Phân tích phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ – Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên?

16/09/2024
9948

Đặng Lê Nguyên Vũ là một ví dụ về một nhà lãnh đạo giỏi ở Việt Nam. Tên tuổi của ông đã vang danh khắp nơi, ai ai cũng biết đến. Vậy, phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ có gì đặc biệt? Đâu là bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên? Hãy cùng MISA AMIS khám phá chi tiết qua bài viết này!

kỹ năng lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ như thế nào
Phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ rất đáng để nhiều doanh nghiệp học hỏi

1. Sơ lược về Đặng Lê Nguyên Vũ và tập đoàn Cà phê Trung Nguyên

Đặng Lê Nguyên Vũ có thể coi là một hình mẫu nổi bật, là ví dụ về một nhà lãnh đạo giỏi ở Việt Nam. Các kỹ năng và phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ là một tấm gương cho nhiều doanh nhân trẻ noi theo. Ông  đã vươn lên từ gian khó để xây dựng được đế chế cà phê Trung nguyên và mang thương hiệu đó vươn tầm quốc tế.

Sinh ra vào ngày 10/02/1971 tại Ninh Hòa, Nha Trang, ông chủ Trung Nguyên từng trải qua tuổi thơ đầy cơ cực. Nhưng chính điều đó đã tôi luyện cho ông ý chí kiên cường của một nhà lãnh đạo thực thụ.

Năm 1996, ông cùng 3 người bạn của mình hợp tác và sáng lập nên thương hiệu Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột. Lúc bấy giờ, đây chỉ là một cơ sở rang xay tích hợp quán cà phê có diện tích nhỏ mà máy móc cũ kỹ.

giới thiệu về kỹ năng của Đăng
Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những doanh nhân nổi bật và thành công ở Việt Nam

Thế nhưng, chỉ 2 năm sau (tức năm 1998), công ty đã mở thêm một chi nhánh hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và được biết đến như doanh nghiệp kinh doanh cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Với tham vọng đưa Trung Nguyên trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, ông đặt ra 3 mục tiêu lớn nhất của đời mình là:

  • Toàn cầu hóa Trung Nguyên.
  • Đóng góp vào chiến lược quốc gia, với mục tiêu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh.
  • Theo đuổi học thuyết cà phê trên phạm vi toàn cầu.

2. Phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

Thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên ngày hôm nay, ít nhiều nhờ vào kỹ năng và phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ. Hãy cùng phân tích rõ hơn qua phần dưới đây để thấy được nét độc đáo trong phong cách lãnh đạo của ông:

2.1. Tiên phong

Tiên phong chính là yếu tố nổi bật nhất trong phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ. Bản thân là người khát khao vươn lên, mang trong mình đầy hoài bão và tâm huyết trong việc kinh doanh, ông đã chủ động bỏ giữa chừng việc học y khoa của mình để đến với niềm đam mê cà phê.

tư duy lãnh đạo của đặng lê nguyên vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ mang trong mình đầy hoài bão và tâm huyết với cà phê và công việc kinh doanh

Thậm chí, ông còn có thể dành hàng tiếng đồng hồ chỉ để nói về nó, về thứ “vàng, đen” mà ông cả đời nguyện sống chết, cùng nỗi trăn trở về một “Việt Nam hùng cường, vĩ đại và có tầm ảnh hưởng…”. Những tâm sự đó cho ta thấy sự tâm huyết mà ông Vũ dành cho cà phê lớn đến mức nào.

2.2. Tư duy và góc nhìn bản lĩnh, sáng tạo

Là một người lãnh đạo, khả năng sáng tạo là hết sức quan trọng. Đặng Lê Nguyên Vũ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này.

Ông coi cà phê như là một công cụ tuyệt hảo mang lại cho ông nguồn cảm hứng mới. Trong những giây phút căng thẳng hoặc thất bại, nó cũng giúp ông lấy lại cảm hứng cho riêng mình như chính Slogan của Cà phê Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”.

kỹ năng lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ độc đáo
Tư duy sắc sảo, bản lĩnh của Đặng Lê Nguyên Vũ đã góp phần làm nên thành công của Trung Nguyên

Ông Vũ luôn chú trọng phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình, cố gắng đưa Trung Nguyên đến gần hơn với mọi đối tượng. Khách hàng của Trung Nguyên có mặt ở hầu hết mọi lứa tuổi và đẳng cấp khác nhau.

Công ty luôn quan tâm, chú trọng nhu cầu, thị hiếu của người dùng, lấy đó làm tôn chỉ cho mọi chiến lược kinh doanh. Đây chính là điểm mới lạ trong tư duy và phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ rất đáng để các doanh nghiệp học hỏi: Lấy người tiêu dùng làm trung tâm.

2.3. Coi trọng và đề cao chữ Tín 

Bên việc coi trọng khách hàng, phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ là luôn chú trọng quan tâm, xây dựng uy tín và hình tượng không chỉ cho bản thân mà còn cho thương hiệu cà phê Trung Nguyên đối với các đối tác. Theo đó, Trung Nguyên luôn nhất quán xây dựng mối quan hệ làm ăn trên tinh thần bền vững, tôn trọng, uy tín và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

Không những thế, với quan niệm sự bền vững của công ty gắn liền lợi ích chung của toàn xã hội, ông còn rất chú trọng việc xây dựng cộng đồng. Ông mong muốn thực hiện nhiều công tác thiện nguyện để góp phần xây dựng một Việt Nam ấm no hơn.

2.4. Củng cố tinh thần đoàn kết nội bộ

Trung Nguyên được hình thành và phát triển với sứ mệnh cao cả là kết nối và phát triển những người có cùng đam mê cà phê. Khát khao này không chỉ giới hạn ở riêng Việt Nam mà còn mở rộng ra phạm vi toàn thế giới.

Đặng Lê Nguyên Vũ coi trọng yếu tố con người
Đặng Lê Nguyên Vũ coi trọng yếu tố con người trong công tác kinh doanh

Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ, nằm ở việc coi trọng yếu tố con người trong công tác kinh doanh. Để làm được điều đó, ngay trong chính nội bộ của Trung Nguyên, tinh thần đoàn kết và kết nối giữa các thành viên là luôn được chú trọng hơn cả.

2.5. Coi trọng công tác quản trị rủi ro 

Như đã đề cập ở trên, ông Vũ có tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Nguyên ra những châu lục khác. Chính vì vậy, ông đã từng bước tiến ra thế giới bằng con đường nhượng quyền thương mại. Với đặc thù hoạt động này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng chủ động kiểm soát, đề phòng và quản trị tốt những rủi ro có thể xảy ra. Đây có thể là một trong nhũng bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên.

>> Xem thêm: Xây dựng phong cách lãnh đạo: Lựa chọn thế nào cho phù hợp?

2.6. Lãnh đạo bằng chữ “tâm” và “tầm”

Một điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ là chữ “Tâm” và “Tầm”:

  • Ông có “tâm” ở việc luôn quan tâm tới tầng lớp thanh niên trẻ và khơi dậy sự sáng tạo trong họ. Đồng thời, ông còn tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện….
  • Cái “tầm” của ông thể hiện ở việc lên tiếng bảo vệ thương hiệu Việt khi Starbuck nhảy vào thị trường Việt Nam. Hơn nữa, ông cũng đã có bước đi chiến lược tại thị trường Mỹ, giúp Trung Nguyên không bị mất đi thương hiệu. Điều này đã cho thấy được tầm nhìn sâu rộng của ông trong lĩnh vực kinh doanh.

3. Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên – Bài học cho các CEO

3.1 Kiên trì, dũng cảm theo đuổi ước mơ, không bao giờ từ bỏ

Không từ bỏ, không sợ hãi, can đảm bước về phía trước là một trong các bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn gieo mầm ước mơ và không ngừng cố gắng vươn lên để đạt được ước mơ đó. Trong những ngày đầu khởi nghiệp, ông chủ Trung Nguyên đã đạp xe qua từng con đường để mua cà phê về tự rang, xay và bán lại cho các quán. Mặc cho những lời chê bai và ánh nhìn không tin tưởng từ mọi người, ông vẫn không từ bỏ. Bởi ông luôn tin rằng chỉ khi ta cống hiến hết mình thì mới đạt được thành công.

3.2 Đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu

Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên là làm việc bằng chữ Tâm. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn đề cao các hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility), chú trọng vào trách nhiệm phát triển cộng đồng, xã hội. Dưới phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ, cà phê Trung Ngyên đã tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội từ việc hỗ trợ giáo dục, y tế, đến bảo vệ môi trường. Không chỉ tập trung phát triển cho riêng mình, Trung Nguyên còn hướng đến xây dựng một cộng đồng cùng nhau vững mạnh. Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc hỗ trợ xay dựng thương hiệu nông sản việt.

3.3 Truyền thông về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Trung Nguyên được truyền thông rộng rãi không chỉ trong nước mà ở cả quốc tế. Cà phê Trung Nguyên luôn luôn được khẳng định là cà phê Việt, dành riêng cho những khách hàng hiểu và trân trọng giá trị này. Thông qua tách cà phê, ông muốn mang đến hương vị, bản sắc dân tốc. Điều này luôn được thể hiện ở cả trong và ngoài nước.

4. Một số phong cách lãnh đạo khác

Ngoài phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ, còn rất nhiều phong cách lãnh đạo khác phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Vậy thì lãnh đạo là gì? Phong cách lãnh đạo là gì? Phần dưới đây sẽ là sơ lược về lãnh đạo và phong cách lãnh đạo.

Trên thực tế, khái niệm lãnh đạo có rất nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau tùy thuộc vào từng góc nhìn. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản nhất, lãnh đạo là việc tác động bằng cả nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực đến con người. Người lãnh đạo giúp các nhân viên phát huy và phối hợp hài hòa tiềm năng của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức và doanh nghiệp.

“Lãnh đạo là nghệ thuật thuyết phục người khác làm điều họ không bao giờ nghĩ mình sẽ làm.” – Steve Jobs (Apple)

Trong đó, phong cách lãnh đạo được hiểu là phương thức và cách thức tiếp cận của một nhà lãnh đạo. Mỗi người đứng đầu lại có những cách thức tìm ra phương hướng, kế hoạch và tạo động lực riêng. Đứng dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách này được thể hiện qua hành động, cử chỉ, tác phong, cách nói chuyện, diễn đạt, có thể rõ ràng hoặc ngầm ý.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NĂM 2024 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN?

Phong cách lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp và tổ chức. Nó được xem là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cũng như chất lượng quản lý của người lãnh đạo. Từ đó, tác động đến việc thực hiện và tiến tới mục tiêu chung của tổ chức.

Do vậy, mỗi nhà quản lý cần phải rèn luyện và trau dồi phong cách lãnh đạo của mình để nâng cao kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp được tốt hơn. MỜI BẠN TẢI NGAY EBOOK:

4.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán, áp đặt mệnh lệnh

Đặc trưng chính của kiểu lãnh đạo này là người quản lý không lắng nghe, không tiếp thu những ý kiến và góp ý từ nhân viên. Họ luôn muốn kiểm soát và có khuynh hướng tập trung quyền lực dựa trên vị trí lãnh đạo của mình. Mô hình này phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi tổ chức đang trong giai đoạn canh tân nội bộ.

4.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Người quản lý phân chia quyền lực của mình, tham khảo, lắng nghe ý kiến của các cấp dưới cũng như bàn bạc với họ trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng vẫn là ở người có chức vụ cao nhất.

Mô hình này phù hợp với tổ chức gồm các nhân viên có chung sự hiểu biết và niềm đam mê. Đồng thời, nó thích hợp với những nhiệm vụ có nhiều thời gian để đưa ra nghiên cứu, bàn luận.

4.3. Phong cách lãnh đạo tự do

Ở phong cách này, nhà quản lý thường giao nhiệm vụ và vạch ra kế hoạch chung cho nhiệm vụ. Họ không còn trực tiếp chỉ đạo hay theo dõi từng công việc nhỏ.

Thay vào đó, người đứng đầu giao khoán việc này cho nhân viên chủ động thực hiện và đưa ra các quyết định nhỏ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với kết quả đạt được.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

Dùng ngay miễn phí

5. Kết luận

Trên đây là một vài phân tích về phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ và bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ đem đến ví dụ thực tế về một nhà lãnh đạo giỏi ở Việt Nam. Từ đó giúp bạn học hỏi để ứng dụng vào quá trình vận hành doanh nghiệp của mình!

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 3.7]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả