Kế toán cho giám đốc Chỉ số tài chính doanh nghiệp Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tính và quy định...

Thặng dư vốn cổ phần là một thuật ngữ gắn liền với loại hình công ty cổ phần – một loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến hiện trong nền kinh tế nay. Vậy thặng dư vốn cổ phần là gì? Thặng dư vốn cổ phần được hình thành như thế nào và bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật nào? Các nội dung này sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây. 

1. Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Theo Điều 67 Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp, thặng dư vốn cổ phần (tên tiếng anh là Capital Surplus) được định nghĩa là phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu; hoặc chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ. 

Tuy nhiên, cách hiểu phổ biến hơn của thặng dư vốn cổ phần chính là phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận tại phần nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Thặng dư vốn cổ phần có thể làm tăng vốn chủ sở hữu (nếu giá phát hành lớn hơn mệnh giá) hoặc giảm vốn chủ sở hữu (nếu giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá). Thặng dư vốn cổ phần giúp các công ty cổ phần huy động vốn phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Hoạt động chào bán cổ phiếu để huy động vốn không thuộc hoạt động kinh doanh. 

Vì vậy, trong hạch toán kế toán, khoản thặng dư vốn cổ phần không được phép hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp mà được hạch toán vào tài khoản 4112 – Thặng dư vốn cổ phần. Tài khoản 4112 có số dư Có hoặc số dư Nợ. Trên Báo cáo tài chính, số dư Thặng dư vốn cổ phần được trình bày tại chỉ tiêu Mã số 412 – Thặng dư vốn cổ phần thuộc Bảng cân đối kế toán, giá trị tài khoản này có thể là số dương hoặc số âm tương ứng. 

Vì không thuộc hoạt động kinh doanh nên thặng dư vốn cổ phần không liên quan tới lợi nhuận có thể phân phối cho các cổ đông. 

Liên quan tới xử lý thuế, khoản thặng dư vốn cổ phần không phải thu nhập từ hoạt động kinh doanh, do vậy, không bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

2. Cách xác định thặng dư vốn cổ phần 

Như đã trình bày ở trên, thặng dư vốn cổ phần chủ yếu hình thành từ chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu, tuy nhiên, thặng dư vốn cổ phần còn phát sinh từ nhiều trường hợp (TH) khác. Với mỗi trường hợp sẽ có cách xác định khác nhau. Cụ thể các trường hợp như sau:

Các trường hợp phát sinh thặng dư vốn cổ phần

TH1: Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu

Thặng dư vốn cổ phần

= Giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn

Giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu

Trong đó: 

– Giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn được xác định theo giá trị hợp lý tại thời điểm góp vốn.

– Giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu do các bên tham gia góp vốn tự thỏa thuận

>> Xem thêm: các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp, ưu và nhược điểm

Theo đó, nếu giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp chủ sở hữu, sẽ ghi có vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần, làm tăng vốn chủ sở hữu. Ngược lại, nếu tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp chủ sở hữu, sẽ ghi nợ vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần, làm giảm vốn chủ sở hữu.

TH2: Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông 

Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu) x Số lượng cổ phiếu phát hành

Trong đó:

– Mệnh giá: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà tổ chức phát hành ấn định cho chứng khoán và được ghi trên chứng khoán đó. Mệnh giá được hiểu cơ bản là giá in trên mặt cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác. Tại Việt Nam, các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán thường có mệnh giá cổ phiếu là 10 nghìn đồng. 

– Giá phát hành: là giá bán cổ phiếu tại thời điểm công ty phát hành cổ phiếu mới ra thị trường. Đây là mức giá nhà đầu tư chấp nhận mua cổ phiếu để trở thành chủ sở hữu của công ty trừ đi chi phí phát hành cổ phiếu (gồm các chi phí như chi phí in ấn, quảng cáo, chi phí bảo lãnh phát hành, chi phí hoa hồng, môi giới…) 

– Số lượng cổ phiếu phát hành: Là số lượng cổ phiếu thực tế được phát hành trên thị trường

Nếu giá phát hành lớn hơn mệnh giá, chênh lệch sẽ được ghi có vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần, ngược lại, nếu giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá, chênh lệch sẽ được ghi nợ vào tài khoản. 

Phát hành cổ phiếu

TH3: Công ty phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác (kể cả trường hợp hợp nhất kinh doanh dưới hình thức phát hành cổ phiếu)

Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu) x Số lượng cổ phiếu phát hành

Trong đó:

– Giá phát hành cổ phiếu là giá mua cổ phiếu do công ty đầu tư và công ty nhận đầu tư thỏa thuận sau khi trừ đi các chi phí phát hành. 

– Mệnh giá cổ phiếu là giá trị danh nghĩa mà tổ chức phát hành ấn định cho cổ phiếu của công ty. Mệnh giá cổ phiếu phát hành cho đầu tư vào doanh nghiệp khác tương tự với mệnh giá cổ phiếu phổ thông trong các giao dịch phát hành cổ phiếu thông thường của công ty. 

– Số lượng cổ phiếu phát hành là số lượng cổ phiếu công ty đầu tư và công ty nhận đầu tư thỏa thuận để thực hiện giao dịch đầu tư. 

Nếu giá phát hành lớn hơn mệnh giá, chênh lệch sẽ được ghi có vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần, ngược lại, nếu giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá, chênh lệch sẽ được ghi nợ vào tài khoản. 

Một số trường hợp khác như phát hành cổ phiếu từ quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển hay nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần cũng được xác định tương tự bằng chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiếu và mệnh giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu phát hành. 

TH4: Tái phát hành cổ phiếu quỹ và hủy bỏ cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty đã phát hành và được mua lại bởi chính công ty đó, tùy luật pháp từng nước, nó có thể không bị hủy bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán. 

  • Thặng dư vốn cổ phần sẽ phát sinh khi tái phát hành cổ phiếu quỹ và được tính như sau:

Thặng dư vốn cổ phần

= Giá tái phát hành  cổ phiếu quỹ Giá ghi sổ của  cổ phiếu quỹ  x

Số lượng cổ phiếu quỹ tái phát hành

Trong đó:

– Giá tái phát hành cổ phiếu quỹ là giá mà nhà đầu tư bỏ ra để mua lại cổ phiếu quỹ của công ty sau khi trừ đi chi phí phát hành cổ phiếu quỹ

– Giá ghi sổ của cổ phiếu quỹ là giá thực tế mà trước đây cổ phiếu được công ty mua lại. Trong trường hợp cổ phiếu quỹ được mua nhiều lần, với nhiều mức giá khác nhau, thông thường các công ty xác định giá trị ghi sổ bằng cách lấy tổng giá trị cổ phiếu quỹ đang ghi nhận chia cho tổng số lượng cổ phiếu quỹ hay chính là giá trung bình của cổ phiếu quỹ. 

  • Trong trường hợp hủy bỏ cổ phiếu quỹ cũng sẽ phát sinh thặng dư vốn cổ phần như sau:

Thặng dư vốn cổ phần

= Giá ghi sổ cổ phiếu quỹ Mệnh giá cổ phiếu quỹ  x

Số lượng cổ phiếu quỹ hủy bỏ

Ví dụ: Công ty Cổ phần ABC có 1.000.000 cổ phiếu đang lưu hành với mệnh giá 10.000 VND, giá phát hành cổ phiếu tại thời điểm phát hành là 15.000 VND/1 cổ phiếu. 

Ngày 1/1/N, công ty mua lại 100.000 cổ phiếu với giá 18.000 VND/1 cổ phiếu và ghi nhận là Cổ phiếu quỹ trên Báo cáo tài chính. 

Ngày 1/1/N+1, công ty tái phát hành 80.000 cổ phiếu quỹ với giá 22.000 VND/Cổ phiếu

Ngày 30/9/N+1, công ty ra quyết định hủy bỏ 20.000 cổ phiếu quỹ đã mua. 

Theo đó, thặng dư vốn cổ phần được xác định trong từng trường hợp như sau:

– Ngày 1/1/N+1 tái phát hành 80.000 cổ phiếu quỹ:

Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành – Giá ghi sổ) x số lượng cổ phiếu quỹ tái phát hành 

        = (22.000 – 18.000) x 80.000 = 320.000.000 VND

– Ngày 30/9/M+1 hủy cổ phiếu quỹ

Thặng dư vốn cổ phần = (Giá ghi sổ – Mệnh giá) x số lượng cổ phiếu quỹ huỷ bỏ 

        = (18.000 – 10.000) X 20.000 = 160.000.00 VND

Tái phát hành cổ phiếu quỹ

>> Có thể bạn quan tâm: Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần và thủ tục chi tiết

TH5: Ghi nhận quyền chọn trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành. Tại thời điểm phát hành trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu, cần xác định giá trị phần nợ gốc và quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai về giá trị hiện tại. 

Khi đáo hạn trái phiếu, trường hợp người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, phần nợ gốc trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu, khi đó sẽ phát sinh thặng dư vốn cổ phần như sau:

Thặng dư vốn cổ phần

= Giá trị nợ gốc trái phiếu chuyển đổi

Giá trị cổ phiếu phát hành thêm tính theo mệnh giá

Trong đó:

– Giá trị nợ gốc trái phiếu chuyển đổi được tính bằng giá trị của khoản thành toán trong tương lại sau khi chiết khấu về giá trị hiện tại 

– Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá = Số lượng cổ phiếu phát hành thêm x Mệnh giá cổ phiếu.

Ví dụ: 2.000 trái phiếu chuyển đổi có quyền chuyển đổi về cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2, nghĩa là 2.000 trái phiếu sẽ chuyển đổi về 2.000 x 2 = 4.000 cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu là 10.000 VND/cổ phiếu. Vậy giá trị cổ phiếu phát hành thêm là 4.000 x 10.000 = 40.000.000 VND.  

Khi đáo hạn trái phiếu, kể cả trong trường hợp trái chủ không thực hiện quyền chọn, giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi cũng sẽ được kết chuyển sang thặng dư vốn cổ phần. 

Như vậy, trong trường hợp trái chủ lựa chọn thực hiện quyền chọn, tổng thặng dư vốn cổ phần sẽ bằng giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi cộng với phần chênh lệch giữa giá trị nợ gốc với giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá.

Ví dụ: Ngày 1/1/N, Công ty cổ phần ABC phát hành 1 triệu trái phiếu chuyển đổi mệnh giá 10.000 đồng kỳ hạn 3 năm, lãi suất danh nghĩa 10%/năm, trả lãi mỗi năm 1 lần vào thời điểm cuối năm. Lãi suất của trái phiếu tương tự không được chuyển đổi là 15%/năm. Tại thời điểm đáo hạn, mỗi trái phiếu được chuyển đổi thành 1.5 cổ phiếu. Biết giá trị nợ gốc tính theo phương pháp chiết khấu về giá trị hiện tại là 8.858.385.000 VND, tổng tiền thu về là 10.000.000.000 VND. Tính thặng dư vốn cổ phần nếu trái chủ thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu về cổ phiếu. 

Theo đó:

– Giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu:

 10.000.000.000 – 8.858.385.000 = 1.141.615.000 VND

– Nếu trái chủ thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu về cổ phiếu, mỗi 1 trái phiếu tương ứng với 2 cổ phiếu, vậy mệnh giá cổ phiếu phát hành thêm là:

1.000.000 X 1,5 X 10.000 = 15.000.000.000 VND

=> Thặng dư vốn cổ phần từ kết chuyển trái phiếu thành cổ phiếu là:

8.858.385.000 – 15.000.000.000 = – 6.141.615.000 VND

=> Tổng thặng dư vốn cổ phần là:

1.141.615.000 + (- 6.141.615.000) = – 5.000.000.000 VND

thặng dư vốn cổ phần là gì
Hình 4: Phát hành trái phiếu chuyển đổi _ Nguồn: Internet

3. Các quy định về thặng dư vốn cổ phần

Về mặt hạch toán kế toán và trình bày Báo cáo tài chính, các thông tin về thặng dư vốn cổ phần được hướng dẫn trong Điều 67 Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng có văn bản liên quan đến việc quản lý, sử dụng thặng dư vốn cổ phần thông qua Thông tư 19/2003/TT-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2003 Hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ thặng dư vốn cổ phần (TDVCP), và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần. Theo đó, tùy thuộc vào việc nguồn thặng dư vốn cổ phần hình thành trong trường hợp nào, nhằm mục đích gì, sẽ có hướng dẫn về thời hạn cũng như điều kiện tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ phần khác nhau: 

Tổng hợp hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ thặng dư vốn cổ phần (TDVCP), và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần

Thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ trong các trường hợp trên thông qua hình thức phát hành cổ phiếu cho các cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông. Các nội dung này được quy định chi tiết trong Điểm 2, Khoản A, Mục II Thông tư 19/2003/TT-BTC. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về thặng dư vốn cổ phần, MISA AMIS hy vọng các thông tin này có thể giúp cho chủ doanh nghiệp trong việc tính toán và sử dụng nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần một cách hiệu quả cũng như tuần thủ theo quy định của pháp luật.  

Hiện nay để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và nhanh chóng các chỉ số tài chính, việc sử dụng các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS được xem là giải pháp tối ưu. Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp nhanh số liệu tổng quan giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các chỉ tiêu tài chính quan trọng như:

  • Số dư tiền: Chủ doanh nghiệp nắm rõ tình hình số dư tiền hiện tại của doanh nghiệp như thế nào để thực hiện các quyết định chi tiêu hợp lý phù hợp với ngân sách thực có.
  • Doanh thu, chi phí: Hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ tình hình doanh thu theo từng mặt hàng, khách hàng, nhóm đối tượng khách hàng để điều chỉnh chính sách giá, chăm sóc khách hàng kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 
  • Công nợ: Cho phép doanh nghiệp theo dõi, báo cáo chi tiết công nợ, hạn nợ theo từng khách hàng, hóa đơn, nhân viên để đốc thúc thu hồi công nợ kịp thời
  • Tồn kho: Cho phép theo dõi chi tiết và tổng thể xuất nhập tồn trên một kho hoặc nhiều kho, đồng thời cung cấp tính năng tồn kho tối thiểu giúp cảnh báo doanh nghiệp nhập hàng khi số lượng đến mức tối thiểu.

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]