Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Ứng dụng Binh pháp tôn tử trong kinh doanh như thế nào?

Binh pháp tôn tử trong kinh doanh đang được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và áp dụng để xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn. Vậy Binh pháp tôn tử là gì? Bí quyết áp dụng thành công vào doanh nghiệp của bạn như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây!

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2022 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? 

I. Binh pháp tôn tử trong kinh doanh là gì?

Binh pháp tôn tử được viết bởi Ngô Tôn vào thời Xuân Thu cách đây hơn 2.500 năm. Đây là một trong số những cuốn sách quân sự hàng đầu thế giới. Nó được xem như đại biểu xuất sắc của học thuyết quân sự phương Đông.

Cuốn sách Binh pháp tôn tử bao gồm 13 bài bàn về mọi khía cạnh của chiến tranh, khái quát và hàm chứa đầy đủ các kết luận. Từ lúc ra đời cho đến nay, cuốn sách này vẫn khẳng định sức sống bền lâu và thu hút nhiều người tìm hiểu. Các nguyên tắc của Binh pháp tôn tử trong kinh doanh sẽ giúp các nhà lãnh đạo giành chiến thắng trên thị trường với chi phí, điều kiện thấp nhất. 

CTA MGM 02

II. Ứng dụng Binh pháp tôn tử trong kinh doanh

Bắt nguồn từ việc nghiên cứu Binh pháp tôn tử theo góc nhìn của nhiều học giả từ Đông sang Tây, có thể khẳng định việc ứng dụng Binh pháp tôn tử trong kinh doanh có những giá trị nhất định. Trong đó, nhà nghiên cứu Becky Sheetz-Runkle – tác giả của tác phẩm nổi tiếng The Art of War for Small Business đã chỉ ra những yếu tố liên kết thực tế giữa doanh nghiệp và bộ binh pháp này. 

tìm hiểu binh pháp tôn tử trong kinh doanh
Tìm hiểu binh pháp tôn tử trong kinh doanh

Cụ thể, Becky Sheetz-Runkle đã chỉ ra những chiến thuật dành cho các công ty có quy mô vừa nhỏ nhưng vẫn tìm ra các cách thức sáng tạo, thông minh nhằm tăng sức cạnh tranh. Ông đã chỉ rõ được sự tương đồng giữa tư tưởng của binh pháp và tư tưởng quản lý kinh tế một cách khách quan.

1. Đạo đức trong kinh doanh

Ứng dụng đầu tiên đó chính là đạo đức trong kinh doanh. Người làm kinh doanh dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều phải xây dựng và giữ gìn các đức tính tốt.

Mặc dù mục tiêu cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận, doanh số. Thế nhưng, nếu doanh nghiệp đặt lợi ích tiền bạc lên trên hết sẽ dễ đánh mất niềm tin của đối tác, người tiêu dùng.  

Người lại, nếu doanh nghiệp xây dựng các hoạt động dựa trên tinh thần đóng cho xã hội, đề cao đạo đức nghề nghiệp thì sẽ nâng tầm uy tín. Nó hình thành nên một hình ảnh thương hiệu vững chắc, đáng tin cậy trong lòng khách hàng. Ví dụ, trong xu hướng sống xanh hiện nay, các doanh nghiệp có sự đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, không giết hại động vật, ủng hộ các dự án cộng đồng luôn được nhiều người tiêu dùng ủng hộ.

2. Mối liên hệ giữa lãnh đạo và nhân viên

Ngoài ra Đạo trong Binh pháp tôn tử trong kinh doanh còn nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Nó chỉ ra rằng người đứng đầu cần biết cách tận dụng người tài, đề bạt người có kinh nghiệm.

mối liên hệ giữa lãnh đạo và nhân viên
Mối liên hệ giữa lãnh đạo và đội ngũ nhân viên

Tại môi trường công sở, một đội ngũ có tinh thần làm việc quyết tâm, có tư chất và năng lực sẽ góp phần tạo nên một tập thể vững mạnh. Đặc biệt, khi lãnh đạo và nhân viên có cùng chung mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị kinh doanh hàng đầu trên thị trường thì hiệu quả sẽ càng tăng cao.

Ngược lại, những xung đột giữa lãnh đạp và nhân viên như cấp trên nói cấp dưới không nghe, làm việc hời hợt tất yếu sẽ đẫn đến sự thất bại. Trong cuốn sách Becky Sheetz-Runkle đã trích dẫn một câu như sau: “Thành công quan trọng là sắp đúng người đúng việc, đừng cố gắng dạy người khác hoàn hảo giống mình mà hãy thúc đẩy tiềm năng sẵn có của họ, phát huy tối đa khả năng của một nhân viên”.

>> Xem thêm: Các kỹ năng lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới bạn cần biết

3. Vai trò của lãnh đạo

Binh pháp tôn tử còn coi trọng một yếu tố nữa là “Tướng”. Nó có nghĩa là người lãnh đạo – linh hồn của doanh nghiệp trong kinh doanh. Người đứng đầu là linh hồn, là người dẫn dắt đội ngũ dưới quyền của mình nắm bắt lấy các cơ hội phát triển và đạt mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, người lãnh đạo còn phải có tầm nhìn chiến lược tốt, hiểu rõ thị trường và các đối thủ cạnh tranh khi kinh doanh. Điều này còn giúp họ có cơ sở để tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành đơn vị. Khuyến khích và động viên nhân viên khi gặp khó khăn cũng là nhiệm vụ họ cần quan tâm.

Bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần xây dựng phong cách lãnh đạo để tác động, tập hợp, thu hút đội ngũ đi theo những quyết định, đường hướng mà bạn đề ra. Phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng để người đứng đầu hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, MISA AMIS mời bạn tham khảo ngay bộ Ebook chuyên sâu hơn về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2022 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? 

III. Các chiến lược áp dụng Binh pháp tôn tử trong kinh doanh hiệu quả

Sau khi tìm hiểu một số ứng dụng Binh pháp tôn tử trong kinh doanh, dễ dàng nhận thấy chiến lược vẫn là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Để giành được thành công khi cạnh tranh trên thương trường, dưới đây là những chiến lược bạn cần nắm được: 

1. Tài năng nổi bật

Binh pháp tôn tử đặc biệt rất coi trọng nhân tài, coi “tướng” lãnh đạo là một trong “ngũ điều” quyết định kết quả của một cuộc cạnh tranh. Binh pháp cũng coi mưu trí, uy tín, nhân từ, dũng cảm nghiêm minh là yêu cầu bắt buộc phải có đối với người đứng đầu.

tài năng lãnh đạo nổi bật
Tài năng lãnh đạo giúp người đứng đầu dẫn dắt doanh nghiệp phát triển

Tư tưởng binh pháp này mang tính thực tế cao khi áp dựng vào nền kinh tế tri thức hiện đại. Ngày nay, một trong những điểm mấu chốt giúp bạn vượt qua đối thủ chính là bắt đầu từ cuộc chiến tìm kiếm, tuyển dụng nhân tài.

2. Biết địch, biết ta

Ở trong chương thứ mười ba của Binh pháp, tác giả đã minh họa tầm quan trọng của công việc gián điệp trong chiến tranh nhằm chỉ ra rằng “biết địch, biết ta” mới có thể toàn thắng. Cho đến ngày nay, điều này vẫn có những ý nghĩa đúng đắn. 

Quá trình giao lưu trao đổi thông tin sẽ giúp bạn phát hiện ra các đối thủ trực tiếp, gián tiếp hay có nguy cơ tham gia vào thị trường cạnh tranh trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh để có thêm lợi thế và bứt phá. 

>> Xem thêm: Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của Steve Jobs trong kinh doanh

3. Bắt kịp xu hướng

Tôn Tử cho rằng người chỉ huy, lãnh đạo thì phải thành thạo trong việc tạo ra những tình huống có đợi cho phe mình. Khả năng nắm bắt những cơ hội, lợi dùng tình hình có lợi để tìm ra hướng đi mới cũng rất cần thiết ở người chủ doanh nghiệp. 

bắt kịp xu hướng kinh doanh
Bắt kịp xu hướng thị trường là nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp không bị tụt hậu

Vì thế, bạn không những cần bắt kịp xu hướng mà còn phải có đầu óc quan sát nhạy bén, phát hiện thời cơ thuận lợi để phát triển tốt hơn. Để có thể thực hiện giải pháp này, tránh bất lợi và nắm bắt tình hình chặt chẽ, thích ứng nhanh chóng là thế mạnh của doanh nghiệp trong kinh doanh.

4. Hợp tác đôi bên cùng có lợi

Khi ứng dụng Binh pháp tôn tử trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể trở lên linh hoạt hơn trong kinh doanh. Bạn có thể đạt được mục tiêu bằng cách củng cố bản thân và bù đắp những thiếu sót của mình bằng cách hợp tác với người khác. Những mối quan hệ hợp tác toàn diện sẽ đem lại nhiều cơ hội mới. 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

6. Tấn công bất ngờ để giành chiến thắng

Trong Binh pháp tôn tử, kết quả của những trận chiến thường được quyết định bởi hình thức tấn công bất ngờ. Ngay từ chương đầu tiên, tác giả đã nhận định tấn công khi địch không kịp chuẩn bị và làm họ bất ngờ mới là chiến lược cho phép ta giành thế thượng phong.

Dựa trên nguồn cảm hứng này, doanh nghiệp có thể áp dụng bằng cách nghiên cứu triển khai những sản phẩm mới hay tạo ra các chiến dịch truyền thông ấn tượng. 

7. Tinh thần đồng đội cao

Chiến lược nâng cao tinh thần đồng đội có ý nghĩa với tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngành nghề. Đoàn kết nội bộ nghĩa là mọi người cùng nhau phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành công việc và đạt mục tiêu chung. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

​IV. Kết luận 

Những thông tin về ứng dụng binh pháp tôn tử trong kinh doanh trên đây chứa đựng nhiều bài học quý giá mà các nhà lãnh đạo nên tìm hiểu. Vì thế, hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có được những giải pháp mới giúp doanh nghiệp phát triển, tăng sức cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng hơn. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]