Là một người lãnh đạo, điều quan trọng nhất đó là có thể phát triển được đội ngũ nhân sự cấp dưới để cùng nhau đạt được mục tiêu chung của công ty. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp chỉ vì một vài “con sâu làm rầu nồi canh” mà có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả của một tổ chức.
Dưới đây là một số kiểu nhân viên lãnh đạo nên sa thải ngay lập tức, không nên giữ lại lâu vì có thể gây thiệt hại cho toàn bộ công ty.
1. 7 kiểu nhân viên nên loại bỏ càng sớm càng càng tốt
1.1 Nghiện mạng xã hội
Sự phát triển nhanh của công nghệ kéo theo nhiều mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin cũng phát triển nhanh. Điều này có thể khiến nhân viên bị ảnh hưởng và có thể mang đến những tác động tiêu cực đến họ.
Mỗi cá nhân thường sẽ có 1 tài khoản Facebook, Skype, Zalo, Instagram… Nếu bị mất thời gian vào những ứng dụng này thì chắc chắn công việc sẽ không được đảm bảo và ảnh hưởng đến cả những người trong cùng đội nhóm của mình.
Đồng ý rằng mạng xã hội có thể là nơi để nhân viên trong công ty trao đổi công việc, kết nối mọi người và tăng thêm các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên một nhân viên làm việc 8 tiếng/ngày nhưng dành đến 4 – 5 giờ vào việc lướt web, trò chuyện thông qua ứng dụng này thì cần xem xét lại. Nhà lãnh đạo cần xem xét nhân viên đó và có thể đưa vào “blacklist” ngay lập tức.
Theo kết quả báo cáo “”Tác động tâm lý của mạng xã hội với tâm lý người dùng” năm 2017 của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, thống kê như sau:
Nhiều người hẳn có suy nghĩ làm gì mà nghiêm trọng như vậy, nhưng hãy thử xem một ví dụ sau đây:
Nhân viên A làm việc ở phòng Marketing, thường xuyên phải lướt web để update các trend mới, từ đó lên bài trên các page của công ty, mỗi ngày 2 post vào buổi sáng và buổi chiều. Nhưng vì quá sa đà vào việc nhắn tin với mọi người, lướt web quá nhiều nên bạn không thể lên bài trên page theo đúng như kế hoạch đã đưa ra. Trong khi đó, với mạng xã hội Facebook, việc đăng bài đúng giờ, đúng thời điểm là vô cùng quan trọng, quyết định xem bài đăng có viral hay không. Việc không đăng bài theo như dự kiến sẽ khiến post đó không viral, không đạt được KPI về lượt reach, like, comment như kế hoạch. Tưởng chừng như không có gì nhưng nếu làm trong ngành Marketing bạn sẽ hiểu rằng 1 bài viral có thể giá trị thương hiệu tăng rất nhanh. Vậy nên việc của bạn nhân viên A khi đã bỏ lỡ giờ vàng đăng bài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của thương hiệu. |
1.2 Người chỉ nói được nhưng không làm được
Bạn đã bao giờ làm việc cùng một người mà nói rất hay nhưng khi bắt tay vào làm việc thì lại không hiệu quả, thậm chí họ còn không biết mình đang làm gì. Chắc chắn trong công ty nào cũng sẽ có ít nhất 1 – 2 trường hợp như vậy. Họ thường hứa nhiều nhưng đến khi làm thì chẳng được bao nhiêu, thậm chí gây ảnh hưởng đến các phòng ban/đồng nghiệp trong công ty.
Một số dấu hiệu của những nhân viên như vậy có thể kể đến như: Thích đánh bóng bản thân, rất năng nổ nhận việc và đảm bảo sẽ hoàn thành, đặc biệt là khi ở trước mặt sếp. Tuy nhiên khi bắt tay làm việc thì luôn tỏ ra làm việc, không có hứng, trễ deadline thường xuyên, kết quả công việc không tốt, luôn thiếu KPI….
Với những kiểu nhân viên này thì ban lãnh đạo nên xem xét và chấm dứt hợp đồng bởi về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ nhân viên trong công ty và khiến công ty thụt lùi.
1.3 Người hay phàn nàn, nói xấu sếp, đồng nghiệp
Đã bao giờ bạn làm việc cùng một người công việc chỉ hoàn thành ở mức khá, không có sự tiến bộ hoặc đột phá trong suốt thời gian dài làm việc nhưng lại luôn đòi hỏi được tăng lương, thăng chức chưa?
Nói cách khác, anh ta luôn phàn nàn về những gì được giao, chỉ hoàn thành công việc vì nghĩa vụ. Ngoài ra, anh ta còn hay phán xét đồng nghiệp và cả cấp trên của mình chỉ vì không hài lòng về một vấn đề gì đó. Những người như vậy trong sẽ làm cả đội nhóm, công ty không thể phát triển được.
Chưa hết, nếu họ thường xuyên lên mạng nói xấu sếp, công ty, đồng nghiệp… có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh công ty và có thể khiến công ty rơi vào khủng hoảng truyền thông.
Những đối tượng này doanh nghiệp nên xem xét và sa thải ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến những nhân viên trong công ty và hình ảnh chung của tổ chức.
1.4 Nhân viên không có tinh thần tập thể
Sự thành công của một công ty không đến từ một cá nhân nào đó, nó là sự nỗ lực và đoàn kết của cả một tập thể. Những nhân viên không có tinh thần làm việc nhóm, chỉ làm theo ý mình và không tiếp nhận những đóng góp của mọi người thì sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, thậm chí gây chia rẽ nội bộ.
Với một doanh nghiệp, tuyển được một nhân viên giỏi, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, giúp công ty ngày một vươn xa hơn. Do vậy việc có những nhân viên teamwork tốt là rất quan trọng trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên không vì thế mà lãnh đạo sa thải họ ngay, bạn hãy thử trao đổi, trò chuyện và gợi ý bạn một số khóa học giúp nâng cao khả năng làm việc nhóm. Nếu vẫn không cải thiện thì hãy cân nhắc đến việc sa thải bạn hoặc thuyên chuyển bạn sang một vị trí công việc mới.
1.5 Nhân viên không tuân thủ nguyên tắc
Mỗi công ty đều có những quy tắc và chính sách riêng, thể hiện văn hóa của tổ chức. Vậy nên nếu có một nhân viên nào đó không làm theo nguyên tắc này thì có thể khiến văn hóa doanh nghiệp xây dựng lâu nay bị ảnh hưởng. Những người thường xuyên làm trái quy định sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến những nhân viên khác, lãnh đạo nên xem xét và sa thải họ dù họ có giỏi như thế nào đi chăng nữa.
Lấy ví dụ như sau:
Công ty A làm việc từ 8h – 17h từ thứ 2 – thứ 6, tuy nhiên nhân viên B thường xuyên đi muộn 3-4 lần/tuần. Có những ngày có cuộc họp đầu giờ những nhân viên B vẫn đi muộn và vào họp muộn, để mọi người phải chờ rất lâu. Nếu như lãnh đạo làm ngơ trước những trường hợp này thì có thể khiến các nhân viên bất công, gây ra lục đục nội bộ trong công ty. Do đó, đừng chần chừ mà hãy sa thải những kiểu người này ra khỏi tổ chức. |
1.6 Nhân viên làm việc không hiệu quả
Đi làm là mối quan hệ 1:1, nghĩa là tôi trả tiền cho anh thì anh phải hoàn thành những nhiệm vụ mà tôi đưa ra. Số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra không chỉ có lương trả cho nhân viên mà còn là tiền cung cấp trang thiết bị, tiền đóng BHXH, cùng nhiều chi phí khác.
Vậy nên, nếu như một nhân viên sau một thời gian dài làm việc mà vẫn không phát huy được khả năng của mình, công việc chỉ hoàn thành ở mức trung bình hoặc dưới trung bình thì doanh nghiệp nên xem xét phương án thay thế họ..
Trong thời gian ngắn, nhân viên làm việc không hiệu quả chưa gây ra nhiều tác động tiêu cực cho tổ chức nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến công việc chung của tổ chức và gây ra tâm lý trì trệ cho những thành viên còn lại của công ty.
Như một hiệu ứng domino, sự chán nản rất dễ lây lan và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tổ chức. Vậy là một nhà quản lý, bạn muốn ổn định tổ chức và có một đội ngũ thực chiến đầy năng lượng, bạn cần sớm phát hiện và thay thế những nhân viên “cá biệt” này. .
1.7 Nhân viên bảo thủ, không chịu học hỏi, tiếp thu cái mới
Những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của nhân viên là rất đáng quý. Tuy nhiên, xu hướng công nghệ cùng môi trường luôn thay đổi và tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi nhân viên tại các công ty cũng cần thay đổi và học hỏi, tiếp thu những công nghệ mới để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, mang lại sự tăng trưởng cho công ty.
Một nhân viên bảo thủ, không chịu cập nhật những tiến bộ mới thì sẽ khiến doanh nghiệp bị bỏ lại. Khi đó, lãnh đạo cần xem xét và để họ được ra đi, không nên vì một người gây ra những ảnh hưởng đến 1 tập thể.
Trước đây chúng tôi cũng đăng tải một bài viết về chiến lược nhân sự của Netflix. Chính Netflix cũng từng sa thải một nhân viên đã gắn bó với họ từ những ngày đầu tiên chỉ vì họ không còn phù hợp với những định hướng công việc, chiến lược kinh doanh của công ty.
2. Lưu ý khi thực hiện sa thải nhân viên
Dù sa thải là việc cần thiết nhưng doanh nghiệp cũng cần chú ý một số vấn đề như sau để tránh xảy ra tranh chấp và những vấn đề liên quan đến pháp luật:
- Đánh giá nhân viên với thái độ khách quan nhất, có thể tham khảo ý kiến của những nhân viên trong công ty để đưa ra quyết định sa thải phù hợp.
- Tuân thủ đúng quy định pháp luật, có lý do chính đáng, lý lẽ thuyết phục để không xảy ra kiện tụng.
- Nên tôn trọng nhân viên và gặp mặt trực tiếp để nói với họ về quyết định của mình.
- Các khoản lương thưởng cần được thanh toán đầy đủ cho nhân viên, tuyệt đối không giam lương không lý do.
- Đảm bảo công việc không bị gián đoạn sau khi sa thải nhân viên, cần lên kế hoạch tuyển mới hoặc thuyên chuyển phù hợp.
3. Ứng dụng AMIS Thông tin nhân sự quản lý nhân viên dễ dàng hơn
Để dễ dàng theo dõi kết quả, quá trình làm việc của nhân viên, đồng thời đánh giá hiệu suất công việc của cá nhân, đội nhóm, doanh nghiệp có thể tham khảo dùng phần mềm AMIS Thông tin nhân sự – sản phẩm nằm trong Bộ giải pháp quản trị nhân sự MISA AMIS HRM với nhiều tính năng nổi bật dành riêng cho quản lý HR và CEO.
AMIS Thông tin nhân sự giúp Ban lãnh đạo:
- Theo dõi được quá trình làm việc của nhân viên trong từng phòng ban, chi nhánh.
- Biết được kết quả làm việc của nhân viên có tốt không, đã từng bị kỷ luật, khen thưởng chưa,… Tạo điều kiện để ra các quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm chính thức.
- Lưu giữ hàng trăm hồ sơ nhân viên dễ dàng với khả năng bảo mật cao trên Nền tảng đám mây. Ban lãnh đạo có thể truy xuất và theo dõi các thông tin liên quan mọi lúc, mọi nơi.
- Hỗ trợ toàn bộ các công việc của hành chính, nhân sự, ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quan nhất về một cá nhân hoặc đội nhóm nào đó.
AMIS Thông tin nhân sự đưa ra cái nhìn khách quan nhất, tạo nền tảng quyết định sa thải nhân viên hợp tình hợp lý. Doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa những vấn đề xung quanh việc sa thải nhân viên nhờ 16 mẫu báo cáo sau:
4. Kết luận
Khi tuyển dụng một nhân sự, ban lãnh đạo đều mong họ có thể đồng hành lâu dài với mình và cùng nhau giúp công ty phát triển. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chưa phù hợp về tính cách, phong cách làm việc… khiến doanh nghiệp phải sa thải họ ngay lập tức dù không mong muốn.
Khi sa thải, hãy chú ý tuân thủ pháp luật và thể hiện sự tôn trọng, khéo léo với nhân viên để tránh những xung đột không đáng có.