Bạn có tự tin rằng bản thân đủ kỹ năng quản trị doanh nghiệp cần thiết để điều hành công ty? Quản lý doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, quy mô vừa và lớn không phải một nhiệm vụ đơn giản. Công việc đó yêu cầu rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Bài viết này sẽ giúp bạn biết 3 kỹ năng quản trị doanh nghiệp mà CEO nào cũng cần phải biết.
I. Bộ 3 kỹ năng quản trị doanh nghiệp
Theo Robert L. Katz – chuyên gia tâm lý xã hội học và tổ chức người Mỹ, có 3 loại kỹ năng quản trị doanh nghiệp mà bất kỳ CEO nào đều phải tự trang bị cho mình để có thể hiểu rõ mọi hoạt động của công ty, từ đó điều hành hiệu quả là: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng tư duy và kỹ năng lôi cuốn những người xung quanh. Dưới đây là những thông tin chi tiết về bộ 3 kỹ năng quản trị doanh nghiệp này:
1. Technical Skills: kỹ năng kỹ thuật- hoặc kỹ năng chuyên môn/nghiệp vụ
Khái niệm: Ngay từ cái tên có thể khiến nhiều người lầm tưởng là kĩ năng sử dụng những công cụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật( máy móc, công cụ sản xuất,…) khác nhau để đạt được một mục đích cụ thể nào đó. Nhưng trong thực tế, “technical skills” không đơn thuần chỉ được hiểu là khả năng sử dụng máy móc, công cụ kĩ thuật hỗ trợ, công cụ sản xuất mà đây là kĩ năng đòi hỏi trong cả công việc tăng hiệu quả bán hàng, tạo ra những sản phẩm mới, khả năng bán hàng bán dịch vụ, sản phẩm…Kỹ năng này có được qua việc học ở trường hay các lớp bồi dưỡng, kinh nghiệm thực tế.
Ví dụ, 1 giám đốc bán hàng xuất phát điểm từ nhân viên sales dày dạn kinh nghiệm có nhiều kinh nghiệm quý giá được chắt lọc qua mỗi lần trải nghiệm công việc với nhiều khách hàng khác nhau. Khi được giao trọng trách mới, người này còn phải tìm hiểu và tự xây dựng những kỹ năng làm việc với nhân viên cấp dưới của mình và với các phòng ban khác.
Đây là một trong những kỹ năng quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất với những người lãnh đạo cao cấp. Bởi khi càng lên cấp quản lý cao hơn thì nhà quản lý thường ít phải làm những công việc chuyên môn kỹ thuật hàng ngày và ngược lại.
2. Conceptual Skills: Kỹ năng khái niệm hóa – kỹ năng tư duy/nhận thức
Khái niệm: Kỹ năng tư duy của nhà quản lý được coi là trừu tượng và thể hiện ở việc ra xây dựng chiến lược phát triển, đường lối, chính sách của công ty. Hay nói cách khác đây là khả năng theo dõi tổ chức và hiểu được làm thế nào để tổ chức thích ứng được với hàn cảnh. Nhà quản trị cần nhận ra được những yếu tố khác nhau và hiểu được mối quan hệ phức tạp của công việc để có thể đưa ra những cách giải quyết đúng đắn nhất có lợi cho tổ chức. Kỹ năng tư duy là cái khó tiếp thu nhất và đặc biệt quan trong đối với các nhà quản trị.
Ví dụ, là giám đốc điều hành của doanh nghiệp, bạn không thể chỉ dừng lại ở việc ra mục tiêu cho các bộ phận bán hàng, marketing, tài chính,…mà còn phải phân tích được mối liên hệ giữa các bộ phận này, các thách thức bên trong và bên ngoài để từ đó đưa ra bảng mục tiêu khả thi nhất nhưng vẫn tạo được động lực cho nhân viên thực hiện.
Kỹ năng này đặc biệt cần thiết đối với các nhà quản lý cấp cao hơn là đối với các nhà quản lý cấp trung, và không bắt buộc đối với các nhà quản lý cấp một. Sự quan trọng của kỹ năng tư duy trừu tượng tỉ lệ thuận với thứ bậc của các vị trí quản lý, khi thứ bậc của vị trí quản lý tăng lên thì sự cần thiết của mỗi nhà quản lý cho kỹ năng này cũng phải tăng lên.
3. Human or Interpersonal Managerial Skills: Kỹ năng quản trị, lôi cuốn con người
Khái niệm: Human or Interpersonal Managerial Skills được hiểu là khả năng cùng làm việc, điều khiển và lôi cuốn những người xung quanh, là thành viên của tổ chức và là nhà lãnh đạo điều hành công việc được trôi chảy. Kỹ năng được thể hiện rõ thông qua cách biểu đạt (viết, nói…) một cách hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng bầu không khí hợp tác giữa mọi người cùng làm việc chung và biết cách động viên nhân viên dưới quyền.
Ví dụ, vẫn là vị giám đốc điều hành được nhắc đến trong phần kỹ năng tư duy nhìn thấu được khó khăn của bộ phận bán hàng trong tháng cô hồn nên đã tổ chức buổi đào tạo kỹ năng vượt qua thách thức của khách hàng cũng như ban hành chính sách động viên khen thưởng nhân viên bán hàng có thành tích xuất sắc trong tháng 7. Điều này đã tạo động lực rất lớn để nhân viên kinh doanh đạt mục tiêu doanh số.
Đây là kỹ năng mà bất cứ người quản lý nào cũng cần đến và cho phép những người quản lý tiến tới vị trí lãnh đạo ở cấp cao hơn, đồng thời nó cũng thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực và đạt được những kết quả tốt hơn trong quá trình công tác. Bên cạnh đó, việc có kỹ năng này cũng khiến cho việc phân chia, sử dụng, kiểm soát nguồn nhân lực được hiệu quả hơn, tránh việc nhân viên chây ì, không chịu làm việc hoặc làm việc không nhiệt tình, không đạt năng suất cao.
Hiện nay để giúp các nhà quản trị có thể quản lý nhân viên của mình một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian, các bộ phận liên kết với nhau một cách trơn tru, có thể dễ dàng ủy quyền và xử lý công việc nhanh chóng thì những phần mềm quản lý công việc đã ra đời để giúp doanh nghiệp xử lý vấn đề trên.
Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc
Trên đây là 3 kỹ năng quản trị doanh nghiệp được coi là quan trọng và cần thiết nhất cho công việc của 1 nhà quản trị doanh nghiệp thành công. Nếu mỗi nhà quản trị có một sự thành thạo trong việc sử dụng các kỹ năng quản lý thì chắc hẳn công ty đó sẽ tạo ra được nhiều tiềm năng trong công việc kinh doanh hơn. Vì lẽ đó, 3 loại kỹ năng này được liệt vào danh mục các yếu tố kinh doanh có thể giúp tăng tiềm năng trong công việc kinh doanh.