Quản trị sản xuất là gì? Mục tiêu, chức năng và các mô hình phổ biến

06/01/2022
1984

Quản trị sản xuất không chỉ đơn thuần là tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất mà còn bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất, kiểm soát và điều chỉnh quy trình để đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, quản trị hoạt động sản xuất hiệu quả là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh.

Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ giúp bạn giải đáp: Quản trị sản xuất là gì? và gửi đến bạn tất cả những thông tin cần thiết về quản trị sản xuất từ chức năng, các yếu tố chính cho đến mô hình và quy trình quản trị tối ưu.

Tặng bạn: Mẫu kế hoạch sản xuất bằng Excel mới nhất
Mục lục Hiện

1. Quản trị sản xuất là gì?

Quản trị sản xuất (Production Management) là tập hợp các hoạt động nhằm thiết lập hệ thống sản xuất và quản lý quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Nói một cách khác, quản trị sản xuất bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, triển khai và kiểm soát quá trình chuyển đổi nguồn lực thô thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đây là một phần không thể thiếu trong quản lý kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

Quản trị sản xuất bao gồm hai phần chính:

  • Xây dựng và thiết kế hệ thống sản xuất toàn diện
  • Quản trị quá trình sản xuất
Quản trị sản xuất là gì?
Quản trị sản xuất là gì?

2. Mục tiêu của quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đúng số lượng, chi phí hợp lý và kịp thời đến tay khách hàng. Mục tiêu chính của quản trị sản xuất là tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực sẵn có, nâng cao hiệu quả hoạt động và thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch sản xuất chi tiết và tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

2.1. Cung cấp sản phẩm

Quản trị sản xuất phải đảm bảo sản xuất và cung ứng sản phẩm đúng chủng loại, số lượng, chất lượng và thời gian phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Việc đáp ứng chính xác nhu cầu này là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

2.2. Tạo lợi thế cạnh tranh

Bằng cách sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời xây dựng uy tín trên thị trường. Quản trị sản xuất cần tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm chi phí và loại bỏ lãng phí. Việc áp dụng công nghệ và phương pháp tiên tiến cùng với sự linh hoạt trong sản xuất cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu khách hàng và thị trường, tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.

2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Đảm bảo chất lượng thông qua kiểm soát chặt chẽ, giám sát quy trình sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định, cũng như đào tạo nhân viên về chất lượng và liên tục cải tiến. Quản trị sản xuất cũng phải giải quyết các vấn đề về chất lượng như xử lý lỗi, phản hồi từ khách hàng và tối ưu hóa quy trình để giảm thiểu sai sót. Chất lượng tốt giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Mục tiêu của quản trị sản xuất
Mục tiêu của quản trị sản xuất

2.4. Tạo ưu thế về tốc độ cung ứng

Khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng nhanh chóng và cung cấp sản phẩm kịp thời giúp doanh nghiệp tăng sự hài lòng của khách hàng và tránh tình trạng thiếu hàng hoặc chậm trễ giao hàng. Một kế hoạch sản xuất hiệu quả, kết hợp với hoạt động marketing nhạy bén và bộ phận nghiên cứu phát triển năng động, sẽ giúp biến ý tưởng thành sản phẩm cụ thể một cách nhanh chóng. Tốc độ cung ứng nhanh tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.5. Tạo khả năng linh hoạt trong đáp ứng nhu cầu

Trong một thị trường luôn biến đổi, quản trị sản xuất cần đảm bảo sự linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu khách hàng, xu hướng tiêu dùng và điều kiện thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng sản xuất, quản lý nguồn lực hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thị trường một cách nhanh chóng, từ đó tăng cường tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

2.6. Tối ưu hóa quá trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ

Việc tối ưu hóa quy trình sản xuất giúp loại bỏ lãng phí, rút ngắn thời gian sản xuất và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, từ đó tăng năng suất và giảm chi phí. Quản trị sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến quy trình, kiểm soát chất lượng chặt chẽ, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Xem thêm:Top 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp

3. Các chức năng của quản trị sản xuất đối với doanh nghiệp

Quản trị sản xuất bao gồm bốn chức năng chính: Hoạch định mục tiêu và kế hoạch sản xuất, tổ chức quản trị sản xuất, điều hành quy trình sản xuất, kiểm soát sản xuất.

Các chức năng của quản trị sản xuất đối với doanh nghiệp
Các chức năng của quản trị sản xuất đối với doanh nghiệp

3.1. Hoạch định mục tiêu và kế hoạch sản xuất

Hoạch định sản xuất là bước đầu tiên trong quản trị sản xuất, giúp xác định rõ ràng mục tiêu và hướng đi của quá trình sản xuất. Hoạt động hoạch định sản xuất sẽ bao gồm:

  • Xác định nhu cầu sản xuất
  • Lập kế hoạch sản xuất
  • Lập kế hoạch nguồn nhân sự
  • Nguyên vật liệu và tài chính
  • Lập kế hoạch tài chính

Quá trình này đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và tăng hiệu suất sản xuất.

3.2. Tổ chức quản trị sản xuất

Tổ chức sản xuất liên quan đến việc phân bổ hợp lý các nguồn lực nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và suôn sẻ. Điều này bao gồm:

  • Thiết kế cơ chấu tổ chức sản xuất
  • Phân chia công việc cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân liên quan
  • Xây dựng quy trình sản xuất
  • Huấn luyện đào tạo nhân sự

Chức năng tổ chức cũng giúp thiết lập các quy trình công việc cụ thể cho từng công đoạn, đảm bảo mọi thành phần đều hoạt động ăn khớp và tạo ra dòng sản xuất liên tục, tránh lãng phí thời gian và tài nguyên.

Tải ngay: Mẫu quy trình sản xuất theo ngành nghề

3.3. Điều hành quy trình sản xuất

Điều hành sản xuất tập trung vào việc quản lý và giám sát các hoạt động sản xuất hàng ngày để đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra theo kế hoạch. Chức năng này bao gồm:

  • Điều chỉnh và phân bổ nguồn lực theo nhu cầu thực tế
  • Giám sát quá trình sản xuất và hoạt động của nhân viên
  • Giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất

Chức năng này giúp đảm bảo tiến độ sản xuất đúng hẹn, đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm và hiệu suất làm việc cao nhất.

3.4. Kiểm soát sản xuất

Kiểm soát sản xuất là bước quan trọng giúp theo dõi, đánh giá và đảm bảo rằng toàn bộ quy trình sản xuất đang diễn ra theo kế hoạch sản xuất đã đề ra. Chức năng này bao gồm:

  • Giám sát tiến độ sản xuất
  • Kiểm tra và đánh giá hiệu quả sản xuất
  • Điều chỉnh và cải thiện quy trình sản xuất

Nếu phát hiện ra sự sai lệch hoặc sự cố trong quá trình sản xuất, các biện pháp điều chỉnh cần được thực hiện ngay lập tức để khắc phục và đảm bảo quy trình vận hành hiệu quả. Đây cũng là bước quan trọng trong việc giảm thiểu lãng phí và kiểm soát chi phí sản xuất.

Xem thêm: 7 nguyên tắc và 9 bước thiết lập quy trình quản lý chất lượng hiệu quả

4. Các yếu tố chính trong quản trị sản xuất

4.1. Dự báo nhu cầu sản xuất

Trong bất kỳ kế hoạch sản xuất nào, việc dự báo nhu cầu là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Quản trị sản xuất cần xác định chính xác số lượng sản phẩm cần thiết để đáp ứng thị trường, từ đó quản lý hiệu quả nguồn lực và tối đa hóa lợi nhuận. Dự báo này dựa vào các yếu tố như:

  • Lịch sử bán hàng
  • xu hướng thị trường
  • dự báo kinh tế
  • Hành vi khách hàng và
  • Các sự kiện trong ngành.

Một dự báo chính xác giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, quản lý nguyên vật liệu, nhân lực và tài nguyên cần thiết, đồng thời tối ưu hóa mức tồn kho để tránh thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa.

4.2. Thiết kế sản phẩm

Thiết kế sản phẩm là quá trình chuyển đổi ý tưởng ban đầu thành sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng. Điều này bao gồm việc tạo ra mẫu thử, sản phẩm thử nghiệm và cuối cùng là sản phẩm chính thức.

Trong quản trị sản xuất, việc thiết kế không chỉ nằm ở bộ phận kỹ thuật hay nghiên cứu và phát triển, mà còn cần sự phối hợp với các bộ phận khác như Marketing, bán hàng và sản xuất. Sự hợp tác này đảm bảo sản phẩm không chỉ phù hợp với yêu cầu khách hàng mà còn được sản xuất một cách tối ưu, tránh lãng phí nguồn lực và tăng cường hiệu quả trong kế hoạch sản xuất.

4.3. Quản lý năng lực sản xuất

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc quản lý năng lực sản xuất đóng vai trò then chốt trong quản trị sản xuất. Đối với chủ doanh nghiệp, việc đánh giá và tối ưu hóa các thông số như sản lượng, chất lượng, thời gian sản xuất, chi phí, cùng với hiệu suất sử dụng thiết bị và nhân lực là vô cùng quan trọng. Mục tiêu chính là đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu sản xuất và yêu cầu của thị trường. Quản lý năng lực sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp:

  • Đảm bảo đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất mà không gây lãng phí.
  • Tránh tình trạng thừa hoặc thiếu hụt nguồn lực, giảm thiểu rủi ro gián đoạn trong quá trình sản xuất.
  • Tối ưu hoá chi phí, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Quy mô sản xuất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình sản xuất, chi phí và cơ cấu tổ chức quản lý. Một kế hoạch sản xuất được thiết lập dựa trên năng lực thực tế sẽ giúp giảm chi phí đơn vị sản phẩm và tăng năng suất. Việc xác định chính xác năng lực sản xuất là chìa khóa để tận dụng cơ hội kinh doanh tiềm năng và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

4.4. Định vị doanh nghiệp

Định vị chiến lược là một yếu tố quan trọng trong quản trị sản xuất, giúp doanh nghiệp xác định vị trí của mình trên thị trường thông qua việc lựa chọn địa điểm và vùng phân bổ phù hợp. Điều này không chỉ đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh mà còn xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.

Để định vị hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần tiến hành phân tích sâu sắc các yếu tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, bao gồm:

  • Nguồn lực sẵn có: nhân lực, nguyên vật liệu, công nghệ.
  • Thị trường mục tiêu: nhu cầu khách hàng, xu hướng tiêu dùng.
  • Yếu tố pháp luật, kinh tế, xã hội và văn hóa: các quy định pháp lý, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán địa phương.

Từ những phân tích này, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp tối ưu để giảm thiểu rủi ro và tận dụng lợi thế cạnh tranh. Định vị đúng đắn không chỉ giúp quản trị sản xuất hiệu quả mà còn định hướng phát triển dài hạn, mở ra cơ hội kinh doanh mới và tăng cường vị thế trên thị trường.

8 yếu tố chính trong mô hình quản trị sản xuất
8 yếu tố chính trong mô hình quản trị sản xuất

4.5. Bố trí sản xuất

Trong quản trị sản xuất, việc bố trí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Bố trí sản xuất là quá trình sắp xếp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và nhân lực một cách hợp lý và khoa học trong nhà máy. Mục tiêu là đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Một bố trí sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp:

  • Tăng năng suất lao động: Sắp xếp hợp lý giúp giảm thời gian di chuyển của nhân viên và giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, từ đó nâng cao năng suất.
  • Giảm chi phí sản xuất: Tận dụng tối đa không gian và thiết bị, giảm lãng phí nguyên vật liệu, giúp tiết kiệm chi phí.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm: Hạn chế sai sót và lỗi sản phẩm thông qua quy trình sản xuất được tổ chức tốt.

Các phương pháp bố trí sản xuất phổ biến bao gồm:

  • Bố trí theo sản phẩm (product layout): Sắp xếp máy móc theo trình tự quy trình sản xuất của sản phẩm.
  • Bố trí theo quy trình (process layout): Sắp xếp thiết bị theo chức năng hoặc loại công việc.
  • Bố trí hỗn hợp (hybrid layout): Kết hợp các phương pháp trên để tối ưu hóa cho từng loại sản phẩm và quy trình.

4.6. Lập kế hoạch sắp xếp nguồn lực

Một kế hoạch sản xuất hiệu quả không thể thiếu việc lập kế hoạch sắp xếp nguồn lực. Điều này bao gồm việc xác định và phân bổ các nguồn lực cần thiết như nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hợp lý. Mục tiêu là đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, liên tục và tiết kiệm chi phí.

Lập kế hoạch sắp xếp nguồn lực giúp doanh nghiệp:

  • Đảm bảo đủ nguồn lực: Tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa, gây gián đoạn hoặc lãng phí.
  • Phân bổ nguồn lực hợp lý: Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí và tối đa hóa hiệu suất.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất: Tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Trong quản trị sản xuất, việc điều phối hoạt động sản xuất là yếu tố then chốt để thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất. Điều này bao gồm:

  • Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất: Phân bổ công việc cho các bộ phận, nhân sự, máy móc và thiết bị một cách hợp lý để triển khai kế hoạch sản xuất một cách suôn sẻ.
  • Giám sát quá trình sản xuất: Theo dõi chặt chẽ quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm được tạo ra đúng tiến độ, đạt chất lượng cao và hiệu suất tối ưu.
  • Xử lý vấn đề phát sinh: Khi gặp sự cố trong quá trình sản xuất, cần xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời

Điều phối hoạt động sản xuất đòi hỏi sự phối hợp linh hoạt giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Để tối ưu hóa quá trình này, chủ doanh nghiệp nên áp dụng các công cụ quản lý hiện đại và liên tục cải tiến quy trình sản xuất.

4.7. Kiểm soát hệ thống sản xuất

Một yếu tố quan trọng khác trong quản trị sản xuất là kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất, bao gồm:

  • Quản lý hàng tồn kho: Đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu, tối ưu hóa lượng hàng tồn kho để giảm thiểu rủi ro về thất thoát hoặc hư hỏng, đồng thời duy trì dòng vốn lưu động.
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đảm bảo tính đồng nhất trong quy trình sản xuất.

Hiểu rõ quản trị sản xuất là gì? và nắm vững các yếu tố này sẽ giúp chủ doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch sản xuất hiệu quả, tăng cường năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tối ưu.

Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp sản xuất – Những kinh nghiệm “xương máu” dành cho nhà quản lý

5. Các mô hình quản trị sản xuất phổ biến

Dưới đây là những mô hình quản trị sản xuất phổ biến mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để cải thiện quy trình sản xuất và đạt được hiệu quả cao hơn.

5.1. Mô hình Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn)

Lean Manufacturing tập trung vào việc loại bỏ các loại lãng phí trong quá trình sản xuất, bao gồm thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực, không gian và năng lượng. Triết lý cốt lõi của Lean là tạo ra giá trị cho khách hàng với ít tài nguyên hơn.

Mô hình Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn)
Mô hình Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn)

Phương pháp Lean sử dụng các công cụ như 5S (Sắp xếp, Sắp đặt, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng), Kaizen (Cải tiến liên tục), Kanban (quản lý luồng sản phẩm và nguyên vật liệu) và Just-in-Time (JIT) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu hàng tồn kho. Lean giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

5.2. Mô hình sản xuất Just-in-Time (JIT)

JIT tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách chỉ sản xuất khi có nhu cầu cụ thể, giúp giảm tồn kho dư thừa và chi phí lưu trữ.

Mô hình sản xuất Just-in-Time (JIT)
Mô hình sản xuất Just-in-Time (JIT)

Phương pháp JIT yêu cầu toàn bộ chuỗi cung ứng phải đồng bộ để nguyên vật liệu được cung cấp đúng lúc. JIT giảm chi phí tồn kho, tăng tính linh hoạt trong sản xuất và phản ứng nhanh với sự thay đổi của nhu cầu thị trường, nhưng đòi hỏi chuỗi cung ứng phải được quản lý chính xác.

Tặng bạn: 70+ quy trình làm việc cho mọi phòng ban trong doanh nghiệp

5.3. Mô hình Six Sigma

Six Sigma tập trung vào cải tiến chất lượng và giảm thiểu sai sót trong quy trình sản xuất. Phương pháp Six Sigma sử dụng chu trình DMAIC (Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải thiện, Kiểm soát) để giảm thiểu sai sót và biến động trong sản xuất.

Mô hình Six Sigma trong sản xuất
Mô hình Six Sigma trong sản xuất

Six Sigma thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp yêu cầu độ chính xác cao như hàng không, y tế và sản xuất điện tử, giúp giảm thiểu sai sót, cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình.

5.4. Mô hình Theory of Constraints (TOC)

TOC tập trung vào việc xác định và loại bỏ các “nút thắt cổ chai” (bottlenecks) trong quy trình sản xuất, từ đó tăng cường hiệu suất tổng thể.

Mô hình Theory of Constraints (TOC) trong quản trị sản xuất
Mô hình Theory of Constraints (TOC) trong quản trị sản xuất

Doanh nghiệp xác định điểm tắc nghẽn trong quy trình và tối ưu hóa năng suất tại điểm này bằng cách cải tiến quy trình hoặc phân bổ thêm nguồn lực. TOC giúp tăng năng suất tổng thể bằng cách cải thiện luồng công việc và giải quyết trực tiếp các điểm yếu trong quy trình sản xuất.

Xem thêm: Kế hoạch sản xuất là gì? Phương pháp & quy trình lập kế hoạch sản xuất tối ưu

5.5. Mô hình sản xuất Agile (Agile Manufacturing)

Agile Manufacturing giúp doanh nghiệp linh hoạt và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng.

Mô hình sản xuất Agile (Agile Manufacturing)
Mô hình sản xuất Agile (Agile Manufacturing)

Các đội ngũ đa chức năng làm việc linh hoạt để đưa ra giải pháp nhanh chóng, đáp ứng các yêu cầu mới từ khách hàng. Agile phù hợp với ngành công nghiệp có sự biến động cao như công nghệ cao và thời trang, giúp doanh nghiệp tăng tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh.

5.6. Mô hình Total Quality Management (TQM)

TQM là phương pháp quản lý tập trung vào việc cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông qua sự tham gia của toàn bộ tổ chức.

Mô hình Total Quality Management (TQM)
Mô hình Total Quality Management (TQM)

TQM yêu cầu mọi bộ phận trong tổ chức, từ quản lý đến công nhân, đều phải tham gia vào quá trình cải tiến chất lượng. Phương pháp này giúp tăng sự hài lòng của khách hàng, cải thiện hiệu suất tổng thể và giảm chi phí do sai sót, lãng phí. Các công cụ như chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) được sử dụng để liên tục cải tiến.

5.7. Mô hình MRP (Material Requirements Planning)

Đây là hệ thống quản lý sản xuất và kiểm soát tồn kho, giúp doanh nghiệp đảm bảo có đủ nguyên vật liệu để sản xuất mà không gây dư thừa.

Mô hình MRP (Material Requirements Planning)
Mô hình MRP (Material Requirements Planning)

MRP dựa trên dự báo nhu cầu, hóa đơn nguyên vật liệu (BOM) và tồn kho hiện có để lập kế hoạch mua hàng, sản xuất.

5.8. Mô hình Mass Customization (Sản xuất hàng loạt tùy chỉnh)

Kết hợp ưu điểm của sản xuất hàng loạt (Mass Production) và tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu cá nhân (Customization).

Mô hình Mass Customization (Sản xuất hàng loạt tùy chỉnh)
Mô hình Mass Customization (Sản xuất hàng loạt tùy chỉnh)

Mô hình này cho phép doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng, nhưng vẫn duy trì được hiệu quả và chi phí thấp nhờ sản xuất hàng loạt.

5.9. Mô hình Kaizen

Kaizen là một triết lý quản lý tập trung vào cải tiến liên tục, thường được áp dụng trong sản xuất và quản lý doanh nghiệp.

Mô hình Kaizen trong quản lý sản xuất
Mô hình Kaizen trong quản lý sản xuất

Từ “Kaizen” trong tiếng Nhật có nghĩa là “cải tiến” (kai = thay đổi, zen = tốt hơn) và mô hình này khuyến khích mọi thành viên trong tổ chức, từ quản lý đến nhân viên, tham gia vào quá trình cải tiến các quy trình, sản phẩm, dịch vụ.

6. Ứng dụng phần mềm MISA AMIS vào quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất bao gồm rất nhiều hoạt động, dù doanh nghiệp áp dụng mô hình nào thì cũng cần quản lý các nghiệp vụ như: Tài chính, Nhân sự, Dự án, Quy trình, Bán hàng, Mua hàng,… MISA AMIS là nền tảng mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản trị sản xuất một cách hiệu quả để nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí.

Là một sản phẩm của MISA với 30 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm, MISA AMIS được tách nhỏ với 40+ ứng dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tối ưu toàn bộ hoạt động vận hành, tự động hóa các quy trình. Đặc biệt, các phần mềm trong hệ sinh thái được kết nối chặt chẽ và đồng bộ dữ liệu với nhau. Chính vì vậy, đội ngũ có thể giảm được các thao tác thủ công, phối hợp liên phòng ban, cộng tác một cách dễ dàng.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS ứng dụng trong quản trị sản xuất
Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS ứng dụng trong quản trị sản xuất

Dùng thử miễn phí

Đây là cách MISA AMIS có thể giúp doanh nghiệp quản trị sản xuất hiệu quả hơn:

Quản trị Tài chính – Kế toán: Hạch toán đầy đủ thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Phân hệ này được kết nối chặt chẽ với các bộ phận khác như Bán hàng, Nhân sự, Điều hành để tối ưu hóa công việc, giảm thiểu các tác vụ thủ công.

  • Quản lý mua nguyên vật liệu, nhập khẩu dùng ngoại tệ
  • Quản lý công nợ nhà cung cấp, khách hàng
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu
  • Quản lý hàng tồn kho theo mã quy cách (size, màu,…)
  • Quản lý tồn kho tối thiểu
  • Quản lý nhập xuất kho theo lệnh sản xuất
  • Quản lý tính giá thành phẩm
  • Tổng hợp đơn hàng từ bộ phận kinh doanh, theo dõi tiến độ giao hàng

Quản lý Bán hàng: Quản lý thông tin khách hàng tập trung, xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp, quản lý & giám sát đội ngũ sale. Đặc biệt, phần mềm liên thông dữ liệu với phần mềm AMIS Kế toán giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, quản lý đội ngũ hiệu quả, tối ưu hoạt động bán hàng và bứt phá doanh thu.

  • Quản lý thông tin khách hàng
  • Theo dõi tồn kho theo nhiều đơn vị tính, mẫu mã
  • Quản lý chính sách giá, chương trình khuyến mại
  • Quản lý quy trình bán hàng theo nhiều bước
  • Quản lý hợp đồng, tình trạng giao hàng nhiều lần
  • Quản lý chăm sóc khách hàng tự động qua email, SMS,…
  • Quản lý mục tiêu, năng suất, dự báo doanh số theo nhân viên kinh doanh hoặc thị trường
  • Quản lý nhân viên kinh doanh đi thị trường (khách hàng, doanh số,…)

Quản trị Nhân sự: MISA AMIS đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ của doanh nghiệp sản xuất như:

  • Quản lý tuyển dụng nhân sự lao động phổ thông, công nhân ít tiếp cận công nghệ
  • Quản lý hồ sơ nhân sự
  • Quản lý chấm công, phân ca, đổi ca, nghỉ phép
  • Quản lý tính lương theo Ca/Doanh số/Sản phẩm,…

Hiện tại, MISA AMIS là bộ giải pháp đáp ứng rất tốt các nghiệp vụ chấm công, tính lương phức tạp của doanh nghiệp sản xuất.

Quản lý Công việc – Dự án:

  • Quản lý tiến độ sản xuất theo từng đơn hàng, giai đoạn
  • Theo dõi quá trình giao hàng
  • Quản lý công việc theo từng bộ phận chuyên môn

Quản lý Quy trình: Thiết lập và vận hành quy trình liền mạch giữa các phòng ban

  • Quy trình mua hàng, tạm ứng, thanh toán
  • Quy trình đề xuất tuyển dụng, phê duyệt bảng lương
  • Quy trình phê duyệt chính sách giá, chiết khấu
  • Quy trình đánh giá chất lượng

AMIS Wesign (Ký tài liệu số)

  • Chứng từ nội bộ: Tạm ứng thanh toán, phiếu chi, mua sắm nguyên vật liệu,…
  • Hợp đồng bên ngoài, báo giá đơn hàng

Quản lý Tài Sản: Quản lý máy móc thiết bị sản xuất như kiểm kê, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa,…
Quản lý văn bản, tài liệu: Lưu trữ tài liệu, quy định,…

Hơn 250.000+ doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Austdoor, Công ty cổ phần Sách Alpha, Công ty Cổ phần LANDCO, Công ty Cổ Phần Viglacera Hạ Long, Công ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đại Á Châu, CTCP Dược phẩm Mediplantex,… và nhiều doanh nghiệp khác đã lựa chọn MISA AMIS để tối ưu toàn bộ hoạt động vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Quản trị sản xuất trên một nền tảng duy nhất. Dùng thử và khám phá sức mạnh của phần mềm MISA AMIS được phát triển bởi MISA JSC với 30 năm kinh nghiệm tại đây:

  • Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
  • Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
  • Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
  • Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia

7. Tạm kết

Bằng việc hiểu rõ các yếu tố chính trong quản trị sản xuất và lựa chọn mô hình quản trị phù hợp, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết để quản lý sản xuất một cách hiệu quả.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả