Tổng hợp các cách phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả nhất

27/04/2022
1808

Để trở thành một nhà quản lý thành công thì yếu tố tiên quyết bạn cần có chính là khả năng lãnh đạo dẫn đầu. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng lãnh đạo là một trong những yêu cầu quan trọng. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu các bí quyết để thành công của một nhà lãnh đạo tài năng qua bài viết sau đây.

tìm hiểu cách phát triển kỹ năng lãnh đạo
Bí quyết để phát triển kỹ năng lãnh đạo thành công trong doanh nghiệp

I. Khái niệm về kỹ năng lãnh đạo

Để biết được những cách phát triển kỹ năng lãnh đạo tốt nhất thì chúng ta cần phải hiểu được kỹ năng lãnh đạo là gì và vai trò của nó. Kỹ năng lãnh đạo là khả năng tập hợp và dẫn dắt tập thể đi đúng đến mục đích cuối cùng của tổ chức. 

Do đó, để có một dự án thành công thì Leader nhất định phải có năng lực lãnh đạo nhằm bảo đảm mọi cá nhân hoàn thành  nhiệm vụ đã được giao một cách chính xác. Khả năng lãnh đạo thường bao gồm nhiều kỹ năng bổ trợ khác như làm việc nhóm, phân tích và giải quyết vấn đề… Vì thế người đứng đầu luôn phải trang bị cho mình một lượng kiến thức chuyên môn sâu rộng.

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NGAY HÔM NAY VỚI AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

II. Những phong cách lãnh đạo 

Phong cách lãnh đạo là một phần không thể thiếu của kỹ năng lãnh đạo. Việc xác định được phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân cũng sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong công việc. 

1. Dân chủ

Người dẫn đầu theo phong cách dân chủ thường có thói quen lắng nghe ý kiến từ nhân viên. Từ đó, họ có thể đưa ra những giải pháp phù hợp trong công việc. Phong cách này rất được lòng nhân viên cấp dưới vì họ cảm thấy được tôn trọng nhiều hơn.

phong cách lãnh đạo phổ biến
Người đứng đầu cần có các phong cách lãnh đạo để dẫn dắt nhân viên hiệu quả

2. Quyền uy

Người lãnh đạo có thiên hướng kiểm soát mọi thứ và luôn quan điểm rằng ý kiến của bản thân là đúng. Đứng trên khía cạnh thực tế, phong cách lãnh đạo này phát huy thế mạnh cao nhất khi xảy ra những tình huống bất ngờ. Nó đòi hỏi người đứng đầu đưa ra quyết định nhanh chóng và quyết liệt.  

Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển kỹ năng lãnh đạo thì cần cân nhắc các trường hợp áp dụng phong cách này. Quyền uy quá lớn dễ dàng khiến nhân viên bị áp lực hay cảm thấy không được tôn trọng và lắng nghe ý kiến.

3. Tự do

Người đi theo phong cách lãnh đạo tự do thường sở hữu tầm nhìn xa, kỹ năng giao tiếp ấn tượng để truyền cảm hứng cho nhân viên. Thế nhưng phong cách này chỉ nên sử dụng trong đội ngũ nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm phân tích tình huống và xử lý công việc chính xác. 

Bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần xây dựng phong cách lãnh đạo để tác động, tập hợp, thu hút đội ngũ đi theo những quyết định, đường hướng mà bạn đề ra. Phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng để người đứng đầu hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, MISA AMIS mời bạn tham khảo ngay bộ Ebook chuyên sâu hơn về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2022 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? 

III. Các cách phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả

Trải qua quá trình tìm hiểu bạn sẽ dần hình thành khả năng lãnh đạo cũng như phát hiện phong cách lãnh đạo của bản thân. Tuy nhiên, bí quyết để trở thành một người dẫn đầu giỏi còn nằm ở việc sở hữu các kỹ năng quản trị

1. Tầm nhìn chính xác

Một người dẫn đầu phải là người nắm chắc được mục tiêu và tầm nhìn trong doanh nghiệp. Sau đó, họ sẽ truyền tải đi tầm nhìn đó bằng nhiều cách thức khác nhau cho các thành viên trong nhóm. 

tầm nhìn lãnh đạo
Lãnh đạo là người có tầm nhìn xa trông rộng

Bạn nên chỉ ra một lối đi rõ ràng cho đội ngũ để con đường đạt được nhiều miêu tiêu của doanh nghiệp trở nên chắc chắn hơn. Nếu tất cả cùng nhìn về một phương hướng, bạn sẽ quản lý cấp dưới của mình một cách bao quát và đồng bộ hơn. 

Hãy trở thành nhà lãnh đạo có một tầm nhìn chính xác để hướng nhân viên mình tới đúng mục tiêu.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

2. Tham vọng 

Người lãnh đạo có tham vọng không đồng nghĩa với việc họ là người hiếu chiến và hung hăng khi xử lý nhiệm cụ chung. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng hoài bão của mình một cách khéo léo nhằm tạo động lực, quyết tâm cho bản thân và cả tập thể.

Khi có tham vọng, bạn cũng biết rõ vị trí mà bản thân mong muốn đạt được trong tương lai. Nó giúp bạn nắm lấy cơ hội và không bỏ cuộc trước bất kỳ khó khăn thử thách nào. 

3. Hãy trở thành hình mẫu lý tưởng 

Một trong những cách nâng cao uy tín và khiến nhân viên tin tưởng thực hiện các định hướng của bạn là hãy trở thành hình mẫu lý tưởng của họ. Việc này không thể hoàn thành bằng những bài diễn thuyết đơn giản mà phải được khẳng định qua các hành động cụ thể.

Ví dụ, nếu bạn muốn nhân viên phải đi làm đúng giờ và tuân thủ các quy định của công ty? Trước tiên, bạn phải biết cách lãnh đạo bản thân để trở thành người đi đầu gương mẫu. Việc thể hiện những phẩm chất tốt sẽ đem đến cái nhìn thiện cảm, tôn trọng và khâm phục từ đội ngũ.

4. Vạch ra một kế hoạch rõ ràng

Nếu không có một kế hoạch rõ ràng thì mục tiêu mà team bạn vạch ra sẽ không thể thành công. Bởi lẽ, một người chỉ đến được vạch đích khi có các cây cầu bắt đúng hướng.. 

lập kế hoạch lãnh đạo
Lập kế hoạch là nhiệm vụ hàng đầu của người lãnh đạo

Bạn hãy dành thời gian để xây dựng mục tiêu và những kế hoạch cụ thể trước khi khiển trai một dự án nào đó. Nó giúp bạn nắm được những công việc cần làm một cách cụ thể và không bị mất phương hướng, lãng phí nguồn lực. 

>> Xem thêm: 10 tố chất lãnh đạo cần có của nhà lãnh đạo tài ba

5. Đừng khiến bản thân trở thành trung tâm của vũ trụ 

Việc trở thành người quản lý không có nghĩa là bạn xa cách với nhân viên hay trở thành tâm điểm chú ý của tất cả mọi người. Trong công việc, bạn vẫn là một thành viên của doanh nghiệp. Đồng thời, để hoàn thành tốt một nhiệm vụ bạn sẽ cần sự đóng góp của các thành viên chuyên môn khác.

Do đó, thay vì tách rời tập thể bằng cách tự nâng cao bản thân, bạn nên biết cách trở thành một mảnh ghép không thể thiếu cũng như kết nối mọi người cùng nhau hoạt động vì mục tiêu chung.

6. Hãy suy nghĩ lạc quan

Với áp lực công việc nặng nề, chúng ta không tránh khỏi những lúc cảm thấy chán nản hoặc gặp phải các thất bại. Tuy nhiên, thái độ đối mặt của người đứng đầu có ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên bên dưới.

Chính vì vậy, thay vì bi quan khiến cho đội ngũ hoang mang rối loạn thì bạn cần bình tĩnh phân tích vấn đề, tìm ra cách giải quyết hay các cơ hội mới. Điều này giúp cho nhân viên trở nên bình tĩnh, quyết tâm vượt qua khó khăn và tỷ lệ thành công của doanh nghiệp sẽ được tăng cao.

7. Học cách lắng nghe

Phát triển kỹ năng lãnh đạo không thể bỏ qua kỹ năng lắng nghe. Bạn không chỉ lắng nghe những ý kiến đóng góp từ nhân viên mà còn phải tìm hiểu các yếu tố đang cản trở hiệu suất của việc. Đó có phải là do các mâu thuẫn nội bộ, sự thiếu hụt nguồn lực hay do bản thân nhân viên đang có sự xao nhãng, mất tập trung?

kỹ năng lắng nghe
Người lãnh đạo cần học cách lắng nghe và phản hồi cho nhân viên

Lắng nghe là cách thức hiệu quả nhất để bạn khuyến khích thành viên của mình đưa các biện pháp cải thiện cũng như thúc đẩy họ nỗ lực trong công việc.

>> Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo: 6 kỹ năng lãnh đạo hàng đầu dành cho nhà lãnh đạo

8. Chấp nhận những lời chê bai

Làm việc cùng với một tập thể người lãnh đạo không thể luôn duy trì sự hoàn hảo. Đôi lúc, bạn phải học cách chấp nhận những bình luận tiêu cực từ nhân viên, đồng nghiệp hay cả cấp trên. Thay vì tỏ ra cứng nhắc và kiêu ngạo không phục tùng, bạn hãy tìm cách hoàn thiện bản thân sau những trường hợp đó.

9. Tỉnh táo trong mọi trường hợp 

Sự tỉnh táo ở người lãnh đạo được xem như một tố chất cần có. Bạn cần tỉnh táo để không đưa ra các quyết định có tính chủ quan vì để cảm xúc lấn át. Ví dụ, khi đi đàm phán, cho dù bạn rất tức giận và khó chịu với các chiêu trò của đối thủ cạnh tranh, người lãnh đạo mẫu mực vẫn phải giữ vững tinh thần chuyên nghiệp, bình tĩnh tìm ra hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, sự tỉnh táo cũng giúp bạn đánh giá các ý tưởng mới một cách phù hợp, loại bỏ các cách làm chưa phù hợp để tối ưu kết quả sản xuất kinh doanh.

10. Học cách trao quyền 

Như đã nói ở trên, người lãnh đạo thường phải xử lý rất nhiều đầu việc cùng một lúc. Do đó, bạn cần học cách ủy quyền và giao việc hiệu quả để điều phối công việc hoàn thành hiệu quả, đúng thời gian đề ra. Cách làm này cũng tạo cơ hội cho các cá nhân có năng lực được phát huy thế mạnh, từ đó tạo ra một đội ngũ làm việc xuất sắc.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

11. Khuyến khích tinh thần cống hiến và tạo ra môi trường sáng tạo

Sáng tạo chính là chìa khóa dẫn tới thành công, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại nếu không có sự sáng tạo. Bởi vậy, bạn nên đảm bảo rằng văn hóa trong công ty đã, đang và sẽ tiếp tục khuyến khích sự sáng tạo ở từng thành viên.

Ví dụ, bạn có thể phát triển kỹ năng quản trị bằng cách tổ chức các buổi brainstorming ý tưởng cải tiến mới. Sự cởi mở trong cách tiếp thu ý kiến đóng góp giúp nhân viên trở nên tự tin hơn, hài lòng trong công việc, năng nổ và gắn kết bền lâu với doanh nghiệp hơn.

12. Tìm ra khả năng lãnh đạo bên trong bạn 

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn sẽ nhận ra vị trí lãnh đạo có thực sự phù hợp với mình qua việc xử lý các tình huống thực tế. Nhờ vậy, bạn sẽ tìm thấy các nhân tố còn thiếu để học hỏi nâng cao. Đồng thời, bạn phát triển các thế mạnh để tiến xa hơn trên chặng đường danh vọng ở tương lai.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

IV. Kết luận 

Bài viết trên đã tổng hợp các cách phát triển kỹ năng lãnh đạo cơ bản và dễ thực hiện nhất. Có thể nói, để trở thành một người đứng đầu có uy tín, năng lực là không hề dễ dàng. Ví trí này yêu cầu bạn phải có kiến thức nền tảng vững chắc, phong cách lãnh đạo phù hợp cũng như tổng hợp linh hoạt các kỹ năng quản trị công việc.

Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ các kỹ năng lãnh đạo cần có để phục vụ công việc, bạn sẽ nhanh chóng xác định được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được lộ trình phát triển rõ ràng hơn.

Chúng tôi hy vọng những thông tin về kỹ năng lãnh đạo đã đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan, bao quát nhất để ứng dụng vào thực tế công việc. Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm các kiến thức hữu ích hơn cho sự nghiệp quản lý tương lai bằng cách theo dõi các bài viết tiếp theo tại MISA AMIS nhé!


 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả