Báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính

14/04/2022
1299

Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán tài chính; cung cấp thông tin hữu ích cho rất nhiều đối tượng, bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ cho người đọc những kiến thức cơ bản, có hệ thống về báo cáo tài chính bao gồm: khái niệm, mục đích, hệ thống báo cáo tài chính và trình bày mối liên hệ giữa các loại báo cáo tài chính trong doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

1. Mục đích của báo cáo tài chính 

Báo cáo tài chính có các mục đích sau:

  • Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ hạch toán.
  • Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Như vậy, báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của doanh nghiệp về:

Hình 2: Những thông tin cơ bản được cung cấp trên các Báo cáo tài chính

Các thông tin này có thể cung cấp trên hệ thống 4 báo cáo tài chính theo quy định, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin chi tiết hơn (có thể trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, và các báo cáo liên quan khác…) nhằm giải trình thêm các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Hiện nay, công việc tổng hợp và lên các loại báo cáo tài chính có thể được thực hiện tự động bằng phần mềm kế toán giúp việc báo cáo nhanh chóng, chính xác hơn, đồng thời giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán.

Dùng ngay miễn phí

>>> Đọc thêm: Báo cáo tài chính là gì? Các hiểu biết cơ bản về báo cáo tài chính

2. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Theo Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

Hình 3: Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính năm gồm:

  • Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

Báo cáo tài chính giữa niên độ có 2 dạng: đầy đủ và tóm lược

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm:

  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01a – DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02a – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03a – DN
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược gồm:

  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01b – DN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02b – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03b – DN
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN
Hình 4: Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Cụ thể:

Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. 

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp như tình hình trang bị tài sản, tình hình bố trí vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Cơ sở lập bảng cân đối kế toán:

  • Căn cứ sổ kế toán tổng hợp.
  • Căn cứ sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.
  • Căn cứ bảng cân đối kế toán năm trước.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính, kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho người sử dụng về tình hình và kết quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo để từ đó có thể đưa ra quyết định kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn từng bước lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Cơ sở lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

  • Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
  • Căn cứ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá được các vấn đề:

  • Đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra luồng tiền trong quá trình hoạt động.
  • Khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền cũng như sự thay đổi trong cơ cấu tài sản thuần, cơ cấu tài chính.
  • Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như: trả nợ, trả lãi vay, thanh toán từ việc chia lãi cho chủ góp vốn.
  • Đánh giá khả năng đầu tư phát triển doanh nghiệp.
  • Tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.
  • Là công cụ để lập dự toán tiền, xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Căn cứ bảng cân đối kế toán.
  • Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Căn cứ bản thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Căn cứ báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước.
  • Căn cứ các tài liệu kế toán khác như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và các tài liệu kế toán chi tiết khác. 

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp, dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách lập thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Cơ sở lập bản thuyết minh báo cáo tài chính:

  • Căn cứ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo.
  • Căn cứ sổ kế toán tổng hợp; sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
  • Căn cứ bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.
  • Căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.
Cơ sở lập báo cáo tài chính

4. Mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính trong hệ thống báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là hai báo cáo quan trọng nhất của doanh nghiệp; có ý nghĩa bổ sung cho nhau; cung cấp thông tin một cách tổng quát toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, làm cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có sự thay đổi tương ứng. Cụ thể:

Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (thường là đầu năm và cuối năm tài chính). 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong một kỳ hay một năm tài chính. Lợi nhuận năm nay của doanh nghiệp có được sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp (Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) – tương ứng mã số 60 trong Báo cáo kết quả kinh doanh chính là giá trị được phản ánh trên chỉ tiêu mã số 421b: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này trên Bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối năm tài chính.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được đưa vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này trên Bảng cân đối kế toán, chính là lợi nhuận thặng dư làm tăng tài sản thuần của doanh nghiệp. 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin một cách tổng quát luồng tiền lưu chuyển trong từng loại hoạt động của doanh nghiệp, từ đó minh họa rõ sự biến động của chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền trong bảng cân đối kế toán. Cụ thể:

+ Trước khi bắt đầu kinh doanh cần phải thu hút nguồn vốn, có thể là vốn điều lệ của chính các nhà đầu tư góp lại để thành lập doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đầu tư tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh sẽ phát sinh thêm nợ phải trả, doanh nghiệp sẽ chiếm dụng khoản vốn này để trở thành nguồn vốn đưa vào đầu tư. Việc mua sắm tài sản cùng với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh… sẽ giúp doanh nghiệp phát sinh các loại doanh thu, chi phí, từ đó xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp. Tất cả số liệu liên quan đến kết quả kinh doanh này được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đưa vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này trên Bảng cân đối kế toán, chính là lợi nhuận thặng dư làm tăng tài sản thuần của doanh nghiệp.

+ Tương ứng đó, khi có doanh thu, có lợi nhuận thì dòng tiền sẽ tăng lên, thể hiện ở chỉ tiêu Tiền và tương đương tiền cuối kỳ – Mã số 70 trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và đây cũng chính là giá trị được phản ánh trên chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền – Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối năm tài chính.

? Đây chính là mối quan hệ chính giữa 3 loại báo cáo tài chính và được vận hành theo một nguyên tắc nhất định.

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính tổng hợp nên bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ thuyết minh rõ hơn, chi tiết hơn các chỉ tiêu cần thiết giúp người đọc hiểu được và nắm được tình hình của doanh nghiệp qua hệ thống báo cáo tài chính.

MISA AMIS hy vọng ở các bài viết tiếp theo, các bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu để nắm được những vấn đề cơ bản liên quan đến báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính, từ đó tự tin hơn trong công việc của mình. Phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp tài chính thông minh hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. Phần mềm AMIS Kế Toán hỗ trợ tự động hóa việc lập báo cáo – tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác. 

Ngoài tính năng hỗ trợ báo cáo tài chính, phần mềm AMIS Kế Toán còn có nhiều tính năng nổi bật như:

  • Nâng cao năng suất: Tự động hạch toán từ: Hóa đơn, Bảng kê ngân hàng… Tự động tổng hợp báo cáo thuế, BCTC tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu.
  • Kết nối linh hoạt: Kết nối: Tổng cục thuế, Hệ thống quản trị nhân sự, bán hàng, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện.
  • Quản trị tài chính tức thời: Giám đốc luôn nắm được tình hình tài chính: Doanh thu, Lợi nhuận, Chi phí, Công nợ,… mọi lúc, mọi nơi kịp thời ra quyết định điều hành.

Nhanh tay đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả