Phong cách lãnh đạo độc đoán: Ưu, nhược điểm và ví dụ tiêu biểu

07/05/2022
6857

Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách thường thấy nhất trong công việc. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự quản lý và bầu không khí làm việc chung. Vậy nó có ưu và nhược điểm như thế nào? Cùng MISA tìm hiểu ngay!

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NĂM 2024 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN?

I. Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?

Để hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo độc đoán, hãy cùng AMIS tìm hiểu qua các khái niệm sau:

1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo được hiểu là các phương thức và cách tiếp cận của mỗi nhà lãnh đạo nhằm đưa ra các phương hướng thực hiện kế hoạch cũng như đặt ra các mục tiêu phù hợp. Đồng thời, họ cũng tìm cách tạo động lực cho nhân viên. Về phía nhân viên, phong cách này được thể hiện qua các hành động có thể là rõ ràng hoặc ngụ ý từ các lãnh đạo của họ.

Phong cách lãnh đạo là yếu tố tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý của các nhà lãnh đạo. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng và thu hút những thành viên liên quan tham gia vào quá trình theo đuổi mục tiêu đề ra.

2. Khái niệm phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán có tên tiếng Anh là Autocratic Leadership. Đây là một trong những phương thức lãnh đạo thường gặp.

phong cách lãnh đạo độc đoán là gì
Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì

Phong cách này được cho là hình thức người lãnh đạo tự đưa ra ý kiến và bắt buộc các nhân viên phải thực hiện theo những chỉ đạo, quyết định từ họ. Nó có nghĩa là họ thường không lắng nghe lời khuyên hay cân nhắc các ý kiến đóng góp từ nhân viên cấp dưới.

Người lãnh đạo quản lý tổ chức bằng chính suy nghĩ và ý chí của mình, họ bác bỏ những ý tưởng khác của tập thể. Chính vì vậy, lãnh đạo độc đoán chỉ có thể áp dụng hiệu quả đối với những ai đã nắm chắc xác suất thành công khi đưa ra quyết định của mình. Hoặc trong trường hợp họ nhận thấy đầy đủ tiềm năng và động lực làm việc ở đội ngũ nhân viên.

II. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Theo cách nhìn tổng quát, phong cách lãnh đạo độc đoán có những đặc điểm chính sau:

  • Nhà lãnh đạo là người quyết định hết tất cả từ  phương pháp tới các quy trình làm việc. Tóm lại. họ ra quyết định tối cao theo các phán đoán của cá nhân.
  • Thành viên trong tổ chức, đội nhóm ít khi được tin tưởng khi đưa ra lời khuyên, ý kiến. Họ sẽ được chỉ định vào các nhiệm vụ cụ thể.
  • Hình thức công việc được tổ chức bài bản nhưng có phần cứng nhắc.
  • Những ý tưởng sáng tạo, độc đáo, tư duy mới mẻ của các nhân viên có thể không được ủng hộ.
  • Các quy tắc thường được đặt lên hàng đầu và người đứng đầu đảm bảo truyền đạt rõ ràng đến các cấp bên dưới.

CTA MGM 02

III. Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Sau khi tìm hiểu về những đặc điểm của phong cách độc đoán, hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của phong cách này:

1. Ưu điểm

Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách chuyên quyền. Sở dĩ có cách gọi khác như vậy là phong cách này gắn liền với sự độc đoán. Đôi khi, nó có thể độc đoán đến mức tiêu cực khi cùng làm việc trong một tập thể.

ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Tuy vậy, nó cũng sở hữu những ưu điểm mà các phong cách khác không có được. Khi người lãnh đạo hiểu biết sâu rộng, phản ứng nhanh nhạy với thị trường và nắm rõ tình hình kinh doanh, sự độc đoán của họ có thể mang đến hiệu quả cao.

1.1. Hạn chế sự trì trệ

Người đứng đầu sẽ tự mình tìm hiểu, xem xét cũng như vạch ra các phương án tối ưu nhất cho các thành viên thực hiện. Nhờ vào các chỉ dẫn đó, bạn có thể hạn chế sự trì trệ trong doanh nghiệp hay các dự án do thiếu sự thống nhất hoặc tổ chức kém.

1.2. Thử thách năng lực của các nhân viên

Trong quá trình thực hiện theo đúng kế hoạch mà người đứng đầu đã vạch ra, các nhân viên sẽ chịu áp lực lớn từ các nhà lãnh đạo của họ. Điều này buộc đội ngũ phải cố gắng thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn đã được giao.

Ưu điểm này sẽ phát huy thế mạnh tốt nhất cho các dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ. Nó giúp bạn thúc đẩy tiến độ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1.3. Tạo áp lực tích cực

Phong cách lãnh đạo độc đoán còn tạo động lực để nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp phải không ngừng trau dồi kỹ năng, kiến thức nhằm thực hiện nhiệm vụ tối ưu. Về lâu dài, điều này vừa giúp các nhân viên phát triển, vừa quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Phong cách lãnh đạo là gì? 10 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, những người đứng đầu lạm dụng phong cách độc đoán cũng sẽ bị gắn cái mác bảo thủ, độc tài.

  • Phong cách lãnh đạo độc đoán có thể gây ra các mâu thuẫn, phẫn nộ do bất đồng quan điểm giữa nhân viên và lãnh đạo.
  • Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những lời khuyên, kiến nghị, đề xuất mới của những nhân viên khác. Do đó  nhân viên thường cảm thấy sự đóng góp của mình không được tôn trọng và giảm sút tinh thần tìm tòi, sáng tạo.
  • Tính độc đoán của người đứng đầu còn có thể khiến họ bỏ qua những giải pháp hiệu quả cho vấn đề. Việc này ảnh hưởng đến thành công chung của tổ chức, doanh nghiệp. Trên thực tế, nguồn nhân lực hiện nay đang có sự cải thiện về kỹ năng, kiến thức vượt trội hơn. Do đó, những góc nhìn của họ sẽ đem đến các giải pháp mới mẻ, khác biệt cho doanh nghiệp.
Phong cách lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp và tổ chức. Mỗi nhà quản lý cần phải rèn luyện và trau dồi phong cách lãnh đạo của mình để nâng cao kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2024 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? 

IV. Các ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán luôn được bắt gặp nhiều trong các môi trường doanh nghiệp. Trên thế giới, có rất nhiều doanh nhân, tỷ phú thành công với phong cách này.

1. Steve Jobs

Câu nói nổi tiếng “Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái” đã thể hiện rõ ràng phong cách lãnh đạo của Steve Jobs.

Steve Jobs là người vô cùng quyết đoán, mạnh mẽ với các quyết định của mình. Ngay khi nhận định một vấn đề và đưa ra quyết định mà mình cho là đúng, ông sẽ bỏ ngoài tai những chê trách, phản đối và tin theo đánh giá của mình. Thậm chí, ông còn tỏ thái độ hết sức quyết liệt đối với ý kiến của nhiều chuyên gia và kiên quyết làm theo quyết định của chính mình.

phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs
Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs

Trong thời kỳ đen tối nhất của Apple, giá cổ phiếu từng tuột dốc không phanh. Đứng trước tình hình đó, Jobs đã trở về và quyết định đầu tiên của ông là hạ giá cổ phiếu ưu đãi.

Các bộ phận tài chính đều phản đối và yêu cầu 2 tháng để nghiên cứu. Song ông vẫn quyết định thực hiện ngay. Điều này đã mang lại thành công khi giá cổ phiếu tăng từ 13 dollar lên 20 dollar chỉ trong vòng 1 tháng.

>> Tìm hiểu ngay: Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Đặc điểm của phong cách dân chủ

2. Bill Gates

Bill Gates cũng là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng với phong cách độc đoán khắc nghiệt. Nhiều người nhận định rằng điều đó có thể khiến Bill Gates phá sản.

Thế nhưng, trên thực tế Microsoft hiện tại vẫn đang phát triển tốt và đạt được nhiều thành công. Nó khiến cho mọi người phải nhìn nhận thái độ tiêu cực của Bill Gates theo một khía cạnh khác.

phong cách lãnh đạo độc đoán của Bill Gates
Phong cách lãnh đạo độc đoán của Bill Gates

Ông là nhà lãnh đạo tập trung vào kết quả cuối cùng. Vì vậy, ông lựa chọn kỹ càng từng cá nhân xuất sắc trong một tổ chức và thử thách năng lực của từng thành viên. Họ phải cố gắng không ngừng để vượt qua ”cái bóng” của những thành tích trước đây. Điều này ngoài việc thúc đẩy thành công của Microsoft thì còn nâng cao hiệu quả, tạo ra động lực, sự chủ động cho nhân viên.

3. Jeff Bezos

Jeff Bezos là một trong những người đứng đầu trong danh sách các CEO tài giỏi nhất nước Mỹ. Bên cạnh đó, ông cũng lọt vào top 5% những nhà lãnh đạo được đánh giá cao nhất ở các hạng mục về khả năng lãnh đạo.

phong cách lãnh đạo độc đoán của Jeff Bezos
Jeff Bezos cũng là một người sở hữu phong cách độc đoán

Quan điểm chăm sóc khách hàng tận lực của Bezos khiến những cựu quản lý của Amazon nhớ kỹ. Chẳng hạn, Simon Murdoch – cựu quản lý chi nhánh của Amazon ở Anh chia sẻ rằng: đích thân Bezos đã ra lệnh cho ông phải nới rộng hạn chót cho khách đặt hàng cũng như giao trong ngày từ 4 giờ chiều đến tận 6-7 giờ tối.

Dù cho việc này khiến toàn bộ kế hoạch hoạt động của bộ phận kho bãi và giao hàng phải thay đổi. Tuy nhiên, nhờ đó mà ông đã giúp Amazon trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

V. Kết luận 

Trên đây là những thông tin về phong cách lãnh đạo độc đoán và những ưu nhược điểm của phong cách này. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan cũng như những kiến thức hữu ích để ứng dụng vào công việc của mình.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả