Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ: Xu hướng nào cho doanh nghiệp Việt Nam 

19/08/2022
1137

Việc chuyển giao hàng hóa đến người tiêu dùng là một bài toán lớn đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ. Là một lĩnh vực phụ thuộc vào thói quen và sức mua của người tiêu dùng, ngành bán lẻ chịu nhiều biến động trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ khiến người tiêu dùng phát sinh nhiều nhu cầu mua hàng mới và đòi hỏi nhiều hơn về trải nghiệm dịch vụ từ đơn vị cung cấp. 

Vậy xu hướng và lộ trình chuyển đổi số nào sẽ phù hợp và hiệu quả với doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam? Theo dõi những thông tin từ MISA AMIS để nắm bắt những xu hướng đổi mới thiết yếu không thể bỏ qua!

Xu hướng và lộ trình chuyển đổi số nào sẽ phù hợp và hiệu quả với doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam
Xu hướng và lộ trình chuyển đổi số nào sẽ phù hợp và hiệu quả với doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam

I. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?

Theo Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, Retail Innovation) của Aptos định nghĩa: 

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng (Supply Chain) sang tập trung nhiều hơn vào nhu cầu khách hàng dựa trên dữ liệu từ mô hình chuỗi kỹ thuật số (Digital Value Chain). 

Hay nói cách khác, đây thực chất là quá trình chuyển đổi cách thức bán hàng truyền thống sang ứng dụng công nghệ số hiện đại, tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm dịch của của người tiêu dùng. 

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì
Quá trình chuyển đổi cách thức bán hàng truyền thống sang ứng dụng công nghệ số hiện đại, tập trung vào trải nghiệm mua hàng

II. 4 Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ nổi bật 

Chuyển đổi số không chỉ trực tiếp giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ nắm được các trải nghiệm của khách hàng trên môi trường kỹ thuật số mà còn đem lại những trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. Phương thức này góp phần vào việc tối ưu hóa vận hành và dễ dàng quản lý trên hệ thống, nâng cao khả năng cạnh tranh. 

Công nghệ số còn góp phần tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các dịch vụ và tạo thành các nền tảng Win-Win phát triển bền vững. Tất cả các dịch vụ như thanh toán điện tử, chuyển phát hàng hóa đều đem lại những trải nghiệm xuyên suốt, tiện ích cho người mua hàng. 

Với những nhu cầu trải nghiệm dịch vụ mới từ người tiêu dùng cũng như sự thay đổi cấp thiết từ các doanh nghiệp, chuyển đổi số ngành bán lẻ có 4 xu hướng nổi bật sau đây:

1. Chuyển dịch từ mô hình kinh doanh Supply Chain sang Digital Value Chain

Cùng với sự chuyển dịch của thị trường và thói quen của người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ chuyển sang tối ưu và mở rộng chuỗi giá trị và trải nghiệm dịch vụ tốt tới khách hàng. Xu hướng này được chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Triển khai thu thập dữ liệu khách hàng thông qua các hoạt động trao đổi, giao tiếp và mua bán với khách hàng. Các hoạt động thông qua việc tư vấn, áp dụng hệ thống CRM trong quản lý khách hàng, thanh toán trực tuyến…
  • Giai đoạn 2: Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh dựa trên Insight (hiểu biết hữu ích) từ dữ liệu. Các hoạt động thông qua việc tối ưu quy trình xử lý đơn hàng, tối ưu vận chuyển giao nhận, quy trình xuất nhập kho hàng…
  • Giai đoạn 3: Cải tiến và phát triển các dịch vụ nhằm gia tăng giá trị, kết hợp và mở rộng các mô hình kinh doanh để tạo thành hệ sinh thái…
Chuyển dịch từ mô hình kinh doanh Supply Chain sang Digital Value Chain
Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh dựa trên Insight (hiểu biết hữu ích) từ dữ liệu

2. Tăng cường trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ số

Khách hàng hiện đại ngày càng có nhiều sự lựa chọn, phát sinh những nhu cầu mới và đòi hỏi dịch vụ tốt hơn từ đơn vị cung cấp. Không chỉ đơn giản là mua món hàng mà còn mua cả trải nghiệm. Và công nghệ số có thể giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm một cách nhanh chóng và tiện lợi. 

Các dữ liệu có được từ công nghệ số còn giúp doanh nghiệp ghi nhận các thói quen mua sắm, nhu cầu khách hàng để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa và đem lại những ý tưởng bán hàng mới cho doanh nghiệp. 

3. Phát triển hình thức thanh toán Online tiện ích

Việc phát triển hình thức thanh toán Online có thể giúp doanh nghiệp kết hợp với các đơn vị thanh toán để tung ra nhiều chương trình khuyến mại, nhằm khuyến khích mua sắm có lợi cho khách hàng. 

Các hình thức thanh toán Online tiện ích như: Thanh toán qua thẻ quốc tế, qua ví điện tử, chuyển khoản, quét mã và sử dụng thẻ tích điểm… Thanh toán cũng là một trải nghiệm trong quá trình mua sắm của khách hàng, một trải nghiệm tiện ích, mượt mà có thể sẽ giúp doanh nghiệp chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng. 

Xu hướng thanh toán Online
Thanh toán qua thẻ quốc tế, qua ví điện tử, chuyển khoản, quét mã và sử dụng thẻ tích điểm

4. Tối ưu quy trình vận hành và nâng cao sự phối hợp giữa các phòng ban bằng phần mềm quản trị doanh nghiệp

Bên cạnh việc thu hút, giữ chân khách hàng thì giá trị của chuyển đổi số còn nằm ở việc tối ưu hóa các khâu quản lý nhằm tiết kiệm chi phí vận hành. Đặc biệt là đối với thị trường cạnh tranh nhiều biến động, doanh nghiệp nào có chiến lược hiệu quả và thực thi nhanh chóng sẽ dễ dàng thành công hơn. 

Như chúng ta có thể thấy, trong thời điểm đại dịch Covid 19 bùng nổ, thì có rất nhiều doanh nghiệp nhìn ra cơ hội và đưa sản phẩm của mình lên môi trường số, phát triển mô hình thanh toán trực tuyến, dịch vụ giao hàng… Và những thay đổi này chỉ được thực thi kịp thời với bộ máy tinh gọn với quy trình phối hợp được tối ưu một cách khoa học. 

Để tối ưu được quy trình vận hành và nâng cao sự phối hợp trong công việc, các doanh nghiệp nên ứng dụng các phần mềm quản lý công việc để có thể nắm bắt nhanh chóng và quản lý hiệu quả. 

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp muốn tối ưu hoạt động vận hành trong quá trình chuyển đổi số mà không biết bắt đầu từ đâu và dùng phần mềm nào? 

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong quá trình chuyển đổi số, MISA đã áp dụng và đưa ra những giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất hàng đầu tại Việt Nam nhằm giúp Bộ máy doanh nghiệp vận hành thống nhất và hiệu quả trên một nền tảng duy nhất.  Doanh nghiệp có thể quản lý kinh doanh dễ dàng, tối ưu hóa lợi nhuận và tăng trưởng 47% năng suất vượt bậc.

III. Chuyển đổi số ngành bán lẻ mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp

Việc ứng dụng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ sẽ mang lại những lợi ích nổi bật sau đây:

1. Tăng trải nghiệm với khách hàng

Trong thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng liên tục biến đổi. Vì thế, tăng trải nghiệm khách hàng, khiến khách hàng luôn hài lòng là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp bán lẻ. 

Thông qua những giải pháp công nghệ giúp tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng như: Thanh toán trực tuyến, trải nghiệm công nghệ thực tế ảo, check sản phẩm nhanh chóng với mã QR… Mọi vấn đề về hàng hóa và thanh toán sẽ được giải quyết nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. 

>> Tìm hiểu thêm: Tại sao doanh nghiệp phải chuyển đổi số trong thời đại mới

2. Tự động hóa các quy trình làm việc và hệ thống vận hành

Việc ứng dụng quy trình làm việc là điều cần thiết để nâng cao hiệu suất làm việc. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp bán lẻ lớn khi có quy trình làm việc phức tạp. Những phần mềm công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ như: Phần mềm kế toán, phần mềm CRM, phần mềm ERP, quản lý công việc, quản lý nhân sự…

3. Tăng doanh thu

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, chi phí cho những hoạt động quảng cáo kém hiệu quả,… Những điều này góp phần đáp ứng được những nhu cầu và tăng trải nghiệm khách hàng hiệu quả, từ đó doanh số bán hàng và doanh thu mang lại sẽ tăng như kỳ vọng. 

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, MISA AMIS mời bạn tham khảo nhay Ebook chuyên sâu dưới đây:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

IV. Doanh nghiệp đang gặp những khó khăn gì trong chuyển đổi số ngành bán lẻ

Bước đầu tiến hành chuyển đổi số trong ngành bán lẻ khiến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn:

1. Thay đổi cách quản lý truyền thống

Khi tiến hành chuyển đổi số, nhà quản lý cần thay đổi phương pháp quản lý, tiếp cận mô hình mới và có cách thức làm việc mới mẻ hiện đại hơn. Khi đó nhiều nhân viên sẽ ngại việc thay đổi và không chịu tiếp thu cái mới. Đòi hỏi người lãnh đạo phải đưa ra kế hoạch hoạt động, KPI phù hợp để hoạt động quản lý hiệu quả hơn. 

>> Theo dõi hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp qua: Bộ câu hỏi đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp

2. Ràng buộc về ngân sách

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ phải có sự triển khai toàn diện, vì thế mà vấn đề về ngân sách đầu tư thường lớn, không phải công ty bán lẻ nào cũng có thể tiến hành chuyển đổi số đặc biệt là công ty vừa và nhỏ. Bởi vậy, ràng buộc về ngân sách chính là vấn đề vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ. 

Ràng buộc về ngân sách
Ràng buộc về ngân sách chính là vấn đề vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ

3. Chuyển đổi số không đồng bộ

Khi nhu cầu chuyển đổi số từ các doanh nghiệp tăng cao thì việc ra đời các phần mềm công nghệ ngày càng lớn. Nhiều phần mềm được ứng dụng tràn lan mà không thực sự đem lại nhiều hiệu quả. Nhiều chuỗi bán lẻ chưa thực sự chuyển đổi số đồng bộ, còn thực hiện manh mún. 

Việc chuyển đổi số không đồng bộ dẫn tới hiệu quả đem lại thấp và công việc nhân viên còn trì trệ, khó quản lý…Ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển đổi số. 

XÂY DỰNG NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VỚI GÓI GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT MISA AMIS

4. Phần mềm công nghệ khó sử dụng

Phần mềm công nghệ cao, quy trình phức tạp, phần mềm cứng nhắc với quy trình triển khai không phù hợp với quy mô cũng như tiềm lực vốn có của doanh nghiệp bán lẻ. Vấn đề này cũng gây cản trở cho doanh nghiệp chuyển đổi số khó khăn hơn bao giờ hết. 

>> Lý do doanh nghiệp cần chuyển đổi số: “Chuyển đổi số chậm là chết” – Bài học thức tỉnh cho doanh nghiệp

V. Giải pháp dành cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số ngành bán lẻ hiện nay 

Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp ngành bán lẻ. Tuy nhiên, để có được những giải pháp chuyển đổi số phù hợp chính là một thách thức vô cùng lớn với mỗi doanh nghiệp. 

Trăn trở từ những khó khăn trên, MISA AMIS – Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất là một trong những gợi ý cho các doanh nghiệp chuyển đổi số trong ngành bán lẻ. Gói giải pháp đáp ứng mọi quy mô doanh nghiệp: siêu nhỏ – nhỏ – vừa – lớn. MISA AMIS cung cấp đầy đủ các ứng dụng trên 1 nền tảng giúp dữ liệu được liên thông, đồng nhất giữa các phòng ban. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với việc sử dụng các phần mềm riêng lẻ, hạn chế đầu tư lãng phí vào cơ sở hạ tầng và quản trị hệ thống.

Nhờ giải pháp trên, ban lãnh đạo có thể phân bổ nguồn lực phù hợp với đặc thù từng địa điểm mà hiệu suất của mỗi nhân viên. Giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ quản lý kinh doanh dễ dàng, tối ưu hóa lợi nhuận và chuyển đổi số thành công. 

VI. Lời kết

Thực tế cho thấy chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là xu thế tất yếu mà doanh nghiệp bán lẻ cần thực hiện. Thông qua chia sẻ về lợi ích và những xu hướng nổi bật trong chuyển đổi số, MISA AMIS hy vọng các doanh nghiệp nhanh chân bước vào cuộc đua chuyển đổi số ngay bây giờ, để có thể tồn tại, phát triển mạnh mẽ trên thị trường cạnh tranh.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả