Công văn 1798/TCT-TTKT 2023 rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành

19/05/2023
1773

Ngày 16 tháng 5 năm 2023, Tổng cục Thuế ban hành công văn 1798/TCT-TTKT về việc rà soát, xử lý hoá đơn không hợp pháp. Công văn 1798/TCT-TTKT nằm trong bối cảnh ngành Thuế tăng cường quản lý giám sát, ngăn chặn gian lận. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu nội dung công văn và danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro cũng như giải pháp giúp doanh nghiệp loại bỏ nguy cơ nhận phải hoá đơn không hợp pháp.

1. Nội dung công văn 1798/TCT-TTKT

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 1770/CAT-CSKT ngày 29/3/2023 của Công an tỉnh Phú Thọ về đề nghị chỉ đạo phối hợp phòng ngừa tội phạm mua, bán trái phép hóa đơn điện tử. Theo đó, Cơ quan Công an Phú Thọ điều tra, phát hiện Nguyễn Minh Tú và các cá nhân khác đã thực hiện hành vi mua doanh nghiệp để phát hành hóa đơn, bán cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.

Liên quan đến nội dung trên đây, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ tại khoản 15 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.

Căn cứ tại Điều 47, khoản 2 Điều 136, Điều 143 Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 3, điểm e và g khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Để rà soát, xử lý thuế đối với các hành vi mua, bán hóa đơn trái pháp luật, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế thực hiện:

1. Tiếp tục rà soát, thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công văn số 129/TCT-TTKT ngày 9/11/2022, Công văn số 133/TCT-TTKT ngày 23/11/2022 để kịp thời báo cáo đầđủ các nội dung về Tổng cục Thuế theo đúng quy định.

2. Ngoài ra, các Cục Thuế tập trung vào việc rà soát các hóa đơn xuất bán ra của 524 doanh nghiệp tại Phụ lục số 1 (gọi chung 524 doanh nghiệp) đính kèm công văn này.

– Trường hợp phát hiện doanh nghiệp thuộc cơ quan thuế quản lý đã sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trong số 524 doanh nghiệp thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình làm rõ việc sử dụng hóa đơn để khấu trừ thuế GTGT/hoàn thuế GTGT, tính vào chi phí tính thuế TNDN, hợp thức hàng hóa mua trôi nổi, buôn lậu..

Đề nghị Cục Thuế căn cứ hành vi vi phạm thực tế và quy định tại các văn bản pháp luật để kịp thời xử lý về thuế theo đúng quy định hoặc củng cố hồ sơ, chuyển cơ quan Công an đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.

– Cục Thuế trực tiếp quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc danh sách 524 doanh nghiệp tiến hành rà soát, nếu phát hiện doanh nghiệp có xuất hóa đơn bán ra cho doanh nghiệp ở địa phương khác đã phát hành trong năm 2020, năm 2021, năm 2022, không có trong dữ liệu hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế thì kịp thời có văn bản thông báo gửi đến cơ quan thuế liên quan, tiến hành nhập thông tin lên ứng dụng xác minh hóa đơn để phối hợp, đối chiếu, rà soát, xử lý theo quy định.

– Tổng cục Thuế chuyển các Phụ lục đính kèm Công văn này gồm:

+ Phụ lục số 1: Danh sách 524 doanh nghiệp.

+ Phụ lục số 2. Bảng kê hóa đơn sử dụng của 524 doanh nghiệp đã kê khai thuế GTGT, thuế TNDN.

+ Phụ lục số 3: Bảng tổng hợp kết quả rà soát, xử lý về thuế đối với việc sử dụng hóa đơn của 524 doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả rà soát, xử lý vi phạm về thuế, hóa đơn tổng hợp theo Phụ lục số 2, Phụ lục số 3 đính kèm công văn này gửi bản giấy về Tổng cục trước ngày 30/06/2023 (file mềm gửi về địa chỉ [email protected].).

– Để hỗ trợ các Cục Thuế thực hiện rà soát hóa đơn, Tổng cục Thuế gửi dữ liệu hóa đơn điện tử của 524 doanh nghiệp được khai thác từ hệ thống hóa đơn điện tử trong năm 2021, năm 2022 phân tách file theo từng cơ quan thuế quản lý, gồm:

+ Dữ liệu hóa đơn điện tử bán ra của 524 doanh nghiệp (mst) phân tách file theo Cơ quan thuế Hà Nội, Cơ quan thuế Hồ Chí Minh quản lý.

+ Danh sách doanh nghiệp (mst) có sử dụng hóa đơn điện tử của 524 doanh nghiệp phân tách file theo từng cơ quan thuế quản lý;

+ Danh sách doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn điện tử của 524 doanh nghiệp nhưng không phân tách theo cơ quan thuế quản lý do mst tại trường “NMMST” không tra cứu được thông tin cơ quan thuế quản lý ở ứng dụng TMS. Đề nghị Cục Thuế, Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn đối chiếu với doanh nghiệp quản lý tại địa phương để rà soát.

Đề nghị các Cục Thuế có văn bản giấy hoặc văn bản điện tử gửi về địa chỉ thư điện tử [email protected] thông báo đầu mối nhận file dữ liệu hóa đơn điện tử (họ và tên, chức vụ, phòng/ban, số điện thoại di động, địa chỉ email nội bộ ngành). Liên hệ Cục Thanh tra-Kiểm tra thuế (đ/c Phạm Thị Thanh Hà, số điện thoại 0989957255).

3. Cơ quan thuế ban hành thông báo đề nghị doanh nghiệp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
– Như trên;

– Phó TCTr Vũ Chí Hùng (để b/c);
– Cục QLT doanh nghiệp lớn;
– Các Vụ (PC, CS, KK);
– Lưu: VT, TTKT (02b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG
CỤC THANH TRA – KIỂM TRA THUẾ

Vũ Mạnh Cường

>>> Tải ngay: Danh sách 524 DN RỦI RO THEO Công văn số 1798_TCT-TTKT ngày 16_5_2023

2. Giải pháp giúp doanh nghiệp đảm bảo tính hợp lệ của hóa đơn

Phần mềm kế toán online MISA AMIS có khả năng: 

– Kết nối trực tiếp phần mềm hoá đơn điện tử, cho phép phát hành hoá đơn điện tử theo Thông tư 78 ngay trên phần mềm và tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn điện tử;

– Khởi tạo mẫu hoá đơn điện tử từ bộ có sẵn: Chương trình có sẵn kho mẫu hóa đơn từ cơ bản đến đặc thù từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, cho phép đơn vị lấy về sử dụng mà không mất công thiết kế lại;

– Đầy đủ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Cho phép in được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý, tuân thủ quy định mới nhất về quản lý và sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng, tiện ích thông minh nổi bật khác như: 

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả