Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị MRP là gì? Vì sao quản lý sản xuất cần sử dụng...

Nắm được hệ thống MRP là gì sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra giải pháp kinh doanh tốt nhất. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng có kiến thức về khái niệm này. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lợi ích và cách áp dụng MRP hiệu quả cho doanh nghiệp.

MISA AMIS xin dành tặng bạn Ebook miễn phí: Những điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp

I. Tìm hiểu định nghĩa MRP 

MRP là gì viết tắt từ cụm tiếng Anh “Material Requirement Planning” – quá trình hoạch định nguồn lực sản xuất. Nó là một tập hợp con của phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP. Công cụ này giúp các nhà quản lý định hình sản phẩm từ việc dự báo nhu cầu nguyên vật liệu, giá thành… đến lập kế hoạch sản xuất.

tìm hiểu khái niệm MRP
Khái niệm MRP là gì?

Phần mềm MRP được sử dụng rộng rãi từ năm 1940 đến năm 1950 khi con người sử dụng máy tính để phân tích các thông tin trong hóa đơn vật tư. Đến năm 1980, MRP được coi là phần mềm lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp. Hệ thống hiện nay đã được nâng cấp với nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! 

II. Quy trình ứng dụng MRP

1. Xác định các yếu tố liên quan

Trong quản lý sản xuất, MRP được thành lập để trả lời các câu hỏi sau:

  • Những nguyên liệu và vật liệu nào được yêu cầu để sản xuất?
  • Giá trị của chúng bao nhiêu?
  • Giai đoạn nào cần mua nguyên liệu và cần những loại nào?
  • Thời hạn giao hàng là khi nào?

2. Thu thập dữ liệu 

Về quy trình, MRP nhận dữ liệu từ BOM (Lập kế hoạch nguyên vật liệu); MPS (Lập kế hoạch sản xuất tổng thể) và dữ liệu hàng tồn kho. Cụ thể hơn:

  • BOM (Kế hoạch Vật liệu) là một bảng liệt kê tất cả các nguyên liệu thô, các bộ phận, thành phần và cụm lắp ráp cần thiết để sản xuất một đơn vị thành phẩm. MRP sử dụng dữ liệu trên BOM để xác định số lượng yêu cầu của từng thành phần. Sau đó, nó trừ số lượng của thành phần đó trong hàng tồn kho để xác định số lượng đặt hàng / sản xuất thêm.
  • MPS (kế hoạch sản xuất tổng thể) phác thảo các hoạt động sản xuất dự kiến ​​của doanh nghiệp hay nhà máy. MPS tổng hợp dữ liệu từ các đơn đặt hàng của khách hàng và dự báo các yêu cầu về nguyên vật liệu. Nhờ đó, nó hiển thị số lượng của từng thành phần được yêu cầu và thời gian cần thiết.
  • Dữ liệu tồn kho cung cấp số lượng vật liệu, linh kiện, cụm và cụm lắp ráp có sẵn hoặc được đặt hàng. Khi hệ thống MRP xác định yêu cầu nguyên vật liệu, nó sẽ cần loại bỏ hàng tồn kho để tính toán chính xác từng thành phần. Điều này giúp tối ưu hóa nguồn lực và giảm chi phí quản lý sản xuất cho công ty.

>> Xem thêm: Top 9 phần mềm quản lý dự án hiệu quả nhất 2022 – MISA AMIS

3. Đưa ra kế hoạch tổng quan

Sau khi hệ thống MRP xử lý dữ liệu từ 3 nguồn trên, nó cung cấp một bảng nhu cầu ròng về nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Trong đó, MRP nêu chi tiết những thông tin sau:

  • Đơn đặt hàng: Cung cấp số lượng và thời gian đặt hàng cũng như trình trạng hủy bỏ, điều chỉnh số lượng, thay đổi thời gian.
  • Lập kế hoạch nguyên vật liệu: Số lượng nguyên vật liệu, bộ phận, chi tiết hiện tại được yêu cầu. Có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu hàng tồn kho trong tương lai.
  • Tiến độ trong công việc: Thông qua hệ thống MRP, người quản lý theo dõi ngày giao hàng, đơn hàng chậm trễ, tình trạng hết hàng,… Từ đó, bạn chủ động điều phối sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Lập kế hoạch giúp nhà lãnh đạo xây dựng những kế hoạch pháp triển đúng đắn, tận dụng tối đa tiềm năng để ứng phó với các yếu tố bất ngờ của môi trường kinh doanh bên ngoài. Chính vì vậy, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP

III. Lợi ích của việc sử dụng hệ thống MRP là gì?

Như vậy, lợi ích kinh doanh của việc sử dụng mô hình MRP là gì? Có thể nói, phần mềm lập kế hoạch sản xuất MRP mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp hiện nay:

1. Tự động hóa mọi hoạt động kinh doanh

Tự động hóa giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc hoạch định chiến lược sản xuất thủ công kém hiệu quả trong quá khứ. Phần mềm MRP sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và nguồn lực hơn.

lợi ích của MRP tự động hóa
MRP giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình sản xuất

Các phòng ban được liên kết chặt chẽ và chia sẻ một luồng thông tin thống nhất. Bên cạnh đó, nó kết nối mọi người và tạo ra sức mạnh tập thể để phát triển doanh nghiệp.

2. Tiết kiệm chi phí và tăng năng suất với hệ thống MRP

Việc áp dụng hệ thống MRP giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng một cách chi tiết nhất. Bởi lẽ, nó tính toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất cũng như tránh tình trạng lãng phí, dư thừa không cần thiết. Từ đó, MRP mang lại năng suất tối đa trong kinh doanh.

3. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh doanh

Các giải pháp phần mềm MRP mang lại kết quả tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp. Năng suất tăng 40% và chất lượng sản phẩm tăng 30 – 50%. Đồng thời, các báo cáo còn cho thấy MRP giảm 15-25% chi phí rủi ro và giảm 30% giá dự thầu.

4. Dễ dàng ứng dụng

Các chức năng tiện ích của MRP được lập trình trên nền tảng công nghệ cao và bảo mật tuyệt đối. Doanh nghiệp có thể sử dụng từ xa mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi.

lợi ích của MRP dễ dàng sử dụng
Lợi ích của MRP là doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng

Hơn nữa, MRP cũng tích hợp nhiều ngôn ngữ trên nền tảng như Tiếng Việt, Tiếng Trung, Tiếng Anh, Tiếng Hàn… Nó thích hợp với nhiều đặc thù hoạt động và cán bộ nhân viên của doanh nghiệp đều dễ dàng sử dụng.

5. Hệ thống báo cáo tự động, tức thì

Với MRP, các chỉ số kinh doanh có thể được liệt kê một cách chính xác và tức thì. Việc này cho phép người đứng đầu dễ dàng kiểm soát năng suất, tỷ lệ sản phẩm, công suất nhà máy, các chỉ số đo lường và quản lý nguồn nhân lực.

Dựa trên cơ sở đó, công ty có thể dự đoán kế hoạch sản xuất bằng các số thực tế nhất. Người lãnh đạo cũng có thể đưa ra những quyết định phù hợp và nắm bắt cơ hội kịp thời.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA, CHÍNH XÁC, TỨC THỜI VỚI AMIS CÔNG VIỆC

6. Lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực tốt hơn

Kể từ khi xuất hiện phần mềm MRP trong hệ thống ERP, có thể thấy tất cả dữ liệu sản xuất được quản lý tốt hơn. Do MRP giúp các nhà quản lý có cái nhìn chính xác hơn về tình hình sản xuất kinh doanh, quản lý toàn diện các hoạt động tồn kho, thiết bị, nhân sự. Đồng thời, nó quản lý chi phí thực tế của theo từng giai đoạn của kế hoạch.

7. Thân thiện với môi trường

Một trong những ưu điểm lớn của việc sử dụng MRP là thân thiện với môi trường. MRP giúp lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất tối ưu.

Điều này nghĩa là doanh nghiệp tạo ra ít chất thải và phế liệu hơn trong quá trình sản xuất. Từ đó, nó góp phần giảm thiểu chất thải và tác động tiêu cực đến môi trường.

8. Tích hợp tốt nhất với phần mềm kế toán 

Hệ thống MRP định hướng mục tiêu để người quản lý quyết định chính xác số lượng và thời điểm mua thêm vật tư. Không chỉ vậy, nó còn tích hợp với phần mềm kế toán nhằm kiểm kê hàng tồn kho sát sao hơn.

lợi ích của MRP tích hợp với phần mềm khác
MRP tích hợp với phần mềm khác để giúp doanh nghiệp quản lý đồng bộ

Việc tính toán giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp bạn trở nên đơn giản hơn khi thu thập, xử lý đơn hàng và thanh toán một cách nhanh chóng.

9. Kiểm kê nguyên liệu thô dễ dàng với MRP

Trên thực tế, hàng tồn kho của một doanh nghiệp thường tồn tại hai trạng thái. Nếu hàng trong kho quá nhiều gây tồn đọng thì doanh nghiệp sẽ bị lãng phí ngân sách. Thế nhưng, nếu lượng hàng tồn kho quá thấp có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình huống thiếu hụt sản phẩm, đình trệ quá trình giao hàng.

Sử dụng các công cụ quản lý kho được tích hợp trong hệ thống MRP có thể giúp các công ty giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Hạn mức hàng tồn kho sẽ được điều chỉnh linh hoạt dựa trên khả năng cung ứng.

Ngoài những lợi ích trên, phần mềm lập kế hoạch sản xuất MRP còn có thể giúp người quản lý thu thập thông tin đa chiều để kiểm tra, giám sát và quản lý sản xuất.

Qua đó, MRP giúp người phụ trách nắm bắt hoạt động sản xuất kinh doanh một cách đều đặn, nhất quán và chính xác. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp và chiến lược hợp lý. Từ đó, MRP thúc đẩy năng suất cao nhất và giảm chi phí sản xuất để gia tăng lợi nhuận.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

IV. Các tính năng của phần mềm MRP là gì?

Một phần mềm MRP hiệu quả cần đảm bảo các chức năng cơ bản sau:

  • MRP tính toán yêu cầu nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất trên cơ sở phân tích năng lực và nguồn lực của hệ thống. Nó cũng tự động tính toán yêu cầu nguyên vật liệu và mua nguyên liệu để sản xuất.
  • Phần mềm MRP có thể thay thế việc lập lịch trình sản xuất của nhà máy. Nó tính toán sự sẵn có của nguyên liệu thô và các nguồn lực khác.
  • Với các chức năng kiểm kê, quản lý, dự báo, tính toán phần mềm MRP cũng bao gồm hệ thống WMS, hệ thống quản lý bán hàng, dự báo sản xuất và tính toán chi phí nguyên vật liệu, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu,… Ngoài ra, còn có nhiều tính năng khác giúp công việc sản xuất của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC 

V. MRP phù hợp với doanh nghiệp nào?

MRP là gì được xem như giải pháp tuyệt vời cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng phần mềm này, bạn cần xác định mục tiêu ứng dụng của mình để đảm bảo nó phát huy mọi công dụng. Cụ thể, MRP phù hợp với những doanh nghiệp sau:

1. Doanh nghiệp cần phần mềm quản lý sản xuất toàn diện

Các doanh nghiệp này thường thích giải pháp quản lý sản xuất tất cả trong một. Theo đó, phần mềm phải cung cấp khả năng tích hợp liền mạch dữ liệu và quy trình của việc sản xuất.

ứng dụng MRP trong doanh nghiệp
Ứng dụng MRP trong doanh nghiệp

Ví dụ, doanh nghiệp cần hệ thống kiểm soát sản xuất, giải pháp quản lý tiến độ sản xuất và giải pháp kế toán sản xuất để giúp tự động hóa việc hoạch định ngân sách dự án. Kho đó, bạn có thể sử dụng các giải pháp tiêu biểu như: Oracle, SAP…

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý công việc tốt nhất hiện nay

2. Doanh nghiệp cần những giải pháp chuyên biệt

Các phòng ban và chức năng của một doanh nghiệp luôn phải làm việc với các chức năng cụ thể và cần một công cụ đáp ứng thật tốt các yêu cầu chuyên môn. Ví dụ như quản lý hàng tồn kho ở giai đoạn lắp ráp.

Bên cạnh đó, những công ty đang tìm kiếm các tính năng, giải pháp mới cũng có thể ứng dụng MRP. Nó sẽ tăng khả năng giao tiếp và tích hợp với các hệ thống phần mềm hiện có của công ty.

3. Doanh nghiệp quy mô nhỏ

Chúng ta thường thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ thường có ngân sách và nguồn lực hạn chế. Vì vậy, họ sẽ chuyển sang sử dụng phần mềm MRP để giảm chi phí và thực hiện công việc tối ưu.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

VI. Kết luận

Có thể nói, việc tìm hiểu thêm về những lợi ích to lớn của hệ thống MRP là gì đối với việc lập kế hoạch sản xuẩ của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Nó là trợ thủ đắc lực mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua nếu mong muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì sản xuất hiệu quả.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]