Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Xu hướng nổi bật tại Việt Nam (2023)

28/09/2023
372

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Xu hướng nổi bật và giải pháp hiệu quả

Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Và chuyển đổi số trong nông nghiệp trở thành yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực này.

Bằng cách tận dụng công nghệ, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa sản xuất, cải thiện chất lượng, mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận. Vậy chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? Giải pháp nào giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả? Cùng MISA tìm hiểu nhé.

1. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình áp dụng công nghệ vào hoạt động nông nghiệp từ khâu sản xuất, chế biến cho đến phân phối, đến tiêu thụ sản phẩm.

Nền nông nghiệp số ứng dụng các công nghệ hiện đại như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, IoT vào trong toàn bộ hoạt động. Điều này giúp các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô hình hiện đại và thông minh hơn.

Nền nông nghiệp số ứng dụng các công nghệ hiện đại như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, IoT vào trong toàn bộ hoạt động, là một biểu hiện rõ ràng của chuyển đổi số trong nông nghiệp

2. Lợi ích của chuyển đổi số đối với ngành nông nghiệp

Chuyển đổi số đem lại cho ngành nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp, hộ nông dân rất nhiều lợi ích. Nó giúp tăng cường hiệu suất, giảm chi phí, mở rộng thị trường, và làm cho ngành nông nghiệp trở nên linh hoạt hơn trong việc ứng phó với thách thức hiện đại.

Giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động: Với phương pháp điều khiển từ xa và sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh có thể giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Big Data, công nghệ sinh học sẽ giúp doanh nghiệp, nông dân phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai, ánh sáng và chất lượng các loại cây trồng. Từ đó, người nông dân, doanh nghiệp sẽ có quyết định đúng đắn hơn trong hoạt động nuôi trồng.

Mở rộng thị trường: Chuyển đổi số cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử và tiếp thị trực tuyến. Điều này giúp mở rộng thị trường và tạo ra cơ hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Các doanh nghiệp nông nghiệp có thể sử dụng dữ liệu từ cảm biến và các nguồn thông tin khác để dự đoán, đưa ra các biện pháp phòng ngừa khi có dấu hiệu của thảm họa hoặc biến đổi khí hậu.

Lợi ích của chuyển đổi số đối với ngành nông nghiệp

3. Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, ngành nông nghiệp ở nước ta được tổ chức theo 3 hình thức chủ yếu, bao gồm: Hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm ngày 1/7/2020, Việt Nam có hơn 9.123.000 đơn vị theo ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp, trong đó, hơn 7.471 doanh nghiệp, 7.418 hợp tác xã, 9.108.000 hộ. Đây là các đơn vị tham gia trực tiếp trong quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp nước ta.

Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam

3.1. Thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nông nghiệp

Khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ & CSIRO năm 2019 về mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp nông nghiệp đã chỉ ra rằng:

  • 35% các doanh nghiệp nông nghiệp có kế hoạch đầu tư vào công nghệ mới
  • 69% ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh
  • 63% doanh nghiệp cho rằng phân tích dữ liệu theo thời gian thực có tầm quan trọng cao trong hoạt động sản xuất
  • 43% doanh nghiệp gặp khó khăn về ngân sách cho chuyển đổi số

Thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nông nghiệp

3.2. Thực trạng chuyển đổi số tại các hộ nông dân

Về mức độ chuyển đổi số tại các hộ nông dân, khảo sát cũng chỉ ra kết quả:

  • 46% hộ nông dân cho rằng công nghệ tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
  • 39% hộ nông dân khó khăn về cập nhật thông tin
  • 18% hộ nông dân ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh
  • 15% hộ lên kế hoạch đầu tư vào giải pháp công nghệ mới

Thực trạng chuyển đổi số tại các hộ nông dân

Giữa doanh nghiệp và hộ nông dân có sự khác biệt về sự ưu tiên trong chuyển đổi số. Các doanh nghiệp nông nghiệp ưu tiên công nghệ tự động hóa, máy móc, cảm biến và thu thập dữ liệu. Còn các hộ lại ưu tiên công nghệ hỗ trợ việc đưa ra quyết định tức thời.

3.3. Khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp

Mặc dù nhận thức thức rõ về tầm quan trọng nhưng quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn diễn ra khá chậm. Điều này xuất phát từ những thách thức như:

  • Nhận thức và trình độ của nông dân còn hạn chế: Chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp thấp nên khó tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến. Đồng thời cả doanh nghiệp và hộ nông dân đều thiếu hiểu biết về thương mại điện tử.
  • Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ và phân tán: Việc khai thác đất trong sản xuất nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai các hợp đồng chuyển nhượng đất.
  • Người dân và doanh nghiệp đều thiếu vốn để ứng dụng chuyển đổi số: Ngành nông nghiệp chưa thu hút được vốn FDI nên doanh nghiệp, nông dân khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trong nước.
  • Cơ sở dữ liệu khoa học đồng bộ về môi trường, thị trường, công nghệ còn thiếu, việc tổng hợp dữ liệu cũng gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp

4. Xu hướng chuyển đổi số trong nông nghiệp

4.1. Sử dụng nhà máy thông minh trong công nghiệp chế biến

Đây là xu hướng ứng dụng các công nghệ như: IoT, phân tích dữ liệu lớn, AI, robotics, học máy,… để tối ưu, tự động hóa quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Xây dựng nhà máy thông minh hỗ trợ ngành nông nghiệp cải tiến quá trình hoạt động, giảm chi phí, tối ưu năng suất và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Bên cạnh đó, nhà máy thông minh giúp xây dựng ngành nông nghiệp xanh, bền vững thông qua kiểm soát các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn vệ sinh,…

4.2. Nông nghiệp chính xác

Nông nghiệp chính xác là một hệ thống sử dụng công nghệ và dữ liệu để tối ưu hóa quy trình sản xuất, chăm sóc cây trồng, động vật, nguồn tài nguyên. Mục tiêu của nông nghiệp chính xác là tăng cường hiệu suất, giảm lãng phí tài nguyên, cải thiện chất lượng sản phẩm và đảm bảo bền vững trong ngành nông nghiệp.

Nông nghiệp chính xác

Các công nghệ được sử dụng trong nông nghiệp chính xác bao gồm:

  • Thu thập dữ liệu theo thời gian thực
  • IoT
  • Ứng dụng vệ tinh, máy bay không người lái
  • Hệ thống GIS
  • Bản đồ mặt đất,…

4.3. Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số

Đây là hệ sinh thái với sự tham gia, hợp tác của nhiều chủ thể trong nền kinh tế như: Chính phủ, doanh nghiệp công nghệ, hộ nông dân/doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp, doanh nghiệp phân phối bán lẻ, tổ chức tài chính, người tiêu dùng,…

Mỗi chủ thể đều có một vai trò riêng và liên kết với nhau, tạo nên hệ sinh thái thúc đẩy hoạt động của ngành nông nghiệp.

Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số giúp bà con nông dân và doanh nghiệp làm nông có cơ sở vững chắc

4.4. Mở rộng bán hàng đa kênh

Không bị bó buộc bởi kênh bán hàng truyền thống, ngành nông nghiệp dần mở rộng kênh bán hàng của mình như thương mại điện tử, bán hàng/livestream trên các nền tảng trực tuyến,… Điều này cho phép nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

4.5. Nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ đang trở thành một ưu tiên quan trọng để cung cấp giá trị tốt hơn cho người tiêu dùng và tạo ra sự cạnh tranh cho doanh nghiệp nông nghiệp.

Để làm được điều này, doanh nghiệp nông nghiệp cần dịch chuyển lên môi trường online bằng việc xây dựng các cửa hàng trực tuyến, thực hiện giao dịch và chăm sóc khách hàng trực tuyến. Đồng thời, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để cung cấp cho họ trải nghiệm ngày càng tốt hơn.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ

5. Một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp

5.1. Áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp

  • IoT và cảm biến trên cánh đồng: Hệ thống máy móc xung quanh cánh đồng được gắn cảm biến và kết nối internet. Vị trí lắp đặt cảm biến được tính toán cẩn thận để có thể bao quát toàn bộ cánh đồng. Nhờ đó, người trồng có thể nắm bắt được tình trạng của cây và thực hiện các thay đổi phù hợp.
  • Học máy và phân tích: Học máy dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gen tốt nhất, sản phẩm bán chạy và bán chậm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác.
  • Máy bay không người lái giám sát cây trồng: Thiết bị này có thể sử dụng để giám sát cây trồng, phun thuốc bảo vệ thực vật từ trên cao với hiệu suất lớn, xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất, phân tích, mô hình hóa cây trồng.

Máy bay không người lái giám sát và chăm sóc cây trồng

5.2. Liên kết chuỗi giá trị

Đây là quá trình liên kết các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Trong chuyển đổi số, công nghệ sẽ nằm ở vị trí trung tâm, các thành phần khác tương tác, kết nối chặt chẽ với nhau. Ví dụ, kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường hoặc kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường.

Liên kết chuỗi giá trị

5.3. Thay đổi phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, doanh nghiệp cần thay đổi cả phương thức quản trị. Khi đó, doanh nghiệp mới có thể tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất của các bộ phận khối văn phòng.

Để chuyển đổi số phương thức quản trị hoạt động, các doanh nghiệp nông nghiệp sẽ cần số hóa quy trình; tối ưu hóa công tác tài chính – kế toán, nhân sự, bán hàng, điều hành; hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác.

Thay đổi phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp

Số hóa quy trình: Thực hiện số hóa ở tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch đến nhập kho, phân phối. Doanh nghiệp cũng cần số hóa việc tương tác với các bên liên quan trong hệ thống nông nghiệp.

Số hóa công tác tài chính – kế toán: Ứng dụng các phần mềm để quản lý kho, chi phí, doanh thu, hóa đơn, công nợ,… cho đến phân tích báo cáo. Kế toán viên có thể làm việc từ xa, kết nối dữ liệu với hệ thống CRM, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng,…

Số hóa công tác bán hàng: Ứng dụng công nghệ để quản lý bán hàng tại chi nhánh/cửa hàng, quản lý nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng,…

Số hóa công tác hành chính – nhân sự: Ứng dụng công nghệ để chấm công, tự động tính lương, đánh giá, đào tạo, tuyển dụng,…

Hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác: Áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào canh tác giúp nông dân đạt được năng suất, hiệu quả cao hơn. Đồng thời, tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái cũng được hưởng lợi ích.

MISA AMIS là nền tảng chuyển đổi số toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp. Với MISA AMIS, doanh nghiệp có thể chuyển đổi số toàn diện mọi nghiệp vụ từ Tài chính – Kế toán, Bán hàng, Nhân sự cho đến Điều hành – Quản trị.

sơ đồ quản trị tổng thể misa amis

Đồng thời, giải pháp MISA AMIS hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp một cách hiệu quả như:

  • Liên kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
  • Liên kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý
  • Liên kết giữa doanh nghiệp và nhà phân phối

Dùng ngay miễn phí

6. Kết luận

Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có góc nhìn rõ ràng về chuyển đổi số trong nông nghiệp và có định hướng rõ ràng hơn để áp dụng thành công cho doanh nghiệp.

Nếu cần được tư vấn, tìm hiểu giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hãy trò chuyện với đội ngũ chuyên gia hoặc đăng ký tư vấn để được hỗ trợ nhé.

Xem thêm:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả