Quản trị doanh thu khách sạn & các công cụ góp phần nâng cao hiệu quả QTKD

13/09/2023
751

Đối với ngành kinh doanh khách sạn, việc quản trị doanh thu giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị. Qua bài viết, MISA AMIS Kế toán tổng hợp các loại doanh thu chính từ khách sạn và ý nghĩa của việc quản trị doanh thu khách sạn cũng như giới thiệu các công cụ chính để quản trị doanh khách sạn hiệu quả.

1. Tổng quan về quản trị doanh thu khách sạn

1.1. Các loại doanh thu khách sạn

Riêng đối với ngành kinh doanh khách sạn thì doanh thu khách sạn đến từ nhiều nguồn:

Hình 1: Doanh thu khách sạn đến từ nhiều nguồn
  • Doanh thu từ dịch vụ cho thuê phòng

Nguồn thu từ dịch vụ cho thuê phòng là nguồn doanh thu chính và quan trọng nhất của mỗi khách sạn. Tùy theo quy mô của khách sạn mà nguồn doanh thu này đóng góp từ 30 – 90% tổng doanh thu. 

  • Doanh thu từ dịch vụ F&B

Dịch vụ F&B (Food and Beverage Service) là bộ phận nhà hàng và quầy uống trong khách sạn, chịu trách nhiệm cung cấp thức ăn và đồ uống cho thực khách và cả đội ngũ nhân viên làm việc tại khách sạn (đặc biệt khách sạn 4-5 sao), đồng thời cung ứng dịch vụ tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc cưới, buffet cho hội thảo, liên hoan cuối năm… 

Đây cũng là một dịch vụ đem lại một nguồn thu không nhỏ cho các khách sạn.

  • Doanh thu từ cung cấp dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo

Dịch vụ cung cấp không gian tổ chức hội nghị, hội thảo cho các công ty, cơ quan, tổ chức, đơn vị… cũng góp một phần vào doanh thu khách sạn. Với những khách sạn có phòng tổ chức hội nghị, hội thảo có sức chứa lớn thường được chọn làm nơi tổ chức những sự kiện quan trọng. Điều này vừa giúp khách sạn có doanh thu vừa là cơ hội để quảng bá hình ảnh của khách sạn đến nhiều đối tượng khách hàng.

  • Doanh thu từ dịch vụ giặt là

Đi kèm với việc sử dụng dịch vụ thuê phòng, khách hàng thường sử dụng các dịch vụ tại khách sạn để phục vụ nhu cầu cá nhân như dịch vụ giặt là. Doanh thu từ dịch vụ này thường phát sinh ở các khách hàng nghỉ dưỡng dài ngày hoặc đi công tác.

  • Doanh thu từ dịch vụ spa, massage và các dịch vụ vui chơi giải trí khác

Hiện nay, hầu như khách sạn quy mô lớn nào cũng đều có dịch vụ spa, massage, bar, pub, club, karaoke, casino… Những khách sạn nào càng có nhiều loại hình dịch vụ giải trí đa dạng thì càng thu hút được nhiều khách và mang lại nhiều doanh thu. 

Như vậy có thể thấy rằng, các khách sạn đều có thể phát sinh doanh thu từ rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Quản trị doanh thu tốt sẽ giúp doanh thu được tăng trưởng ổn định, góp phần vào việc gia tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. 

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn hạch toán kế toán công ty du lịch – lữ hành

1.2. Quản trị doanh thu là gì và ý nghĩa của việc quản trị doanh thu đối với khách sạn

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu quản trị là gì. Thuật ngữ này được giải thích bằng nhiều cách khác nhau tuy nhiên về tổng quan có thể hiểu quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là quá trình các chủ doanh nghiệp hoạch định, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra kiểm soát hiệu quả hoạt động.

Vậy có thể hiểu quản trị doanh thu là cách mà các nhà quản lý sử dụng một loạt các biện pháp nhằm dự đoán hành vi của khách hàng, tối ưu hoá sản phẩm, dịch vụ và giá bán nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận.

Quản trị doanh thu sẽ giúp chủ khách sạn và những nhà quản lý điều hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh, marketing, tiếp thị trong việc định hướng hoạt động kinh doanh khách sạn. 

Việc quản trị doanh thu giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh và đặt ra những mục tiêu kinh doanh phù hợp, dự đoán được tình hình kinh doanh trong tương lai để có những phản ứng kịp thời, hướng tới việc xây dựng một hệ thống vững chắc, có định hướng mục tiêu rõ ràng và hiệu quả.

Quản trị doanh thu trong ngành khách sạn liên quan mật thiết đến việc dự đoán nhu cầu của khách hàng với mục đích hợp lý hóa quy trình bán hàng, cho phép các khách sạn bán đúng giá, cho đúng khách hàng, vào đúng thời điểm. 

Khi được tiến hành một cách chính xác, quản trị doanh thu có thể là một chiến lược hiệu quả, giúp các khách sạn nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mình.

Xét về cách thức quản trị doanh thu khách sạn thì hiện nay các khách sạn lớn đều áp dụng các kỹ thuật phân tích nhằm dự đoán trước các hành vi tiêu dùng cũng như xây dựng các dự báo doanh thu trên nền tảng sử dụng yếu tố công nghệ và hệ thống báo cáo quản trị.

2. Các công cụ để quản trị doanh thu khách sạn

Hình 2: Các công cụ để quản trị doanh thu khách sạn

2.1. Xây dựng chiến lược bán hàng

Trong một khách sạn thì bộ phận chịu trách nhiệm quản trị doanh thu trong khách sạn sẽ chịu trách nhiệm việc phân tích, hoạch định chiến lược bán và giá bán cho từng phân khúc khách hàng, từng kênh bán hàng, kiểm soát quỹ phòng, đưa ra dự đoán (forecasting) kinh doanh nhằm tối ưu hóa doanh thu và hướng tới việc đạt mục tiêu kinh doanh đề ra của khách sạn. 

Bộ phận này phải nắm và hiểu sâu về hoạt động kinh doanh của khách sạn. Khi xây dựng chiến lược bán hàng phải xác định được các vấn đề, ví dụ như mục tiêu kinh doanh của các khách sạn trong từng thời kỳ là gì? Hoạt động bán hàng và tiếp thị của khách sạn ra sao? Khách hàng mục tiêu của khách sạn là ai? Sản phẩm đang cung cấp cho khách hàng là gì? Xây dựng giá bán sao cho phù hợp? Bán giá nào cho những khách hàng nào ở những kênh nào…

2.2. Phân tích đánh giá các chỉ số đo lường doanh thu quan trọng

Nhà quản trị khách sạn cần hiểu rõ và theo dõi sát sao các chỉ báo về doanh thu dựa trên các chỉ số quản trị doanh thu khách sạn. Dưới đây là tổng hợp 6 chỉ số hiệu suất cần thiết và quan trọng hàng đầu đối với quản trị doanh thu khách sạn:

Hình 3: Tổng hợp 6 chỉ số hiệu suất cần thiết và quan trọng hàng đầu đối với quản trị doanh thu khách sạn

3. Các báo cáo quản trị doanh thu – báo cáo chi tiết doanh thu

Việc đưa ra các chiến lược về giá, chiến lược phân phối nguồn lực cho các kênh doanh thu. Việc đánh giá hiệu quả của một chuỗi các ứng dụng trên từ phân tích data, ứng dụng phân tích hành vi, và các chiến lược quản trị doanh thu trong khách sạn được các nhà quản trị tổng hợp và thể hiện trên các báo cáo quản trị doanh thu. Báo cáo quản trị doanh thu sẽ giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan để kịp thời điều chỉnh các kế hoạch cũng như các chiến lược kinh doanh của mình.

Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu cách xây dựng Báo cáo chi tiết doanh thu để quản trị kinh doanh khách sạn hiệu quả. 

  • Về báo cáo chi tiết doanh thu 

Báo cáo chi tiết doanh thu là báo cáo trình bày chi tiết về giá trị các loại doanh thu phát sinh theo từng đối tượng khách hàng, theo từng loại hình dịch vụ, theo từng nhân viên kinh doanh… hoặc phân chia theo các tiêu chí khác trong một khoảng thời gian nhất định của khách sạn. 

Tùy thuộc từng loại báo cáo, nhìn vào báo cáo chi tiết doanh thu, các nhà quản trị khách sạn có thể biết được loại hình dịch vụ nào tạo ra doanh thu chính cho khách sạn, cũng như thời điểm tạo ra doanh thu lớn trong năm là thời điểm nào để có kế hoạch quản trị phù hợp.

  • Tầm quan trọng của báo cáo chi tiết doanh thu

Báo cáo chi tiết doanh thu có thể được sử dụng theo nhiều mục đích. Một là phát triển các tỷ lệ có thể xác định các lĩnh vực/sản phẩm/dịch vụ cần cải thiện của một khách sạn, chẳng hạn như tỷ suất lợi nhuận gộp (được tính bằng tỷ suất lợi nhuận gộp chia cho doanh thu) và tỷ suất lợi nhuận ròng (được tính bằng lãi hoặc lỗ ròng chia cho doanh thu).

Ví dụ, theo dõi doanh thu các phòng, trong đó có phân loại các hạng phòng trong kỳ báo cáo theo thời gian, để xem liệu có bất kỳ sự đột biến hoặc sụt giảm nào trong dữ liệu về dòng tiền kinh doanh của từng loại phòng (có thể gắn với sự biến động theo mùa vụ, theo đối tượng khách thay đổi…), nó có thể cho thấy sự hiện diện của các vấn đề mà ban quản lý điều hành khách sạn cần tìm hiểu nguyên nhân để cải thiện vấn đề hay không.

Đọc thêm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là gì? Cách tính và vai trò cụ thể

  • Cách xây dựng báo cáo chi tiết doanh thu khách sạn

Các chỉ tiêu trên báo cáo chi tiết doanh thu: Không có mẫu biểu hoặc quy tắc bắt buộc nào khi xây dựng báo cáo doanh thu. Tuy nhiên, sẽ có một vài các tiêu chí thường được thể hiện trong báo cáo, bao gồm:

– Doanh thu (có thể phân chia theo khu vực, thời gian, loại phòng, khách hàng, loại hình dịch vụ…)

– Tỷ lệ tăng trưởng của từng loại doanh thu (nếu báo cáo chi tiết theo loại hình dịch vụ)

– Chi phí phát sinh liên quan đến từng loại hình dịch vụ

– Tỷ lệ lãi gộp

– Tỷ trọng lãi gộp của từng loại hình dịch vụ trong tổng lãi gộp phát sinh trong kỳ

4. Phân tích báo cáo nhằm quản trị doanh thu hiệu quả

Nếu chỉ đơn giản “viết lại” các con số doanh thu phát sinh trong một kỳ thì ban quản trị sẽ chưa biết được vấn đề “sức khỏe” của khách sạn nằm ở đâu? Nhưng nếu có thêm các so sánh giữa các khu vực, giữa ước tính và thực tế, giữa các nhân viên kinh doanh… thì điều đó sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá được sự vận hành của các khách sạn.

Để đáp ứng các yêu cầu quản trị khác nhau của khách sạn thì bộ phận kế toán có thể phối hợp với các bộ phận khác để lập các báo cáo doanh thu theo yêu cầu của ban giám đốc ví dụ như phân tích báo cáo doanh thu theo từng khách sạn, khu vực, loại phòng… Hiện nay, phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS có hỗ trợ kết nối liên thông với phần mềm CRM để đồng bộ dữ liệu từ đó cho phép Nhà quản trị xem được các báo cáo phân tích doanh số theo thị trường, nhân viên kinh doanh,… để kịp thời năm bắt tình hình doanh nghiệp.

Hình 5: Mẫu báo cáo phân tích

Khi kết hợp báo cáo doanh thu với các báo cáo nội bộ khác chủ khách sạn/nhà quản trị sẽ nhìn ra được được tình trạng tổng thể hiệu suất kinh doanh hiện tại. Điều quan trọng hơn ban quản trị sẽ biết được bộ phận kinh doanh nào đang có triển vọng, hoặc cần điều chỉnh lại các chính sách Marketing, hay các chiến lược về giá. Công việc của kế toán khách sạn sẽ phải theo sát các mục tiêu doanh thu kế hoạch của ban giám đốc để kịp thời có các đối sách về quản trị chi phí và kiểm soát dòng tiền. 

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

Dùng ngay miễn phí

Tác giả: Nguyễn Thị Trang

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả