Bí quyết thành công của ông vua “thời trang nhanh” Zara xuất phát từ khả năng bắt kịp các xu hướng hiện đại, đa dạng mẫu mã và nhanh chóng đưa nó vào các bộ sưu tập của mình. Để làm được điều đó thì triết lý kinh doanh và cách vận hành chuỗi cung ứng của Zara là một trong những yếu tố quyết định.
I. Giới thiệu tổng quan về ông vua “thời trang nhanh” Zara
Zara thuộc tập đoàn dệt may Inditex Tây Ban Nha, được thành lập vào năm 1975 bởi Amancio Ortega. Zara là một trong những thương hiệu thời trang bán chạy trên thế giới.
Mục tiêu của Zara là theo kịp các xu hướng thời trang, đồng thời tạo ra các bộ sưu tập sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng các mẫu mã. Doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm đem các sản phẩm chất lượng, hợp thời đến với khách hàng.
Chiến lược kinh doanh của Zara tập trung vào sáng tạo nhiều kiểu dáng, mẫu mã, đảm bảo việc đáp ứng đủ nhu cầu của người mua. Sự thành công của Zara nằm ở việc nắm bắt xu hướng thời trang liên tục. Chính vì thế, thương hiệu này cũng đạt được nhiều thành tựu, trong đó Zara được xếp hạng 24 về thương hiệu toàn cầu tốt nhất vào năm 2017.
Thương hiệu Zara không còn xa lạ đối với người tiêu dùng thị trường Việt Nam. Thương hiệu này không chỉ đa dạng các mẫu mã mà các dòng sản phẩm cũng rất đa dạng, cập nhật xu hướng thời trang hiện đại. Các dòng sản phẩm chủ yếu như:
- Zara mini: Đây là các dòng sản phẩm dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi, sản xuất chất liệu phù hợp với làn da trẻ sơ sinh.
- Zara kid: Sản xuất dành cho trẻ em, lựa chọn sử dụng những họa tiết, màu sắc tươi tắn, đơn giản phù hợp với lứa tuổi.
- Zara Woman: Dòng sản phẩm hướng tới nữ giới, đa dạng phong cách phù hợp với nhu cầu ăn mặc của nữ.
- Zara Men: Các sản phẩm dành cho cho nam, chủ yếu như: áo sơ mi, áo vest, giày dép nam…
Làm thế nào để doanh nghiệp quản lý sản xuất hiệu quả, lập kế hoạch cung ứng khoa học và đảm bảo mọi hoạt động thành công? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua Ebook chuyên sâu:
Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp |
II. Đặc điểm nổi bật chuỗi cung ứng của Zara
Chuỗi cung ứng của Zara cho phép xuất khẩu hàng may mặc trong 24 giờ, 365 ngày trong năm, giúp vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng 2 lần/ tuần. Chuỗi cung ứng của thương hiệu này có những đặc điểm nổi bật sau:
- Khảo sát thu thập thông tin khách hàng, nghiên cứu thị trường thường xuyên: Các thông tin nghiên cứu được các nhà thiết kế sử dụng để tạo nên các sản phẩm mới và sửa đổi các thiết kế cũ.
- Quản lý phân phối sản phẩm: Hệ thống phân phối của Zara hiện đại với sự can thiệp tối thiểu của con người. Hầu hết đều sử dụng thiết bị đọc quang học để phân loại và phân phối hơn 60.000 mặt hàng quần áo mỗi giờ.
- Quản lý thông tin sản phẩm và hàng tồn kho chặt chẽ: Zara quản lý hiệu quả loại vải, đường cắt, thông số thiết kế và tình trạng tồn kho thực tế. Zara có thể thiết kế một bộ đồ mới với nguồn nguyên liệu thô, có sẵn.
III. Zara quản trị hệ thống chuỗi cung ứng theo những cơ chế nào?
1. Đầu vào của Zara
Zara đặt trụ sở thiết kế chính tại Tây Ban Nha và liên kết với hầu hết các hệ thống thu mua công ty này ở nhiều nơi như: Barcelona, Hongkong, Bắc Kinh… Doanh nghiệp thu mua nguyên vật liệu giá rẻ từ các nhà cung cấp tại Tây Ban Nha, Ấn Độ…
Tỷ lệ nguyên vật liệu nhuộm, chưa nhuộm đã được tính toán trước đảm bảo tính linh hoạt, dễ dàng thay đổi theo từng chiến dịch cụ thể đưa ra một cách nhanh chóng.
2. Thiết kế sản phẩm
Các mẫu sản phẩm của Zara được sản xuất với số lượng ít nhưng đa dạng cho phép họ dễ dàng cắt giảm việc khuyến mãi và giảm giá. Tổng số mẫu thiết kế hàng năm là 10.000 mẫu với tốc độ gấp hai lần so với các đối thủ trên thị trường.
Zara ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý kho hàng và làm tăng tính chính xác và đồng nhất của các nguồn dữ liệu về hành vi cũng như sở thích xu hướng thời trang cập nhật mới. Điều này cũng đã giúp ông vua thời trang đi đầu trong việc đáp ứng với nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường.
>> Tìm hiểu ngay các mô hình chuỗi cung ứng phổ biến nhất trong doanh nghiệp
3. Quá trình sản xuất
Nguyên tắc của Zara là Just In Time chặt chẽ và loại bỏ các quy trình sản xuất không phù hợp để đảm bảo các bộ máy hoạt động được đồng nhất. Zara luôn đảm bảo các sản phẩm được sản xuất đúng tiêu chuẩn và mẫu mã, đúng nơi và đúng thời điểm.
Zara luôn kiểm soát số lượng và tốc độ cho ra sản phẩm mới và khả năng sản xuất của nhà máy luôn đạt từ 85-100%.
4. Hoạt động phân phối, bán hàng
Chuỗi cung ứng của Zara đáp ứng 450 sản phẩm ra thị trường mỗi năm và thời gian tung ra là 2 lần/tuần. Với thời gian phân phối nhanh chóng, lịch trình sản xuất ổn định, chuỗi cung ứng đã giúp thương hiệu này đáp ứng được nhu cầu với khách hàng.
Mức tồn kho của Zara chỉ dưới 10% với mức trung bình 17%-20%, số liệu chưa bằng một nửa so với tỷ lệ tồn kho trung bình với nhiều công ty trên thị trường.
Chuỗi cung ứng của thương hiệu còn có khả năng cung cấp lượng hàng lớn cho các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ, Zara xác định vị trí cửa hàng chủ yếu ở những nơi đắc địa. Những sản phẩm cũng được trưng bày tại cửa hàng một cách nhanh chóng và rất ít tồn kho.
>> Xem thêm: Chuỗi cung ứng của Samsung: Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp điện tử
IV. Những thách thức trong quản trị chuỗi cung ứng Zara
1. Tăng chi phí vận tải
Vận chuyển trong chuỗi cung ứng của Zara chiếm một phần chi phí đáng kể, hầu hết các phương thức vận tải đặc biệt là vận tải hàng không của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Và trong tương lai, việc thiếu hụt nhiên liệu và tăng giá vận tải sẽ là một trong nhức thách thức đối với Zara. Vì vậy, thương hiệu nên bắt đầu tìm lời giải cho bài toán cho mạng lưới giao thông, sẵn sàng cho chuỗi cung ứng tốt nhất.
2. Hệ thống POS lỗi thời
Hệ thống POS của Zara hiện tại đã lỗi thời vì vẫn còn sử dụng định dạng DOS mà Microsoft không còn hỗ trợ. Ngoài ra, hệ thống DOS hoạt động giống như mạng khép kín trong cửa hàng và người quản lý không có khả năng tra cứu số dư hàng tồn kho của các cửa hàng, vì vậy Zara vẫn đang thực hiện thủ công để kiểm tra sản phẩm. Điều này gây mất nhiều thời gian cho cả nhân viên và quản lý các cửa hàng.
3. Nhu cầu mua sắm tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương ngày càng gia tăng
Nhu cầu mua sắm tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương tăng cũng là một trong những thách thức lớn đối với chiến lược chuỗi cung ứng của Zara. Hơn nữa, điều này còn gây khó khăn cho Zara trong việc lựa chọn địa điểm và các hệ thống thông tin giao thông.
V. Bài học cho doanh nghiệp trong quản trị chuỗi cung ứng
1. Ý thức chuỗi cung ứng tạo lợi thế cạnh tranh
Nhà quản lý phải nắm được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, đặt hệ thống chuỗi là một trong những chiến lược của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng cần được đầu tư và vận hành theo trình tự khoa học, tinh giản ở từng khâu, từ đó đẩy nhanh tốc độ đơn hàng đến tay người tiêu dùng.
2. Hoàn thiện hệ thống thông tin đồng bộ
Ứng dụng công nghệ trong việc lưu trữ và xử lý thông tin chuẩn xác là một trong những nền tảng thôi thúc sự thông suốt trong hệ thống quản trị chuỗi cung ứng. Công nghệ thông tin giúp các doanh nghiệp quản lý từng khâu rõ ràng, dễ hiểu, hoạt động chuỗi cung ứng được trơn tru và hiệu quả nhất.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp có thể khám phá sức mạnh quản lý chuỗi cung phần mềm AMIS Công việc ngay. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên xuyên suốt. Nhờ vậy doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình cung ứng để tăng hiệu quả kinh doanh.
VI. Kết luận
Ông vua thời trang Zara đã có chuỗi cung ứng linh hoạt trong ngành thời trang trong những thập kỷ qua. Điều này cũng cho thấy sự hiệu quả chuỗi cung ứng của Zara trong việc liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và các nhà thiết kế đáp ứng các mặt hàng nhanh chóng.
Hy vọng qua nội dung chia sẻ của MISA AMIS về cách vận hành chuỗi cung ứng Zara, các doanh nghiệp sẽ đưa ra được những bài học và giải pháp cho doanh nghiệp của mình.