Kinh tế số là gì? Đặc điểm, vai trò và xu hướng phát triển trong tương lai

21/04/2022
2071

Kinh tế số là gì? được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Bởi lẽ, nền kinh tế của chúng ta đang dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là giao dịch điện tử phát triển rộng khắp. Chính vì vậy, đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị về chủ đề này qua bài viết dưới đây! 

tìm hiểu kinh tế số là gì
Kinh tế số là một khái niệm mới trong kinh doanh

I. Kinh tế số là gì?

1. Định nghĩa

Theo Nhóm Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật số Oxford, kinh tế số là gì mô tả một nền kinh tế hoạt động chủ yếu dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Trong đó, nó biểu hiện rõ nét nhất ở các giao dịch điện tử diễn ra qua Internet.

Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, vận chuyển hàng hóa, vận tải, hậu cần, tài chính, ngân hàng… Về cơ bản, đây là những mô hình tổ chức và cách thức hoạt động trong kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy các dấu hiệu của kỹ thuật số ở mọi nơi trong cuộc sống. Nó hiện hữu từ các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, thực phẩm, vận tải và các ứng dụng liên quan đến giao hàng.

Tham gia kinh tế số là nhu cầu tất yếu khi công nghệ kỹ thuật hiện đại đem đến nhiều cơ hội đổi mới. Giờ đây, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động, tiết kiệm thời gian để nâng cao hiệu suất, tối ưu hiệu quả kinh doanh. Do đó, bất kỳ ai cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tiếp tục bứt phá cùng xu hướng chuyển đổi số trong tương lai.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

2. Các thành phẩn của kinh tế số

Nền kinh tế số bao gồm 3 thành phần:

  • Kinh tế số ICT: Đây là lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông. Nó bao gồm các hoạt động như sản xuất sản phẩm điện tử và phần cứng, phát triển phần mềm và nội dung số, cung cấp dịch vụ CNTT và viễn thông.
  • Kinh tế số Internet: Các hoạt động kinh tế hoàn toàn dựa trên Internet. Đó là dịch vụ số, kinh doanh số, kinh tế nền tảng, kinh tế dữ liệu, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế biểu diễn, và các hình thức kinh doanh dựa trên Internet khác.
  • Kinh tế số của các ngành: Phân khúc kinh tế được tạo ra từ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số và nền tảng số trong các ngành truyền thống. Nó gồm có các hoạt động như: quản trị điện tử, thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh, du lịch thông minh.

>> Xem thêm: Các bước chuyển đổi số thành công doanh nghiệp cần biết

II. Đặc điểm của kinh tế số trong doanh nghiệp

Đặc điểm của nền kinh tế số có thể được tóm tắt trong ba quá trình chính có liên quan lẫn nhau: 

  • Xử lý vật liệu 
  • Xử lý năng lượng 
  • Xử lý thông tin 

Tại đây, các doanh nghiệp thường xem xét đánh giá quá trình xử lý. Thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và dễ số hóa nhất.

đặc điểm của kinh tế số
Đặc điểm của kinh tế số là gì?

Nhờ thành tựu của công nghệ thông tin và Internet, sự kết nối giữa các nhân tố trong nền kinh tế trở nên chặt chẽ hơn, loại bỏ nhiều khâu trung gian. Sự tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực trên đã làm tăng gấp đôi tiềm năng xử lý thông tin thông qua các thiết bị di động và khả năng truy cập vào cơ sở dữ liệu lớn.

III. Vai trò của kinh tế số là gì?

1. Vai trò của kinh tế số trên thế giới

Thực tế có thể thấy, nền kinh tế số đang mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh lớn trên toàn cầu. Đặc biệt là các công ty lớn đều có kết nối với nền tảng kỹ thuật số. Những lợi ích chính của nền kinh tế số đem lại là:

  • Tăng trưởng thương mại điện tử.
  • Khuyến khích người dùng Internet phát triển hệ thống tài sản
  • Dịch vụ kỹ thuật số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều thay đổi to lớn trong các nền kinh tế và xã hội trên thế giới. Với sự phát triển bùng nổ của Internet và công nghệ số, rào cản thị trường thấp hơn, mọi người có nhiều cơ hội tiếp cận và chia sẻ thông tin hơn. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy những công cụ tự động hóa doanh nghiệp tiện dụng, thông minh. 

2. Vai trò của kinh tế số tại Việt Nam

Đối với Việt Nam, việc hiểu rõ kinh tế số là gì đã giúp các công ty nhanh chóng hội nhập vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Nền kinh tế số buộc các công ty phải đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh truyền thống.

vai trò của kinh tế số
Kinh tế số đem đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp

Giờ đây, doanh nghiệp đã, đang và sẽ hình thành mô hình hệ sinh thái kết hợp giữa sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Điều này giúp họ cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả công việc.

Nền tảng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) được coi là cốt lõi của chuyển đổi số và là bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế số. Sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng này sẽ giúp Việt Nam vượt qua bẫy của các nước có thu nhập trung bình và theo đuổi phát triển nhanh và bền vững.

KHÁM PHÁ SỨC MẠNH VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT TRÊN NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN MISA AMIS 

IV. Các hoạt động tiêu biểu của doanh nghiệp trong nền kinh tế số 

Để đạt được thành công trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp đều đang phát triển một số các hoạt động sau:

1. Làm việc từ xa 

Thông thường, mọi người có thể làm việc tại các văn phòng khác nhau, tại nhà hay quán cà phê. Thế nhưng, giờ đây cách thức làm việc này đã được chuyên nghiệp hóa do ảnh hưởng khách quan của đại dịch.

kinh tế số làm việc từ xa
Làm việc từ xa là cách thức hoạt động phổ biến trong nền kinh tế số

Mặc dù ngồi xa nhau nhưng các doanh nghiệp toàn cầu đều đang có những giải pháp vô cùng linh hoạt để gia tăng mức độ kết nối giữa các thành viên. Nó cho phép các quy trình hoạt động diễn ra trên nền tảng kỹ thuật số với khả năng cập nhật liên tục, tổng hợp thông tin chính xác.

2. Sử dụng Internet vạn vật (IoT)

Internet of Things (IoT) kết nối thế giới kỹ thuật số và vật lý bằng cách thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu để dự đoán và tự động hóa các quy trình kinh doanh. Dữ liệu này có thể chuyển đổi doanh nghiệp, tiết lộ các mô hình hiệu quả nhất giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và hành động nhanh hơn trong một bối cảnh đầy cạnh tranh.

>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

3. Hội thảo trực tuyến

Tương tự với hình thức làm việc từ xa, các công nghệ tối tân cũng cho phép doanh nghiệp thực hiện những sự kiện, hội thảo qua Internet. Từ việc lắng nghe các chuyên gia, tham gia chuyên đề tìm kiếm giải pháp kinh doanh hay gặp gỡ chia sẻ cùng khách hàng, doanh nghiệp đều có thể thực hiện một cách dễ dàng.

Các sự kiện trực tuyến này không chỉ tiếp cận số lượng người quan tâm lớn hơn mà còn tiết kiệm nhiều chi phí liên quan. Chúng bao gồm ngân sách thuê địa điểm, trang thiết bị, nhân sự ban tổ chức,…

4.Thay đổi trải nghiệm khách hàng

Trong nền kinh tế số, tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tương tác với khách hàng một cách toàn diện, sâu sắc nhất. Ngược lại, người tiêu dùng cũng ưu tiên lựa chọn các thương hiệu sở hữu quá trình mua hàng liền mạch, đa kênh, trực tiếp và được cá nhân hóa.

kinh tế số cải thiện trải nghiệm khách hàng
Kinh tế số cải thiện trải nghiệm khách hàng

Ví dụ, doanh nghiệp sử dụng Internet vạn vật và phân tích chân dung khách hàng. Từ đó, bạn vừa kết nối và tiếp cận chuẩn xác với khách hàng tiềm năng, vừa xây dựng hệ thống phản hồi liên tục, nhanh chóng.

Chính vì vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, điều quan trọng là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để xây dựng quy trình bán hàng, trả lời khách hàng tốt hơn. Ngay từ khi họ truy cập vào trang web hay đến mua hàng tận nơi, doanh nghiệp đều cần những phần mềm chăm sóc thông minh. Nó đem đến cho người mua sự tin tưởng về một doanh nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp và tận tâm.

>> Xem thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

V. Tương lai của kinh tế số

Các chuyên gia kinh doanh hàng đầu đồng ý rằng xu hướng chuyển đổi số sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Khi đó, các công ty, doanh nghiệp ở mọi quy mô, ngành nghề đều phải tham gia và trở thành một phần của kinh tế số.

Doanh nghiệp sẽ cần tận dụng các công nghệ phù hợp nhất vào đổi mới quy trình, nâng cao hiệu quả công việc. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên cùng phải học hỏi không ngừng để ứng dụng kỹ thuật số vào bám đuổi mục tiêu doanh số.

Bạn đang tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số đồng bộ cho doanh nghiệp? Đăng ký tư vấn và khám phá sức mạnh của gói giải pháp MISA AMIS ngay hôm nay! 

Gói giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp MISA AMIS là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc như kế toán, marketing bán hàng, quản lý nhân sự, điều hành doanh nghiệp, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số.

VI. Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn định nghĩa kinh tế số là gì, vai trò của nó với các doanh nghiệp hiện nay. Có thể nói, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, các doanh nghiệp đều cần thực hiện việc chuyển đổi, hội nhập và phát triển trong nền kinh tế số.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả