Bậc lương đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng bảng lương của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa công bằng người lao động. Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS HRM sẽ giải đáp về bậc lương là gì và những thông tin quan trọng liên quan đến bậc lương.
Tải miễn phí – Tổng hợp Mẫu Phiếu Lương Dành riêng cho HR
1. Bậc lương là gì?
Bậc lương là các cấp độ thăng tiến về lương trong ngạch lương của người lao động. Mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương cụ thể. Bậc lương chỉ thể hiện mức lương cơ bản, không bao gồm các khoản khác như thưởng, phụ cấp, phúc lợi, thu nhập khác.
Mỗi ngạch lương có một số bậc lương nhất định đi từ mức thấp đến cao, điều này là để đảm bảo tính công bằng, hợp lý và tạo động lực làm việc cho người lao động. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng bậc lương bao gồm:
- Quan điểm trả lương của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
- Sự chênh lệch giữa mức lương tối thiểu và mức lương tối đa cho từng vị trí công việc.
- Độ khó của công việc, yêu cầu về trình độ năng lực và đào tạo. Công việc càng đơn giản, bậc lương cơ bản càng nhiều. Công việc càng phức tạp, bậc lương cơ bản càng ít.
2. Điều kiện xem xét nâng bậc lương cụ thể
Quy định về điều kiện xét nâng bậc lương cho người lao động có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Dưới đây là mô tả điều kiện nâng bậc lương tại cả hai loại tổ chức.
2.1 Đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp
Điều kiện xét nâng bậc lương phụ thuộc vào chính sách trả lương, quy chế nâng lương của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn khuyến khích tinh thần làm việc, số lượng bậc lương sẽ ít. Ngược lại, nếu trả lương theo quan điểm công bằng, số lượng bậc lương sẽ nhiều hơn.
Điều kiện xét nâng bậc lương cũng phụ thuộc vào quy chế nâng lương của doanh nghiệp. Tuy nhiên thông thường, các doanh nghiệp sẽ xem xét nâng bậc lương dựa trên năng lực và hiệu suất lao động của từng cá nhân. Những điều kiện xét duyệt cụ thể bao gồm:
- Thường xuyên hoàn thành công việc được giao. Đồng thời, đảm bảo số lượng và chất lượng theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp.
- Đạt được thành tích nổi bật trong sự nghiệp và có đóng góp đáng kể cho doanh nghiệp.
- Không trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo nội quy doanh nghiệp hoặc quy định của luật lao động.
Nhìn chung, điều kiện xét nâng bậc lương cho người lao động sẽ tuân theo quy định, quy chế của từng doanh nghiệp cũng như chính sách phúc lợi của doanh nghiệp đó. Nội dung quy chế thường gồm:
- Đối tượng được xét nâng bậc lương
- Điều kiện để được nâng bậc lương sớm đối với từng ngành nghề, công việc hoặc chức danh.
- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng ngành nghề, công việc hoặc chức danh.
- Thời điểm xét nâng lương hàng năm.
Các đợt nâng bậc lương phải được doanh nghiệp tổ chức công khai. Thông tin về chế độ tăng lương hoặc nâng bậc lương phải được nêu rõ trong hợp động lao động và thỏa ước lao động tập thể.
>>> Xem thêm: Quy chế nâng lương trước thời hạn
2.2 Đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước
Trong trường hợp cán bộ, công chức, và viên chức chưa được xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức hoặc trong chức danh nghề nghiệp, có thể được xem xét nâng một bậc lương thường xuyên nếu đáp ứng các điều kiện liên quan đến thời gian giữ bậc lương trong ngạch hoặc chức danh. Điều kiện này được quy định trong Thông tư 08/2013/TT-BNV, theo các quy định sau:
Thời gian tiểu chuẩn giữ bậc lương
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa đạt bậc lương cuối trong bảng lương của chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (60 tháng) giữ bậc lương, chuyên gia cao cấp có thể được xem xét nâng một bậc lương.
- Đối với các ngạch và chức danh yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng trở lên: Nếu chưa đạt bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì sau 3 năm (36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc chức danh, cán bộ có thể được xét nâng một bậc lương.
- Đối với các ngạch và chức danh trình độ từ trung cấp trở xuống và nhân viên phục vụ: Nếu chưa đạt bậc lương cuối trong ngạch hoặc chức danh, sau 2 năm (24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc chức danh, cán bộ có thể được xét nâng một bậc lương.
Những tiêu chuẩn nâng bậc lương
(1) Đối với cán bộ và công chức:
- Đạt mức đánh giá từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
- Không vi phạm các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức.
(2) Đối với viên chức cũng như người lao động khác:
- Đạt được mức đánh giá từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
- Không vi phạm các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.
4. Cách tính lương theo bậc
Cách tính bậc lương cần tuân thủ quy định về bậc lương trong cơ quan doanh nghiệp, nhà nước. Để tính lương theo bậc cần thực hiện các bước sau:
- Xác định bậc lương trong ngạch lương
- Xác định hệ số lương tương ứng với bậc lương
- Tính mức lương với công thức: Mức lương = Mức lương cở sở x Hệ số lương hiện tại
Trong đó mức lương cơ sở là mức hiện hành được pháp luật quy định, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội. Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Hệ số lương là hệ số tương ứng với bậc lương hiện tại của người lao động.
5. Thủ tục nâng lương theo pháp luật hiện hành
Dựa trên các quy định, đơn vị lập danh sách những người dự kiến được xét nâng bậc lương thường xuyên và Thủ trưởng đơn vị sẽ trao đổi với cấp ủy, ban chấp hành công đoàn.
Danh sách này sẽ được công khai niêm yết bởi Thủ trưởng đơn vị, và các vướng mắc của công chức, viên chức cũng như người lao động trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên sẽ được giải quyết (nếu có). Thời gian niêm yết danh sách không quá 10 ngày làm việc.
Chuẩn bị hồ sơ nâng bậc lương thường xuyên
Trên cơ sở danh sách công chức, viên chức đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chuẩn, hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ trình của cơ quan hoặc đơn vị đề xuất việc nâng bậc lương thường xuyên cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tờ trình này cần liệt kê rõ đối tượng được đề xuất nâng bậc lương thường xuyên và đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ.
- Biên bản họp trao đổi và thống nhất với cấp ủy Đảng và Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về việc nâng bậc lương thường xuyên.
- Quyết định nâng bậc lương trước đó tính theo thời gian gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức.
- Quyết định bổ nhiệm hoặc phê chuẩn chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức (đối với cán bộ, công chức, viên chức đảm nhận chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý).
- Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp, cũng như quyết định chuyển xếp ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp mới (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức.
Chuẩn bị hồ sơ nâng bậc lương trước thời hạn
Hồ sơ nâng bậc lương trước thời hạn được xem xét dựa trên thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và bao gồm các tài liệu sau:
(1) Tờ trình
- Tờ trình của cơ quan hoặc đơn vị đề xuất việc nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động lập thành tích xuất sắc trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
- Tờ trình này cần liệt kê rõ đối tượng được đề xuất nâng bậc lương trước thời hạn và đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ.
- Tờ trình cũng cần nêu tỷ lệ phần trăm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được phê duyệt nâng bậc lương trước thời hạn trên tổng số lực lương lao động được trả lương của cơ quan hoặc đơn vị tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
(2) Biên bản họp trao đổi và thống nhất
- Biên bản họp trao đổi và thống nhất với cấp ủy Đảng và Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do đã có những biểu hiện/ thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ.
- Biên bản này cần nêu rõ tỷ lệ phần trăm số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được phê duyệt nâng bậc lương trước thời hạn trên tổng số lực lượng lao động được trả lương của cơ quan hoặc đơn vị tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
(3) Quyết định công nhận (hoặc tặng thưởng) thành tích xuất sắc từ cấp có thẩm quyền.
(4) Quyết định nâng bậc lương trước đó theo thời gian gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức.
(5) Quyết định bổ nhiệm hoặc phê chuẩn chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức (đối với cán bộ, công chức, viên chức đảm nhận chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý).
(6) Quyết định về bổ nhiệm ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp, hoặc quyết định về chuyển xếp ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp mới (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức.
(7) Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan hoặc đơn vị.
6. Ứng dụng AMIS Tiền Lương trong xây dựng chính sách lương toàn diện cho doanh nghiệp
AMIS Tiền Lương là phần mềm quản lý tiền lương chuyên nghiệp được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng. Sản phẩm thuộc nền tảng MISA AMIS HRM do Công ty Cổ phần MISA – Doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, kế toán phát triển.
AMIS Tiền Lương được thiết kế đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp trên 100 nhân sự có nhiều công thức lương- thưởng phức tạp
- Khai báo rõ ràng về chính sách lương, các khoản phụ cấp và khấu trừ.
- Quản lý bậc lương dễ dàng. Hệ thống sẽ cung cấp tính năng tính lương tự động theo công thức.
- Thực hiện theo dõi toàn diện về tình hình chi trả lương.
- Tính bảo mật cao, có thiết lập phân quyền người dùng.
- Hỗ trợ phát triển chính sách thu nhập và đãi ngộ phù hợp cho từng vị trí, năng suất làm việc và thâm niên của nhân viên.
- Dễ dàng điều chỉnh lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ định kỳ để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và nhu cầu của nhân viên.
Nếu doanh nghiệp và nhà quản trị muốn trải nghiệm miễn phí phần mềm, vui lòng để lại thông tin:
5. Kết luận