Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước: Giải pháp hiệu quả nhất

28/09/2023
381

Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước: Phạm vi và giải pháp thực thi

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Cơ quan nhà nước cũng là đơn vị tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số. Hiện nay, hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước đang được ứng dụng và triển khai trong tất cả các bộ, ngành, lĩnh vực.

Vậy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước cụ thể là gì? Giải pháp nào để thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay.

1. Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì?

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của cơ quan trung ương cũng như chính quyền số của chính quyền địa phương các cấp. Hiểu đơn giản hơn, đây chính là việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động nhằm cải thiện hiệu suất, tăng tính minh bạch của các cơ quan cơ quan nhà nước.

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước tập trung vào các nhiệm vụ chính như sau:

  • Phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt.
  • Tạo lập dữ liệu về kinh tế – xã hội phục vụ ra quyết định chính sách.
  • Tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế.
  • Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

Cổng dịch vụ công quốc gia

2. Lợi ích của chuyển đổi số các cơ quan nhà nước

Chuyển đổi số đã và đang mang lại những tác động tích cực cho cơ quan nhà nước, địa phương, người dân và doanh nghiệp.

2.1. Đối với cơ quan nhà nước

  • Tăng cường tính minh bạch: Chuyển đổi số giúp cơ quan nhà nước công bố, chia sẻ thông tin và dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Người dân và doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thông tin về các chủ trương, chính sách cũng như hoạt động của cơ quan nhà nước nhanh chóng.
  • Nâng cao hiệu suất: Các công nghệ số hóa giúp cải thiện quy trình làm việc bằng cách cung cấp dịch vụ trực tuyến, giảm bớt các thủ tục giấy tờ và công việc lặp lại.
  • Tiết kiệm chi phí: Chuyển đổi số có thể giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào giấy tờ và tiết kiệm được chi phí và thời gian cho cơ quan nhà nước.
  • Quản lý dữ liệu tốt hơn: Cơ quan nhà nước có thể quản lý và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả cũng như bảo mật để đưa ra các quyết định chiến lược.
  • Tăng cường tương tác với người dân: Các nền tảng trực tuyến cho phép cơ quan nhà nước tương tác nhanh chóng và hiệu quả với người dân và nhận phản hồi từ họ.

Lợi ích chuyển đổi số đối với cơ quan nhà nước

2.2. Đối với địa phương

  • Tối ưu việc quản lý tài nguyên: Các hệ thống số hóa giúp quản lý nguồn nhân lực và tài nguyên địa phương một cách hiệu quả hơn. Từ đó, chính quyền địa phương có thể giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quản lý dự án.
  • Tối ưu hóa quy trình hoạt động: Chuyển đổi số cho phép chính quyền địa phương cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, tăng cường tiện ích và tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.
  • Tính minh bạch và trách nhiệm: Các hệ thống số hóa giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của chính quyền địa phương.
  • Cải thiện khả năng đối phó với tình huống khẩn cấp: Các hệ thống số hóa giúp quản lý thông tin và tăng cường khả năng đối phó với tình huống khẩn cấp như thảm họa tự nhiên hoặc tình hình an ninh.
  • Bảo mật thông tin: Chuyển đổi số đi kèm với các biện pháp bảo mật thông tin để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và thông tin của cộng đồng địa phương.

Lợi ích chuyển đổi số đối với địa phương

2.3. Đối với Người Dân

  • Tiện lợi khi tiếp cận dịch vụ công: Chuyển đổi số mang lại sự tiện lợi cho người dân bằng cách cung cấp dịch vụ trực tuyến, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Tiếp cận thông tin nhanh chóng: Người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về quyết định chính trị, dịch vụ công cộng và chính sách, từ đó tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định.
  • Tăng cường tương tác: Các kênh trực tuyến cho phép người dân tương tác với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương, gửi phản hồi và đóng góp ý kiến. Từ đó, họ có thể tham gia vào quyết định chính trị và giúp cải thiện dịch vụ.

Lợi ích chuyển đổi số đối với người dân

3. Thách thức của chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước đã được hưởng ứng, triển khai và ứng dụng vào các bộ, ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, để chuyển đổi số một cách đồng bộ, hiệu quả thì đây là một quá trình khó khăn và đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như sự tham gia mạnh mẽ của cả chính phủ, bộ, ban ngành, địa phương.

Dưới đây là một vài thách thức cần được giải quyết khi ứng dụng chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước:

  • Đối với cơ quan nhà nước: Sự dẫn dắt, lãnh đạo của người đứng đầu quyết định đến sự thành công của chuyển đổi số. Thách thức lớn nhất cho cơ quan nhà nước là nhận thức và sự vào cuộc thực sự của người đứng đầu, là chuyện dám làm hay không dám làm.
  • Đối với tổ chức: Sự thay đổi đòi hỏi các tổ chức phải triển khai giải pháp công nghệ số – điều mà họ chưa từng có tiền lệ, chưa hề có kinh nghiệm. Chính vì vậy, kỹ năng và môi trường pháp lý là những thách thức mà các tổ chức đang gặp phải.
  • Đối với người dân: Quá trình thực hiện chuyển đổi số yêu cầu người dân phải thích ứng và có kỹ năng sử dụng được công cụ kỹ thuật số, ví dụ như điện thoại di động. Bên cạnh đó, văn hóa sống và thói quen của người dân cũng cần được thay đổi để phù hợp hơn với môi trường số. Do đó, kỹ năng số, thói quen, văn hóa sống trong môi trường số của người dân là một trong những thách thức lớn.

Thách thức của chuyển đổi số cơ quan nhà nước

4. Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước như thế nào?

4.1. Triển khai hạ tầng

Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số cơ quan nhà nước cần được xây dựng dựa trên mô hình kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán, giữa trung ương và địa phương.

Định hướng chung cho việc triển khai hạ tầng là tối đa hóa, tập trung hóa những hạ tầng chia sẻ, dùng chung quy mô quốc gia; tối thiểu hóa việc xây dựng hạ tầng dùng riêng tại các bộ, ngành, địa phương; ứng dụng hiệu quả điện toán đám mây để kết nối, chia sẻ hạ tầng, nền tảng, dịch vụ.

4.2. Sử dụng các nền tảng

Phát triển chính phủ điện tử dựa trên hệ thống thông tin là chính. Phát triển chính phủ số dựa trên nền tảng là chính. Chính vì vậy, cơ quan nhà nước cần xác định các nền tảng cần thiết, đánh giá thời gian triển khai, cũng như hiệu quả.

Thông thường, một cơ quan nhà nước khi đầu tư hệ thống thông tin thường mất từ 1 năm đến vài năm, đồng thời cần có đội ngũ chuyên môn vận hành, quản lý.

Chính phủ số xây dựng các nền tảng online tiện dụng

Một cơ quan nhà nước khi sử dụng các nền tảng thường chỉ mất vài tuần, để thiết lập cấu hình và hướng dẫn sử dụng, không cần có đội ngũ chuyên môn vận hành, quản lý, vì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nền tảng thực hiện việc này.

4.3. Chia sẻ dữ liệu

Chia sẻ dữ liệu là điều kiện tiên quyết để cung cấp dịch vụ số, đơn giản hóa quy trình, thay đổi mô hình tổ chức, cách thức cung cấp dịch vụ. Đây cũng là cơ sở để phát triển các dịch vụ đổi mới, sáng tạo dựa trên dựa liệu, bao gồm dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.

Việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện qua các nền tảng số. Mỗi bộ, ngành, địa phương có một nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của mình (LGSP) để tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ, đồng thời là đầu mối kết nối với các bộ, ngành, địa phương khác thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).

chia sẻ dữ liệu

4.4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến có 4 mức độ cụ thể như sau:

Mức độ 1: Bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính.

Mức độ 2: Đáp ứng mức độ 1 đồng thời cho phép người dùng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Dịch vụ công có 4 mức, là biểu hiện quá trình chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước

5. MISA góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước

MISA đã và đang tích cực tham gia đồng hành cùng Chính phủ trong Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia bằng việc cung cấp các nền tảng Chuyển đổi số Make in Vietnam xuất sắc, đóng góp vào cả 3 trụ cột: Chính phủ số, Kinh tế số và xã hội số. Trong đó, nổi bật là các nền tảng như:

  • Nền tảng quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov
  • Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS
  • Nền tảng giáo dục MISA EMIS
  • Nền tảng Quản lý cán bộ, công chức, viên chức MISA QLCB

Các nền tảng sản phẩm dịch vụ của MISA không chỉ đáp ứng các yêu cầu về mặt nghiệp vụ của khách hàng mà luôn tiên phong ứng dụng công nghệ hiện tiên tiến nhất của cuộc Cách mạng 4.0 nhằm đem lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng, giúp khách hàng có công cụ làm việc thông minh hơn, chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn.

Bằng những đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực CNTT nói riêng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước nói chung, MISA vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, Cờ thi đua Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng rất nhiều Bằng khen của các ban ngành, hiệp hội và UBND các tỉnh, thành phố.

Tại lễ công bố “TOP 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2020” do VINASA tổ chức, Công ty Cổ phần MISA đã có mặt ở cả 2 hạng mục: Top 10 doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số và Top 10 doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ điện tử.

Đây chính là sự khẳng định cho chất lượng và vị thế của MISA trong công cuộc chuyển đổi số đang được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh và các tổ chức, doanh nghiệp hưởng ứng tích cực.

sơ đồ quản trị tổng thể misa amis

6. Kết luận

Hy vọng rằng, với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, bạn đọc đã có hình dung rõ ràng hơn về chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước. Nếu cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cần tư vấn triển khai chuyển đổi số cũng như tìm hiểu các nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc của MISA, hãy để lại thông tin để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Trải nghiệm miễn phí nền tảng chuyển đổi số toàn diện MISA AMISđăng ký nền tảng chuyển đổi số

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả