Tổng hợp quy định pháp luật có hiệu lực trong tháng 10 dành cho doanh nghiệp

03/10/2022
2313

Trong tháng 10/2022, có ba quy định pháp luật nổi bật dành cho doanh nghiệp có hiệu lực bao gồm:

– Dừng hỗ trợ mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 0% quay về 1%; 

– Quy định mới về lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh/văn phòng đại diện tại Việt Nam theo Luật An ninh mạng 

– Thông tư số 57/2022/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp. 

Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn đọc chi tiết những điểm quan trọng doanh nghiệp cần nắm để thực hiện tốt ba quy định pháp luật nêu trên. 

1/ Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp quay về tỉ lệ 1%

Nghị quyết số 116/2021 của Chính phủ ban hành ngày 24/09/2021 đã kịp thời đưa ra những quy định hỗ trợ thiết thực từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động đảm bảo cuộc sống cơ bản và giúp người sử dụng lao động duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Theo đó, Nghị quyết 116/2021 quy định chủ doanh nghiệp được giảm mức đóng từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (không áp dụng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên). 

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp này chỉ có hiệu lực từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022. 

Từ ngày 1/10/2022, chính sách hỗ trợ này hết hiệu lực, đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, hay, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ quay về 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp như quy định thông thường. 

Người sử dụng lao động hay chính là các doanh nghiệp cần nắm được thay đổi này để thực hiện đúng việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đơn vị mình. 

2/ Lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh/văn phòng đại diện tại Việt Nam theo Luật An ninh mạng

Nghị định 53/2022 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/10, hướng dẫn chi tiết một số Điều của Luật An ninh mạng. Trong đó, tại điều 26 về Lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam có quy định chi tiết về các dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam bao gồm:

  • Các dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam
  • Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra như tên tài khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu
  • Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam như bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.

Hình thức lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam do doanh nghiệp quyết định.

Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc một trong những lĩnh vực dưới đây phải lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam trong một số trường hợp. 

Lĩnh vực

Trường hợp

  • Dịch vụ viễn thông
  • Lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử
  • Thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán
  • Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng
  • Mạng xã hội và truyền thông xã hội
  • Trò chơi điện tử trên mạng; dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến
Dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp bị sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng đã được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo và có yêu cầu phối hợp, ngăn chặn, điều tra, xử lý bằng văn bản nhưng không chấp hành, chấp hành không đầy đủ hoặc ngăn chặn, cản trở, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện (*)

(Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam)

Bảng 1: Lĩnh vực và trường hợp doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh/văn phòng đại diện tại Việt Nam

(*) Trường hợp bất khả kháng mà doanh nghiệp nước ngoài không thể thực hiện việc chấp hành yêu cầu của pháp luật về an ninh mạng, doanh nghiệp nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an trong vòng 03 ngày làm việc để kiểm tra tính xác thực của việc bất khả kháng. Doanh nghiệp nước ngoài không thể thực hiện việc chấp hành yêu cầu của pháp luật về an ninh mạng theo Nghị định 53/2022 có thời gian 30 ngày làm việc để tìm phương án khắc phục.

Thời hạn hoàn thành việc lưu trữ, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực tại bảng 1 là 12 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. 

>> Có thể bạn quan tâm: [Cập nhật] 3 chính sách thuế, phí, kế toán có hiệu lực từ tháng 9/2022

3/ Hướng dẫn chi tiết Thông tư số 57/2022/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp 

Ngày 16/09/2022, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 57/2022/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp. 

Thông tư 57/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 31/10/2022. 

Các điểm chính của Thông tư bao gồm:

a/ Đối tượng áp dụng – điều 2

Quy định của thông tư áp dụng đối với các đối tượng doanh nghiệp sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 
  • Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước là các công ty cổ phần (bao gồm cả ngân hàng thương mại cổ phần, công ty cổ phần hình thành từ cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần theo quy định của Chính phủ.
  • Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi là SCIC); Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là DATC). 
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.

b/ Lập dự toán thu – điều 4 

Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lập dự toán chi tiết từng khoản thu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý cùng với việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định. Hạn nộp dự toán là trước ngày 20 tháng 7 hằng năm.

Số dự toán thu được xác định theo phương pháp dưới đây:

Khoản thu

Căn cứ

Công thức

Thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ vào danh mục, phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Số dự toán thu bằng (=) số lượng cổ phần bán ra, nhân với (x) giá khởi điểm dự kiến, trừ đi (-) dự toán chi phí cổ phần hóa, chi phí xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế
Thu từ các hình thức sắp xếp chuyển đổi sở hữu khác của doanh nghiệp Căn cứ vào phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn tại doanh nghiệp Căn cứ vào danh mục, phương án chuyển nhượng vốn nhà nước, phương án chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn tại doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt – Tại công ty cổ phần:

số dự toán thu chuyển nhượng vốn nhà nước bằng (=) số lượng cổ phần chuyển nhượng dự kiến nhân với (x) giá khởi điểm chuyển nhượng cổ phần dự kiến trừ đi (-) dự toán chi phí chuyển nhượng vốn

– Tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

số dự toán thu chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn bằng (=) số tiền thu từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn dự kiến trừ đi (-) dự toán chi phí chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn.

– Số dự toán thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần bằng (=) số lượng quyền mua nhân với (x) giá khởi điểm chuyển nhượng quyền mua dự kiến trừ đi (-) dự toán chi phí chuyển nhượng quyền mua cổ phần.

Số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động Được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP

>> Xem thêm:  Vốn chủ sở hữu là gì, phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

c/ Lập dự toán chi – điều 5

Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán chi tiết theo từng khoản chi đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời lập dự toán ngân sách nhà nước định kỳ hàng năm theo quy định gửi Bộ Tài chính. Thời hạn gửi dự toán chi là trước ngày 20 tháng 7.

Lập dự toán chi thường xuyên để chi hỗ trợ, bù đắp phần kinh phí còn thiếu và chi xử lý phần chênh lệch giữa số đã nộp cao hơn so với số phải nộp. Chi tiết như sau:

  • Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất số tiền ngân sách nhà nước chi hỗ trợ, xử lý chênh lệch nếu có:
    • Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên:
      • phương án đã được phê duyệt, quyết toán của cơ quan có thẩm quyền về kinh phí xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế, các khoản chi liên quan đến chuyển đổi sở hữu
      • thực tế số tiền đã nộp
    • Doanh nghiệp, đơn vị báo cáo dự toán chi để rà soát, thẩm định và tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên các hoạt động kinh tế tới:
Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương Báo cáo tới cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương
Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương Báo cáo tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời gian doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập lập và gửi báo cáo căn cứ số lượng, quy mô của doanh nghiệp, đơn vị và thời hạn gửi dự toán theo quy định.
  • Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kết quả chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn tại doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để lập dự toán nhu cầu chi bù đắp, xử lý chênh lệch.

Ngoài ra, dự toán chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách đầu tư phát triển theo phân cấp.

Riêng đối với các doanh nghiệp do Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, dự toán chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được bố trí trực tiếp cho các doanh nghiệp này.

d/ Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước và mẫu tờ khai – điều 7

Khoản thu Nguồn thu Thời hạn Kể từ ngày Mẫu tờ khai

Kèm theo TT57

Thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập

Tiền thu từ bán đấu giá công khai ra công chúng 05 ngày làm việc Kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc đấu giá Mẫu số 01/CPH
Tiền thu từ bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược: 05 ngày làm việc Kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc đấu giá
Tiền thu từ bảo lãnh phát hành 10 ngày Kể từ ngày hoàn tất việc mua bán cổ phần theo hợp đồng bảo lãnh
Tiền thu từ bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư, bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn, người lao động và người quản lý doanh nghiệp 05 ngày làm việc Kể từ ngày hết hạn nộp tiền
Tiền thu từ bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương thức dựng sổ 05 ngày làm việc Kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần của nhà đầu tư
Tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần 90 ngày

05 ngày làm việc

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu

Kể từ ngày có quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần

Mẫu số 01/CPH

Mẫu số 02/QT-CPH

Số dư dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng (đối với các hợp đồng đã ký, thời gian bảo hành còn hiệu lực sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) không chi hết 30 ngày Kể từ ngày hết thời hạn bảo hành theo hợp đồng Mẫu số 01/CPH
Các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 07/2022/TT-BTC (đối với DATC) 10 ngày làm việc  Kể từ ngày nhận được tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản Mẫu số 01/CPH
Số phải nộp vào ngân sách nhà nước từ khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thu hồi được

(đối với các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông)

10 ngày làm việc  Kể từ ngày thu hồi được nợ

Mẫu số 01/CPH

 Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Phát sinh tăng thêm số phải nộp ngân sách nhà nước sau khi phê duyệt quyết toán tiền thu

15 ngày 

10 ngày làm việc 

10 ngày làm việc

10 ngày làm việc

Kể từ ngày công bố kết quả cuộc đấu giá công khai/chào bán cạnh tranh hoặc ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận) kể từ ngày thực hiện giao dịch chuyển nhượng vốn tại các doanh nghiệp đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

kể từ ngày nhận được tiền của Tổ chức quản lý sổ lệnh

Kể từ ngày có quyết định phê duyệt quyết toán tiền thu từ chuyển nhượng vốn

Mẫu số 01/CNV

Mẫu số 02/QT-CNV

Thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp

10 ngày làm việc 

10 ngày làm việc

Kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư

Kể từ ngày có quyết định phê duyệt quyết toán đối với tiền thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Mẫu số 01/CNV

Mẫu số 02/QT-CNV

Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao SCIC thực hiện chuyển nhượng vốn để nộp vào ngân sách nhà nước 10 ngày làm việc Kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư

Mẫu số 01/CNV

Thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động

10 ngày Kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định về việc nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước Mẫu số 01/CLVCSH-VDL
Thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác Bán doanh nghiệp 10 ngày làm việc Kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt quyết toán tiền thu từ bán toàn bộ doanh nghiệp

Mẫu số 02/QT-SXCDK

Chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

10 ngày làm việc

Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp tại thời điểm điểm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu

Ngoài ra, Thông tư 57/2022/TT-BTC cũng hướng dẫn cách thức xử lý các khoản phải thu về Quỹ phát sinh và cách thức xử lý lãi chậm nộp về Quỹ phát sinh trước thời điểm Nghị định số 148/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành lần lượt tại điều 9, điều 10. 

MISA AMIS đã tổng hợp tới bạn đọc những điểm quan trọng, mấu chốt của ba quy định pháp luật nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2022. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo trên MISA AMIS.

Qua bài viết, MISA AMIS mong muốn các kế toán doanh trong quá trình làm việc của mình được cập nhật đầy đủ các quy định mới nhất của Chính phủ, Bộ Tài chính,… để không gặp khó khăn trong quá trình làm việc. Phần mềm online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Phần mềm cho phép kế toán doanh nghiệp:

  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • ….

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm 15 ngày miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Tổng hợp: Nguyễn Tuấn Dũng

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả