào? Bạn sẽ làm gì để thúc đẩy toàn bộ đội ngũ làm việc năng suất nhất?
- Bạn sử dụng công cụ nào để quản lý tài liệu đào tạo ứng viên và quản lý ứng viên.
4. Kết luận
Trên đây là mô tả công việc Talent Acquisition Manager mà MISA AMIS HRM đã tổng hợp cho HR và các ứng viên tham khảo. Dự kiến đây sẽ là một trong những công việc có sức hút mạnh mẽ trong tương lai gần. Nếu bạn quan tâm tới nghề Talent Acquisition Manager và muốn thử sức ở vị trí này, hãy trau dồi kiến thức và kỹ năng về quản lý nhân sự, thu hút nhân tài ngay từ bây giờ.