Quy trình thi công xây dựng và những lưu ý doanh nghiệp cần biết

08/08/2023
1475

Thi công xây dựng là một trong những ngành nghề phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, các doanh nghiệp hoặc đơn vị phụ trách phải tạo nên những công trình đúng với yêu cầu, mong muốn của khách hàng thông qua quy trình thi công xây dựng chuẩn xác. 

quy trình thi công xây dựng công trường
Tìm hiểu về các bước trong quy trình thi công xây dựng công trình

I. Thi công xây dựng là gì?

Theo Luật Xây Dựng mới ban hành năm 2022, thi công xây dựng được hiểu là các hoạt động: tạo dựng, xây dựng, lắp đặt thiết bị mới dành cho từng công trình xây dựng trong lần đầu. Ngoài ra có thể bao gồm các hoạt động như: sửa chữa, tu bổ, cải tạo, phục hồi, phá dỡ, bảo trì công trình đang được xây dựng.

Khái niệm thi công xây dựng công trình đã mô tả rõ ràng những hoạt động cần thực hiện. Hoạt động thi công xây dựng có hai chức năng chính: tạo ra từng thành phần trong quá trình xây dựng và góp phần hoàn thiện kết quả cuối cùng của công trình.

Tải miễn phí bộ tài liệu: HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP QUY TRÌNH CHO DOANH NGHIỆP – TẶNG KÈM 50+ MẪU QUY TRÌNH CHI TIẾT TỪNG PHÒNG BAN

II. Quy trình thi công xây dựng

1. Lựa chọn nhà thầu uy tín 

Nhà thầu xây dựng là đơn vị trực tiếp xây dựng công trình. Vì thế khách hàng thường lựa chọn nhà thầu vô cùng kỹ lưỡng, cần có đầy đủ năng lực tài chính, nhân lực, trang thiết bị và sự uy tín cao. Khi có nhà thầu thi công xây dựng đảm bảo, các công trình thi công sẽ đạt được chất lượng kĩ thuật tốt, thời gian gian thi công đúng hạn. Những yếu tố khác như an toàn lao động cùng chi phí, giá xây nhà cũng hợp lý nhất.

2. Quy hoạch công trình xây dựng

Khi bắt đầu thực hiện một dự án, doanh nghiệp cần kiểm tra vấn đề quy hoạch khu vực dự kiến xây dựng. Nhà nước quản lý theo quy hoạch nên bắt buộc từng dự án phải có quy hoạch chi tiết, trách nhiệm lập, thẩm định và do chính quyền địa phương phê duyệt quy hoạch. 

các bước thi công xây dựng
Các bước thi công xây dựng

Quy trình thi công xây dựng công trình thường trải qua các bước sau:

  • Xin cấp giấy phép quy hoạch
  • Lập quy hoạch theo 1/2000
  • Thỏa thuận việc quy hoạch kiến trúc
  • Lập quy hoạch theo 1/500
  • Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cùng với các phương án về kiến trúc sơ bộ

Mục đích khi thực hiện công việc quy hoạch:

  • Đối với trường hợp những dự án nằm ở các vị trí khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, nhà đầu tư phải chờ chính quyền địa phương lập quy hoạch chi tiết. Để đẩy nhanh tiến độ, các nhà đầu tư có thể đề xuất tài trợ lập quy hoạch chi tiết.
  • Đối với trường hợp các dự án nằm ở vị trí khu vực đã có quy hoạch chi tiết trước đó, tùy theo mục đích và nhu cầu mà nhà đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất.

3. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thi công xây dựng

Các bước doanh nghiệp cần chuẩn bị là:

  • Thông báo khởi công thi công xây dựng công trình đến chính quyền địa phương bằng các văn bản.
  • Vận chuyển các thiết bị, vật tư và chuẩn bị mặt bằng cho việc thi công.
  • Dọn dẹp mặt bằng thi công, định vị tim cột, móng, đo đạc, kiểm tra hiện trạng của đất giữa thực tế và bản vẽ xin phép xây dựng.
  • Xác định cao độ của hiện trạng cũng như cao độ thiết kế so với cao độ chuẩn.
  • Lập các biên bản bàn giao mặt bằng và xác định ngày khởi công.
  • Lưu lại các hình ảnh hiện trạng của công trình và các công trình lân cận để tránh những vấn đề rủi ro liên quan đến tranh chấp pháp lý sau này.
  • Treo biển báo xây dựng công trình như biển báo thông tin công trình, biển cảnh báo, biển báo an toàn lao động để mọi người có thể tránh.

4. Tiến hành xây dựng

Xây dựng phần thô chính là xây dựng các hệ thống khung được kết cấu bê tông cốt thép, hệ thống tường, vách ngăn của công trình. Khâu xây dựng phần thô được đánh giá là bước nền tảng quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp đến chất lượng, tuổi thọ, cấu trúc và các vấn đề an toàn của công trình.

tiến hành thi công xây dựng
Giai đoạn tiến hành thi công xây dựng

Để xây dựng phần thô, đội ngũ xây dựng sẽ thực hiện các bước:

  • Đào đất, bê tông lót, thi công phần móng, đá kiềng, đổ cột cũng như sàn tầng trệt
  • Lắp dựng các cốt pha, cốt thép, ván khuôn và thi công bê tông các cột, dầm, sàn
  • Xây tường phục vụ cho việc bao che, che chắn công trình theo các yêu cầu kỹ thuật
  • Lắp dựng các ván khuôn, lắp đặt cốt thép dầm, sàn đúng bản vẽ kỹ thuật
  • Lắp đặt các hệ thống đường ống theo kỹ thuật âm sàn
  • Tiến hành đổ bê tông dầm, sàn
  • Thi công xây dựng phần tường ngăn, thi công cầu thang
  • Thi công lắp đặt các đường dây điện, ống nước âm tường
  • Tô trát trần và tường phía bên trong và ngoài nhà
  • Thi công xử lý phần chống thấm sàn âm và sàn lộ thiên

5. Hoàn thiện các quy trình thi công xây dựng

Sau khi đã hoàn thiện phần thô, doanh nghiệp tiếp tục tiến hành các bước dưới đây để hoàn thiện công trình:

  • Lắp và hoàn thiện các cửa
  • Lắp các lan can, tay vịn cho cầu thang, lan can của mặt tiền
  • Đóng trần thạch cao
  • Ốp lát gạch đá trang trí
  • Ốp đá cầu thang, bàn bếp
  • Lát nền nhà, toilet, sân
  • Lắp thiết bị điện, CB, công tắc và các ổ cắm,..
  • Lắp đèn chiếu sáng
  • Lắp đặt các thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy bơm, máy nước nóng, lắp gương, vòi nước, thanh treo khăn,…
  • Bả matit, sơn nước, sơn dầu
  • Bả matit, sơn trần, tường bên trong và ngoài nhà, sơn cửa
  • Ốp lát gạch đá trang trí
  • Lắp đặt cửa, cổng, lan can
  • Thi công lắp đặt từng thiết bị điện, nước, thiết bị vệ sinh, bồn cầu, lavabo, vòi nước, chậu rửa, đèn chiếu sáng ở bên trong và ngoài trời
  • Thi công lắp đặt các nội thất ở các phòng như tủ bếp, kệ sách, giường ngủ, bàn ghế,…
  • Bàn giao công trình khi đã được hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
  • Thanh toán và quyết toán các vốn đầu tư cho xây dựng công trình
  • Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt các quyết toán dành cho vốn đầu tư xây dựng công trình
  • Giám sát cũng như đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn)
  • Chứng nhận công trình đã đáp ứng đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện). Chứng nhận quyền được sở hữu hợp pháp công trình/ sở hữu nhà ở
  • Bảo hiểm, bảo hành và bảo trì cho các công trình xây dựng
  • Đăng kiểm định chất lượng quốc tế (nếu có)

6. Nghiệm thu công trình

Nghiệm thu là bước cuối cùng sau khi công trình đi đến giai đoạn hoàn tất. Đây là quá trình so sánh, đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế và công trình hoàn thiện.

>> Tặng bạn ebook: GIẢI PHÁP TỐI ƯU VẬN HÀNH & XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM VIỆC HIỆU QUẢ CHO CEO

III. Những lưu ý trong quy trình thi công xây dựng doanh nghiệp cần biết

Điều 111 Luật Xây Dựng 2014 quy định có 6 yêu cầu đối với thi công công trình như sau:

  • Tuân thủ các thiết kế xây dựng đã được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định của pháp luật về việc sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong việc sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng chống các trường hợp cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, con người, thiết bị thi công, những công trình ngầm và các công trình liền kề khác; có những biện pháp cần thiết nhằm hạn chế các thiệt hại về người lẫn tài sản khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
  • Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng dành cho những hạng mục công trình, công việc có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
  • Sử dụng các loại vật tư, vật liệu đúng theo chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm nhất trong quá trình thi công xây dựng.
  • Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công là quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu từng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào việc khai thác cũng như sử dụng.
  • Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đầy đủ điều kiện và năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.

IV. Đơn giản hóa quá trình xây dựng hệ thống quy trình, thủ tục nhờ phần mềm MISA AMIS Quy trình

Bên cạnh những phương pháp làm việc truyền thông quen thuộc, ngày nay nhiều doanh nghiệp xây dựng, thi công còn tìm kiếm sự hỗ trợ từ phần mềm quản lý quy trình. Một phần mềm tự động hóa các luồng công việc trực quan, liền mạch sẽ giúp công tác quản lý vận hành, trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Phần mềm MISA AMIS Quy trình tích hợp nhiều tính năng hữu ích giúp doanh nghiệp thiết lập, cải tiến quy trình làm việc

Dùng ngay miễn phí

Thấu hiểu điều đó, MISA AMIS Quy trình là giải pháp phần mềm liên kết các quy trình giữa nhiều phòng ban, nghiệp vụ cốt lõi. Các tính năng ưu việt chỉ có tại MISA AMIS Quy trình:

  • Ứng dụng công nghệ No-code, cho phép người dùng tùy chỉnh thiết kế các bước theo nhu cầu, đạt yêu cầu quản lý chất lượng quốc tế
  • Liên kết với những phần mềm, ứng dụng quản lý khác như quản lý công việc, kế toán, bán hàng, nhân sự… Tự động chuyển giao công việc giữa các bộ phận một cách trơn tru, không phân tán dữ liệu
  • Thiết lập nhiều quy trình đa dạng, rẽ nhánh, song song dựa trên đặc thù hoạt động của từng đơn vị
  • Giao diện theo dõi trực quan giúp bộ phận quản lý phát hiện, xử lý những điểm tắc nghẽn kịp thời. Báo cáo đa chiều cung cấp đầy đủ thống kê lượng thực thi, báo cáo tình hình tồn đọng, tỷ lệ quá hạn, thời gian thực hiện…

Với MISA AMIS Quy trình, doanh nghiệp không chỉ tạo nên hệ sinh thái khép kín, liên thông mà còn dễ dàng cải tiến quy trình vận hành tối ưu, thúc đẩy hiệu suất và tăng nhanh tốc độ phục vụ khách hàng.


V. Kết luận

Trên đây là quy trình thi công xây dựng chi tiết nhất cho doanh nghiệp. Mong rằng các bạn đã nắm được những thông tin có ích phục vụ cho quá trình triển khai dự án đầu tư công trình.

—————————

MISA AMIS Quy trình tự hào là giải pháp tự động hóa quy trình đã được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn và triển khai thành công

Đây là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phê duyệt và kiểm soát đề nghị, đề xuất ngay trên điện thoại di động. Phần mềm tự động chuyển giao công việc đến bộ phận liên quan, giúp nhân viên nắm rõ công việc và phối hợp liền mạch. Quản lý theo dõi tiến trình thực hiện quy trình và phát hiện điểm tắc nghẽn một cách dễ dàng.

Đăng ký dùng thử miễn phí ngay  để nâng cao hiệu quả quản lý quy trình ngay hôm nay:

  • Miễn phí dùng thử đầy đủ trọn bộ tính năng
  • Miễn phí áp dụng thư viện mẫu 500+ mẫu quy trình liên phòng ban
  • Miễn phí Demo, hướng dẫn sử dụng và tư vấn 1-1

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả