Mức lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở có gì khác biệt với lương cơ bản và lương tối thiểu vùng? Tất cả các thông tin xoay quanh “mức lương cơ sở” nhà quản trị nhân sự và kế toán có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của MISA AMIS HRM.
1. Mức lương cơ sở là gì?
Mức lương cơ sở là mức lương được sử dụng làm cơ sở để tính toán lương, phụ cấp và thực hiện các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và các nhân viên khác. Ngoài ra, lương cơ sở cũng được dùng để tính toán các khoản phí hoạt động và sinh hoạt theo quy định của luật pháp.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP, lương cơ sở đóng vai trò là mức căn cứ để:
- Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng cho các đối tượng theo quy định của Nghị định.
- Tính toán các loại chi phí phát sinh phục vụ cho các hoạt động và sinh hoạt.
- Tính toán các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, cũng như tính toán các chế độ được hưởng bởi người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp.
Có thể hiểu lương cơ sở chính là mức lương thấp nhất chưa bao gồm phụ cấp, khen thưởng và các chế độ khách. Nguyên tắc áp dụng lương cơ sở cho thấy mức này sẽ liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thu nhập nói chung.
Khi mức lương cơ sở được điều chỉnh hàng năm thì các khoản người lao động nhận được hoặc phải đóng có thể sẽ biến động. Do đó người lao động cần nắm được mức lương cơ sở hiện hành để đảm bảo quyền lợi của mình.
Ngoài ra thang bảng lương trong doanh nghiệp cũng được tính toán dựa trên mức lương cơ sở. Theo đó các khoản phụ cấp, mức hưởng trợ cấp bảo hiểm không vượt quá 20 lần mức lương cơ sở.
2. Mức lương cơ sở hiện nay mới nhất năm 2024
Căn cứ vào Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở được Chính phủ điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng bắt đầu từ ngày 1/7/2024. Mức lương cơ sở này áp dụng cho công chức, viên chức, cán bộ, lực lượng vũ trang làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội và tổ chức chính trị xã hội được hỗ trợ kinh phí hoạt động bởi ngân sách nhà nước.
Tổng hợp mức lương cơ sở qua các năm. Mức lương cơ sở từ 2019 đến 2020, 2021, 2022 không tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên năm 2023 và 2024 mức lương cơ sở được Chính phủ điều chỉnh tăng hai kỳ liên tiếp. Đây là một bước tiến tích cực để người lao động cải thiện thu nhập.
3. Phân biệt mức lương cơ sở, lương cơ bản, lương tối thiểu vùng
Phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản
Tiêu chí | Lương cơ sở | Lương cơ bản |
Khái niệm | Là cơ sở để tính toán nhiều yếu tố liên quan đến lương:
|
Lương cơ bản là mức lương mà người lao động và người sử dụng lao động tự thoả thuận dựa trên tính chất và yêu cầu của công việc.
Lương cơ bản không bao gồm bất kỳ khoản phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác theo thoả thuận. |
Đối tượng |
|
Là mức lương áp dụng cho tất cả người lao động, bao gồm cả những người làm việc trong và ngoài khu vực nhà nước. Nó đại diện cho mức lương chung được sử dụng trong các chính sách tiền lương cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. |
Cơ sở xác định, điều chỉnh |
Để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người lao động, mức lương cơ sở sẽ phải được điều chỉnh dựa trên:
|
Để điều chỉnh lương cơ bản, cần căn cứ vào các yếu tố sau đây, bên cạnh sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động:
|
Chu kỳ điều chỉnh | Không có chu kỳ thay đổi cố định. |
|
Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
Tiêu chí | Lương cơ sở | Lương tối thiểu vùng |
Khái niệm | Là cơ sở để tính toán nhiều yếu tố liên quan đến lương:
|
Là mức lương thấp nhất trả cho những công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình và phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội. |
Đối tượng |
|
Người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác ngoài khu vực quản lý của nhà nước, và có thể thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. |
Ảnh hưởng | Khi mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng, tất cả các cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng mức tăng lương tương ứng.
Ngoài ra, các mức đóng góp cho Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm hưu trí cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo. |
Chỉ có những người lao động đang nhận mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng mới điều chỉnh mới sẽ được hưởng lợi từ việc tăng lương tối thiểu vùng.
Đối với hầu hết người lao động, mức lương của họ ít chịu ảnh hưởng từ việc tăng lương tối thiểu vùng. |
Chu kỳ để điều chỉnh |
Việc điều chỉnh mức lương cơ sở không tuân theo một chu kỳ cố định. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:
|
Hiện tại, chưa có văn bản cụ thể quy định về chu kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, phần lớn lương tối thiểu vùng thường được thay đổi mỗi năm và thường có hiệu lực từ ngày 1/1 hàng năm. |
>>> Xem thêm: Lương 3P là gì? Cách trả lương 3P cho nhân viên chính xác nhất
4. Nguyên tắc áp dụng mức lương cơ sở để tính lương cơ bản
4.1 Cách tính lương cơ bản cho cán bộ, công nhân viên chức trong khu vực nhà nước
Để tính lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên chức, cần dựa vào mức lương cơ sở và nhiều yếu tố khác. Phương pháp tính lương cơ bản cũng khác nhau giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực nhà nước.
Mức lương cơ sở đã được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật và mang tính cố định cho đến khi có quyết định điều chỉnh mới. Công thức tính lương cơ bản dựa trên lương cơ sở (theo năm tương ứng) và hệ số lương như sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương |
4.2 Cách tính lương cơ bản cho doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước
Đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước, mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng mới nhất.
Lương cơ bản của doanh nghiệp phụ thuộc vào lương tối thiểu vùng của khu vực tương ứng. Đồng thời, lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Đối với lao động đã được đào tạo nghề hoặc có bằng cấp học nghề, lương cơ bản phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
TÍNH LƯƠNG DỄ DÀNG VÀ QUẢN LÝ LƯƠNG TOÀN DIỆN VỚI PHẦN MỀM AMIS TIỀN LƯƠNG
Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều nhân sự và chi nhánh phân tán, việc tính toán lương thưởng có thể trở nên phức tạp và gây khó khăn cho bộ phận C&B. Việc mỗi phòng ban có một công thức tính lương riêng dẫn đến việc tổng hợp lương tốn nhiều thời gian và công sức. Thời gian trả lương lâu làm giảm sự hài lòng của nhân viên.
Để có thể giải quyết những khó khăn trên một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm tính lương hiện đại AMIS Tiền Lương – Sản phẩm chuyên sâu về lương đến từ Công ty cổ phần MISA.
Phần mềm đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp trên 100 nhân sự bởi những tính năng ưu việt sau:
- Tối đa hiệu suất cho HR Tiền Lương: Khai báo chính sách lương, phụ cấp và khấu trừ, cập nhật mức lương cơ sở, tự động tính lương với công thức gợi ý sẵn hoặc tùy chỉnh. Phần mềm tiền lương còn quản lý chi trả lương, công nợ lương và báo cáo. Ngoài ra dữ liệu lương có thể đồng bộ với phần mềm kế toán và phần mềm bảo hiểm xã hội.
- Nhân viên hài lòng với trải nghiệm: AMIS Tiền Lương cho phép nhân viên xem và xác nhận phiếu lương trên máy tính hoặc điện thoại, dễ dàng phản hồi và kết nối với phòng nhân sự thông qua ứng dụng.
- Lãnh đạo có thể kiểm soát tốt: Quản lý toàn diện tình hình chi trả lương và xây dựng chính sách thu nhập, phúc lợi phù hợp với từng vị trí, năng suất làm việc và thâm niên. Nhằm điều chỉnh lương, thưởng và chế độ đãi ngộ định kỳ để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và nhu cầu của nhân viên.
5. Kết luận
Như vậy MISA AMIS HRM đã chia sẻ với bạn đọc lương cơ sở là gì và mức lương cơ sở hiện nay, tổng hợp mức lương cơ sở qua các năm cũng như toàn bộ thông tin về lương cơ sở. Mức lương này là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vậy nên lãnh đạo các đơn vị và nhà quản trị nhân sự cần lưu ý cập nhật mức lương cơ sở mới nhất để áp dụng đúng quy định.