Việc phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần thường là một công việc tương đối nhạy cảm, bị tác động bởi nhiều yếu tố, đòi hỏi nhà quản trị cũng như các chủ doanh nghiệp phải xem xét đánh giá kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Vậy việc phân chia lợi nhuận bị chi phối bởi những quy định nào, cách hạch toán cũng như ảnh hưởng của mỗi hình thức chia lợi nhuận là gì?
1. Lợi nhuận ròng (Cổ tức) là gì?
Việc chia lợi nhuận cho cổ đông được quy định bởi Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó, tại Khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là phần lợi nhuận ròng mà công ty cổ phần trả cho cổ đông dưới dạng tiền mặt hoặc tài sản khác, dựa trên số cổ phần mà cổ đông sở hữu.
Lợi nhuận ròng (lãi ròng hoặc lợi nhuận sau thuế) là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi tổng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ các khoản chi phí, bao gồm thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
Các loại cổ tức chính hiện nay:
- Cổ tức cổ phần phổ thông: Cổ tức này được xác định dựa trên lợi nhuận ròng sau khi công ty hoàn tất các nghĩa vụ thuế và tài chính. Đây là cổ tức mà các cổ đông phổ thông nhận được, tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Cổ tức cổ phần ưu đãi: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi được hưởng mức cổ tức cao hơn so với cổ phần phổ thông hoặc nhận cổ tức ổn định hàng năm, bất kể tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Căn cứ pháp lý cho việc phân chia lợi nhuận cho cổ đông
Theo quy định tại Điều 135 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp chỉ được phép thực hiện chi trả cổ tức khi đáp ứng đủ các kiểu kiện sau:
Tại Điều 135, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng công ty cổ phần có thể trả cổ tức bằng các hình thức sau:
- Tiền mặt: Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt (Đồng Việt Nam), thông qua chuyển khoản, ký séc hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ của cổ đông.
- Cổ phần: Công ty có thể chia cổ tức dưới dạng cổ phần, trong trường hợp cần giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Công ty có thể sử dụng cổ phiếu quyền hoặc cổ phiếu quỹ để trả cổ tức. Nếu doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, doanh nghiệp không phải làm thủ tục chào bán cổ phần. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
- Tài sản khác: Việc trả cổ tức bằng tài sản phụ thuộc vào quy định trong điều lệ công ty.
Tóm lại, cách thức, mức độ phân chia cổ tức, thời điểm chốt danh sách chia cổ tức sẽ được quyết định trong Đại hội cổ đông hàng năm của doanh nghiệp. Đồng thời, cổ tức phải được chi trả trong vòng 6 tháng kể từ ngày họp Đại hội cổ đông và thông qua nghị quyết về chia cổ tức.
3. Cách hạch toán phân chia lợi nhuận sau thuế cho cổ đông
3.1. Cách thức hạch toán trong trường hợp chia cổ tức bằng tiền
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán chia cổ tức bằng tiền như sau:
- Tại ngày chốt danh sách cổ đông, doanh nghiệp xác định nghĩa vụ phải trả cổ tức cho các cổ đông, hạch toán như sau:
Nợ TK 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Giá trị cổ tức dự kiến chi trả)
Có TK 3388- Phải trả phải nộp khác (Giá trị cổ tức dự kiến chi trả)
- Tại ngày chi trả cổ tức cho các cổ đông:
Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác – Số tiền cổ tức thực trả
Có TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng – Số tiền cổ tức thực trả
Ví dụ: Theo kế hoạch được thông qua tại Đại hội cổ đông năm 2022, Công ty Cổ phần ABC dự kiến chia cổ tức năm 2021 là 38,5% và chia thành 3 đợt. Theo đó, ABC chốt danh sách trả cổ tức đợt 2 vào ngày 23/12/2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 14% của mệnh giá cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu là 10.000 VND. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 2,1 tỷ cổ phiếu. Ngày 31/12/2022, doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông chiến lược thông qua tiền gửi ngân hàng với số lượng cổ phiếu các cổ đông này nắm giữ là 1 tỷ cổ phiếu.
Dựa trên dữ liệu trên, quá trình trả cổ tức đợt 2 của ABC được hạch toán như sau:
- Ngày 23/12/2022- Ngày chốt danh sách trả cổ tức:
Giá trị cổ tức dự kiến chi trả = 2.100.000.000 x 14% x 10.000 = 2.940.000.000.000 VND
Bút toán hạch toán như sau:
Nợ TK 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.940.000.000.000 VND
Có TK 3388- Phải trả và phải nộp khác 2.940.000.000.000 VND
- Ngày 31/12/2022- Chi trả cổ tức cho các cổ đông chiến lược
Giá trị cổ tức chi trả = 1.000.000.000 x 14% x 10.000 = 140.000.000.000.000 VND
Bút toán hạch toán như sau:
Nợ TK 3388- Phải trả và phải nộp khác 1.4000.000.000.000 VND
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng 1.4000.000.000.000 VND
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài chi tiết
3.2. Cách thức hạch toán trong trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán chia cổ tức bằng cổ phiếu như sau: Tại ngày chốt danh sách cổ đông, doanh nghiệp cần phải xác định nghĩa vụ phải trả cổ tức cho các cổ đông. Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ giảm một khoản tương ứng với giá trị cổ phiếu để trả cổ tức theo giá phát hành. Thực hiện hạch toán như sau:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành
Có TK 3388 – Phải trả phải nộp khác: Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành
- Tại ngày phân phối cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông:
Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác – Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành
Có TK 4111 – Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo mệnh giá
Có TK 4112 – Giá trị chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá (nếu có)
Như vậy, Thông tư 200 thừa nhận việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể theo mệnh giá hoặc giá cao hơn mệnh giá, tuy nhiên thông tư không hướng dẫn khi nào thì ghi nhận cổ tức theo mệnh giá, khi nào thì ghi nhận theo giá phát hành. Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu như PVD, VIC, GTN, … thường ghi nhận cổ phiếu theo mệnh giá.
>> Có thể bạn quan tâm: Cổ phiếu quỹ là gì? Những quy định pháp luật quan trọng liên quan đến giao dịch cổ phiếu quỹ cần nắm
Ví dụ: Dựa trên kế hoạch chia cổ tức đã được thông qua trong cuộc họp Đại hội Cổ đông năm 2022, Công ty XYZ dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 25/08/2022. Theo đó, tỷ lệ phân chia cổ tức bằng cổ phiếu là 7% (Người sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 7 cổ phiếu mới). Ngày 30/08/2022, cổ phiếu được phân phối cho các chủ sở hữu. Mệnh giá cổ phiếu là 10.000 VND/1 cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành là 274.100.000 cổ phiếu.
Dựa trên dữ liệu trên, quá trình trả cổ tức của XYZ được hạch toán như sau:
- Ngày 25/08/2022, ngày chốt quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu:
Giá trị cổ phiếu phát hành mới theo mệnh giá = 274.100.000 x 7% x 10.000 = 191.870.000.000 VND.
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 191.870.000.000 VND
Có TK 3388- Phải trả và phải nộp khác 191.870.000.000 VND
- Ngày 30/08/2022, doanh nghiệp phân phối cổ phiếu cho các cổ đông:
Nợ TK 3388 – Phải trả và phải nộp khác 191.870.000.000 VND
Có TK 4111- Vốn góp chủ sở hữu 191.870.000.000 VND
Xem thêm: Hướng dẫn Hạch toán các nghiệp vụ kế toán nhà hàng khách sạn
4. Phân tích việc hạch toán chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu
Việc chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu có cách thức hạch toán khác nhau. Mỗi hình thức phân chia lợi nhuận này cũng có ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Chi trả cổ tức bằng tiền | Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu |
Cổ đông sẽ có thêm khoản thu nhập bằng tiền thực nhận tại thời điểm cổ tức được chuyển đến tài khoản hoặc cổ đông nhận tiền mặt | Cổ đông không được thực nhận tiền, tuy nhiên, số lượng cổ phiếu cổ đông nắm giữ sẽ tăng lên, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ không đổi. Nếu năm sau doanh nghiệp kinh doanh có lãi, số cổ tức mà cổ đông được nhận sẽ càng cao vì số cổ phiếu nắm giữ đã tăng lên |
Vốn điều lệ của doanh nghiệp không đổi | Số lượng cổ phiếu tăng, vốn điều lệ của doanh nghiệp cũng tăng |
Theo đó, mỗi cách thức phân chia cổ tức sẽ có ưu và nhược điểm riêng:
Loại hình | Chia cổ tức bằng tiền | Chia cổ tức bằng cổ phiếu |
Ưu điểm | – Việc chi trả cổ tức bằng tiền mang đến lợi nhuận hiện hữu bằng tiền cho cổ đông, mang lại cho cổ đông cảm giác an toàn vì được nắm giữ tiền mặt
– Việc chi trả cổ tức bằng tiền cũng là một yếu tố củng cố niềm tin của các cổ đông về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đang được đảm bảo |
– Tránh việc bị đánh thuế cho phần cổ tức nhận được ở thời điểm hiện tại ➡ là một giải pháp để “hoãn thuế”
– Tăng khối lượng cổ phiếu giao dịch, tăng tính thanh khoản cho thị trường nhưng có thể gây suy giảm giá cổ phiếu – Giúp doanh nghiệp có nguồn tiền để tiếp tục đầu tư mở rộng hoặc để vượt qua giai đoạn khó khăn |
Nhược điểm | – Cổ đông phải chịu hai lần thuế (gồm thuế thu nhập doanh nghiệp cho lợi nhuận của doanh nghiệp, và thuế thu nhập cá nhân cho phần cổ tức được nhận).
– Chi trả cổ tức bằng tiền sẽ giảm nguồn lực để tái đầu tư nhằm mở rộng phát triển kinh doanh hoặc có thể gây ra tình trạng thiếu nguồn lực để vượt qua giai đoạn khó khăn tài chính hoặc khi chi phí huy động vốn trên thị trường đang cao |
– Nếu trong tương lai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không được cải thiện thì càng làm tăng thêm động cơ làm giảm giá cổ phiếu
– Việc chia cổ tức theo tỷ lệ sở hữu có thể làm phát sinh cổ phiếu nhỏ lẻ, gây bất tiện cho các cổ đông trong việc mua bán cổ phiếu sau này (phải chuyển sang giao dịch lô lẻ) |
Như vậy, với mỗi hình thức sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Với cương vị là chủ doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp muốn giữ lại nguồn tiền để dự phòng hoạt động sản xuất – kinh doanh hay phục vụ cho hoạt động đầu tư thì thường chọn chia cổ tức bằng cổ phiếu. Trên thị trường chứng khoán, không ít doanh nghiệp ưa thích hình thức trả cổ tức này do số cổ phần công ty tăng lên, nhưng tỷ lệ quyền sở hữu của mỗi cổ đông hiện hành không thay đổi và tổng tài sản công ty không giảm như khi chia bằng tiền.
Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp có nguồn tiền dồi dào, có thể lựa chọn chia cổ tức bằng tiền mặt. Hình thức trả cổ tức này giúp củng cố niềm tin của cổ đông về tình hình hoạt động kinh của doanh nghiệp.
5. Các câu hỏi liên quan đến nhận cổ tức
Câu 1. Tại sao các công ty thường lựa chọn chia cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt?
Chia cổ tức bằng cổ phiếu giúp công ty giữ lại tiền mặt để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng vốn điều lệ. Đây là một hình thức tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại mà không ảnh hưởng đến dòng tiền mặt của công ty.
Câu 2: Khi nào cổ đông được nhận cổ tức?
Cổ đông được nhận cổ tức khi Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị của công ty phê duyệt và công bố việc chia cổ tức theo kỳ (thường là hàng năm, hàng quý hoặc theo quyết định đặc biệt).
Công ty chỉ chi trả cổ tức khi đáp ứng đủ các điều kiện về tài chính và các quy định pháp luật hiện hành.
Câu 3. Làm thế nào để xác định tỷ lệ cổ tức?
Tỷ lệ cổ tức được xác định dựa trên lợi nhuận ròng sau khi đã trừ đi tất cả chi phí và các khoản thuế phải nộp. Tỷ lệ này được tính trên cơ sở mệnh giá cổ phần hoặc số lượng cổ phần mà cổ đông sở hữu.
Câu 4. Có phải tất cả các cổ đông đều được nhận cổ tức như nhau không?
Không phải tất cả các cổ đông đều nhận được cổ tức với tỷ lệ như nhau. Tùy vào loại cổ phần sở hữu (cổ phần phổ thông hoặc cổ phần ưu đãi), mức cổ tức mà cổ đông nhận được sẽ khác nhau. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có thể nhận cổ tức với mức cao hơn hoặc ổn định hơn so với cổ phần phổ thông.
Câu 5. Cổ tức nhận được có phải đóng thuế không?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Cổ đông là cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập này.
Trên đây là những nội dung khái quát về các hình thức phân chia cổ tức cho cổ đông, hướng dẫn hạch toán cho mỗi trường hợp, cũng như ưu, nhược điểm và ảnh hưởng của mỗi cách thức chia cổ tức tới cổ đông cũng như doanh nghiệp. MISA AMIS hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với các bạn kế toán trong quá trình hạch toán và giúp doanh nghiệp có được sự cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định về hình thức phân chia cổ tức.
Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:
- Hệ sinh thái kết nối:
- Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
- Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
- Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
- Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
- Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
- Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo
- ….
Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS |
Tổng hợp: Đinh Thị Thảo