Kiến thức 5 lợi ích của đàm phán trong kinh doanh bạn cần biết

Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh là không thể phủ nhận. Nó giúp doanh nghiệp có được lợi thế và cơ hội phát triển tốt hơn. Chính vì vậy, bất kỳ nhà lãnh đạo, quản lý nào cũng cần trau dồi nâng cao kỹ năng đàm phán.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN DÀNH CHO LÃNH ĐẠO

I. Đàm phán là gì? Vai trò của đàm phán trong kinh doanh

1. Định nghĩa 

Trong cuộc sống và công việc, mọi người đều đã nghe rất nhiều về đàm phán. Nó thường hiện lên trong tiềm thức là những cuộc thương lượng, tranh cãi đầy căng thẳng. Tuy nhiên, bài viết hôm nay sẽ cung cấp một định nghĩa rõ ràng hơn về đàm phán.

định nghĩa đàm phán là gì
Đàm phán luôn có vai trò quan trọng trong công việc và đời sống

Đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi giữa 2 hay nhiều bên về các mối quan tâm chung cần giải quyết nhằm đạt được thỏa thuận. Các bên sẽ đưa ra quan điểm, ý kiến riêng phù hợp với lợi ích của mình và đàm phán diễn ra để giải quyết các mâu thuẫn.

Cụ thể, lợi ích của đàm phán là đem đến cách thức bàn luận để hai bên liên quan đi đến sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên. Quá trình này diễn ra trong thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc vào các tính chất của dự án, hợp đồng mà 2 bên đang hướng tới.

2. Vai trò của đàm phán

Trong môi trường kinh doanh, những người lãnh đạo luôn phải có khả năng đàm phán khéo léo. Mỗi công ty đều có chiến lược và giá trị cốt lõi riêng nhưng mục đích của họ có thể sẽ giống nhau. Đó là mục tiêu doanh số, phát triển hay lan tỏa thương hiệu. Vì vậy, giữa những doanh nghiệp khác nhau vẫn luôn tồn tại các cơ hội hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

Khi đó, lợi ích của đàm phán sẽ được thể hiện rõ ràng nhất. Nhìn chung, đàm phán có các vai trò sau:

  • Ký kết được hợp đồng với lợi ích công bằng.
  • Giải quyết các mâu thuẫn giữa các bên với nhau.
  • Kết nối quan hệ các doanh nghiệp, công ty cùng chung ngành nghề hoặc liên kết để phát triển đa ngành.
  • Tạo nên sự lành mạnh trong cạnh tranh giữa thị trường kinh doanh.

II. Các hình thức đàm phán trong kinh doanh

Đàm phán cũng gồm nhiều hình thức khác nhau nhằm hỗ trợ cho nhu cầu của các công ty. Bởi lẽ, kinh doanh là muôn hình vạn trạng, quan hệ giữa các bên thay đổi theo từng giai đoạn.

Về cơ bản, đàm phán được chia thành 2 hình thức, lợi ích của đàm phán trong mỗi hình thức sẽ khác nhau cho các bên tham gia.

  • Hình thức đàm phán Win – Win
  • Hình thức đàm phán Win – Lose

1. Hình thức đàm phán Win – Win 

Về nghĩa tiếng Anh, Win-Win nghĩa là cùng chiến thắng. Đối với doanh nghiệp, Win-Win là thỏa thuận mang lại lợi ích cho các bên.

hình thức đàm phán win win
Win-Win luôn mang lại kết quả như ý cho các bên tham gia đàm phán

Dù thỏa thuận có thay đổi hay có những mâu thuẫn gì thì các bên cũng phải tôn trọng lợi ích của bên còn lại. Mọi người cùng phải tuân thủ nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”.

Đây là nguyên tắc cơ bản mà tất cả các nhà lãnh đạo đều phải biết rõ để duy trì mối quan hệ gắn bó. Bởi vậy, hình thức đàm phán này giúp các bên kết thúc thỏa thuận tốt đẹp và có thể tiếp tục hợp tác lâu dài.

>> Tìm hiểu ngay: Các kiểu đàm phán và phương thức đàm phán hiệu quả trong kinh doanh 

2. Hình thức đàm phán Win – Lose 

Kiểu đàm phán này thường có kết quả thắng – thua do có một bên sở hữu lợi thế áp đảo đối phương. Khi đó, cách thức đàm phán này sẽ đạt được các thỏa thuận hoàn toàn có lợi cho 1 bên.

Tuy nhiên, Win- Lose gây cho đối phương cảm xúc bất bình, tức giận vì rơi vào tình huống thua thiệt. Cuộc đàm phán sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng. Trong tương lai, nhiều trường hợp các bên liên quan sẽ không còn liên hệ nhiều nữa.

Đàm phán là kỹ năng lãnh đạo quan trọng mà bất kỳ người đứng đầu nào cũng phải thực hiện. Chính vì vậy, MISA AMIS trân trọng gửi đến bộ tài liệu chuyên sâu:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN DÀNH CHO LÃNH ĐẠO

III. Tại sao phải đàm phán trong kinh doanh

Theo một nghiên cứu ở Anh, người ta ước tính rằng các doanh nghiệp nước này mất khoảng 9 triệu bảng Anh mỗi giờ do kỹ năng đàm phán kém. Dựa vào báo cáo đó, họ cũng kết luận rằng các doanh nghiệp này có thể tăng lợi nhuận tổng thể lên tới 7% hàng năm nếu họ có kỹ năng đàm phán tốt hơn.

vai trò của đàm phán
Những lý do doanh nghiệp cần đàm phán hiệu quả

Thêm vào đó, mục tiêu của một cuộc đàm phán là đạt được thỏa thuận tốt nhất cho tổ chức. Điều này có nghĩa là bạn cũng đang cải thiện lợi nhuận của mình. Ví dụ, nếu người lãnh đạo có thể giảm 10% chi phí đầu tư nhờ thương lượng hiệu quả, số tiền đó sẽ chuyển thẳng vào biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Như vậy, lợi ích của đàm phán là vô cùng to lớn. Nó sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu cụ thể và tạo sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

IV. Các lợi ích của đàm phán trong kinh doanh

1. Giữ vững lập trường riêng trước các ảnh hưởng khác nhau

Trong một cuộc đàm phán, người lãnh đạo bản lĩnh phải cương quyết, kiên định với lập trường của mình. Nguyên tắc quan trọng là bạn không để bất kỳ điều gì hay thỏa thuận gì của đối tác làm giảm đi lợi ích của công ty mình.

lợi ích của đàm phán trong kinh doanh
Lập trường vững vàng mới có thể thuyết phục đối tác của bạn

Người đàm phán chuyên nghiệp sẽ biết dùng luận điểm của bản thân để thuyết phục đối tác tin vào giá trị họ sẽ đạt được. Hay nó cũng có thể là việc bạn dùng sự khéo léo, minh bạch để giải quyết các mâu thuẫn giữa đôi bên.

Với những kinh nghiệm đó, người đàm phán sẽ rèn luyện được tư duy phản biện, suy nghĩ logic. Nó loại bỏ thói quen làm việc bị động và khiến bạn luôn có sự chuẩn bị chu đáo hơn trong mọi tình huống.

2. Cung cấp dữ liệu theo các hướng thuyết phục

Trong những cuộc đàm phán, cả bạn và đối phương đều có mục đích thuyết phục nhau. Khi bạn là người đàm phán chuyên nghiệp, bạn sẽ biết được:

  • Ưu và khuyết điểm của đối tác.
  • Đối tác mong muốn điều gì khi đàm phán.
  • Doanh nghiệp của bạn mong muốn đạt được mục tiêu như thế nào.
  • Việc nắm bắt các thông tin này sẽ giúp bạn xác định các nội dung có thể nhượng bộ cùng những điều kiện không thể thỏa hiệp để đạt được mục đích cuối cùng. Đây cũng một ưu thế giúp bạn tự tin và kiên định hơn trong cuộc tranh luận.

>> Xem thêm: Nghệ thuật đàm phán là gì? 6 kỹ năng đàm phán hiệu quả

3. Đảm bảo lợi ích phù hợp cho các bên tham gia

Lợi ích của đàm phán thành công phải là một thỏa thuận công bằng và chính trực. Nếu có một bên luôn phải chịu phần thua thì việc hợp tác sẽ không bao giờ diễn ra thành công.

đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia
Lợi ích của đàm phán là giúp cho các bên đều đạt được mục tiêu

Vì vậy, người phụ trách cần có kinh kinh nghiệm, kỹ năng để bảo vệ cho quan điểm và lợi ích của doanh nghiệp, nhưng cũng cần đảm bảo lợi ích tương xứng cho các bên liên quan.

4. Đẩy nhanh tiến trình công việc

Trong kinh doanh, thời gian rất quan trọng. Nó liên quan đến yếu tố thời cơ để doanh nghiệp thay đổi cục diện trên thị trường. Thế nên, các cuộc đàm phán sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, rút ngắn quá trình thương thảo để nhanh chóng thống nhất hoạt động. Người đàm phán giỏi phải biết cách thỏa thuận nhanh gọn, không kéo dài thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cuối cùng.

5. Duy trì mối quan hệ tốt giữa các bên tham gia

Đây là một lợi ích của đàm phán ít người chú trọng song nó tạo ra nhiều cơ hội mới ở tương lai. Nếu đàm phán gay gắt, thỏa thuận không thành công sẽ làm rạn nứt các mối quan hệ.

Thế nhưng, với một thỏa thuận thành công, chi phí và lợi nhuận hợp lí cho các bên, đôi bên sẽ giữ được mối quan hệ thân thiết. Họ có thể trở thành đối tác chiến lược đồng hành cùng phát triển của doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC – HỖ TRỢ TỐI ƯU CHO NHÀ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

V. Kết luận

Đàm phán là một kỹ năng thiết yếu trong kinh doanh, vì thế lợi ích của đàm phán đóng vai trò quyết định trong việc phát triển của công ty, doanh nghiệp.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã thấy được tầm quan trọng của việc trở thành một người đàm phán giỏi. Tuy rằng quá trình này không hề dễ dàng song nó có thể ngày càng tiến bộ nhờ quá trình trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt, đừng quên theo dõi MISA AMIS để không bỏ lỡ những kiến thức quản lý điều hành hữu ích nhất!

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]