Quản lý - điều hành Quản lý điều hành Tư duy chiến lược là gì? Cách xây dựng tư duy chiến...

Tư duy chiến lược là một phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Vậy tư duy chiến lược là gì? Tại sao nói tư duy chiến lược rất quan trọng? Hãy cùng AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

MISA AMIS DÀNH TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP

I. Tư duy chiến lược là gì?

Tư duy chiến lược là gì được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, kinh tế. Nhưng nhìn chung, có thể hiểu tư duy chiến lược là khả năng xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu, ưu tiên quan trọng.

Tư duy chiến lược giúp bạn nhìn mọi thứ bằng một tầm nhìn rộng lớn, mang lại chiến lược phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Nhờ có tư duy chiến lược, bạn có thể giúp cho tầm nhìn của doanh nghiệp trở thực tế hơn. 

Đồng thời, hình thành tư duy này cũng giúp bạn phát triển các kỹ năng như làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề, khả năng phản biện… Dựa trên nền tảng đó, nhà lãnh đạo có thể lên kế hoạch hành động đúng đắn, đảm bảo nhất quán được với lợi ích và các giá trị lâu dài của doanh nghiệp. 

Có thể nói, tư duy chiến lược giúp chủ doanh nghiệp xây dựng những kế hoạch pháp triển đúng đắn, tận dụng tối đa tiềm năng nội bộ để ứng phó với các yếu tố bất ngờ của môi trường kinh doanh bên ngoài. Để doanh nghiệp ngày càng phát triển và bứt phá, nhà lãnh đạo chắc chắn cần xây dựng kỹ năng này.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP

II. Biểu hiện tư duy chiến lược theo mức độ

Kỹ năng tư duy chiến lược là kỹ năng hết sức quan trọng trong kinh doanh. Vậy làm sao xác định được đâu là tư duy chiến lược hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu về các biểu hiện về tư duy chiến lược của một người theo mức độ sau:

1. Mức độ cần cải thiện

Ở mức độ này, một cá nhân chỉ có thể vận dụng năng lực trong những tình huống cơ bản. Họ vẫn cần được chỉ dẫn từ những người lãnh đạo nhiều kinh nghiệm hơn. Cụ thể, cá nhân này có thể thực hiện việc đặt ra mục tiêu riêng phù hợp với kế hoạch phát triển của đội/nhóm và giá trị của doanh nghiệp. 

2. Mức độ cơ bản

Trong các tình huống có độ khó trung bình, một người có thể vận dụng tư duy chiến lược dù vẫn cần sự hướng dẫn được đánh giả là ở mức độ cơ bản. Điều này được biểu hiện qua việc theo dõi và điều khiển được các hoạt động của đội/nhóm theo đúng định hướng chiến lược chung của doanh nghiệp. Thêm vào đó, họ cũng xác định được hệ quả của các vấn đề còn tồn đọng.

các mức độ của tư duy chiến lược
Các mức độ của tư duy chiến lược

3. Mức độ khá

Ở mức độ này, mặc dù cá nhân vẫn cần sự chỉ dẫn nhưng tần suất không nhiều. Họ có thể vận dụng được năng lực tư duy chiến lược trong các tình huống khó khăn. Những cá nhân này thường có biểu hiện như sau:

  • Trau dồi và rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch nhằm xây dựng chiến lược hành động cho đội nhóm dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp. 
  • Theo dõi và kiểm soát các hoạt động của đội nhóm sao cho đúng với chiến lược của doanh nghiệp. 
  • Đánh giá được chính xác nguyên nhân, hệ quả của vấn đề. 

>> Xem thêm: Hoạch định là gì? Quy trình hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp

4. Mức độ tốt

Cá nhân có thể vận dụng năng lực tư duy chiến lược trong trường hợp khó khăn mà hầu như không cần đến sự chỉ dẫn của người khác. Có thể nhận biết cá nhân này thông qua các hành động sau:

  • Truyền đạt được tầm nhìn, các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp đối với nhiều đối tượng khác. 
  • Xác định nguy cơ, cơ hội đối với doanh nghiệp. Đưa ra được những phương án hành động phù hợp với mục tiêu định hướng của doanh nghiệp. 
  • Thường xuyên quan sát, đánh giá, tổng hợp và hành động dựa trên các mối tương quan ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tổ chức. 

5. Mức độ xuất sắc

Ở các tình huống khó khăn, cá nhân chủ động vận dụng tư duy chiến lược là biểu hiện của mức độ xuất sắc. Có thể nhận biết cá nhân ở mức độ này thông qua: 

  • Tự tin truyền đạt các kỹ năng mềm cho người khác.
  • Xác định được các thứ tự mục tiêu cần ưu tiên phù hợp với doanh nghiệp
  • Xây dựng mục tiêu, định hướng ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.
  • Truyền đạt được mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn đối với nhiều đối tượng cá nhân.
  • Xây dựng và phát triển kế hoạch, chiến lược mà doanh nghiệp hướng đến. 
  • Dẫn dắt doanh nghiệp đi theo hướng đi đúng đắn, doanh nghiệp phát triển bền vững.

>> Xem Thêm: Văn phòng số sự cần thiết và lợi ích đối với doanh nghiệp thời đại mới

III. Vì sao cần có tư duy chiến lược?

Không phải tự nhiên mà vận dụng tư duy chiến lược trở nên quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp. Vậy vai trò của tư duy chiến lược là gì?

1. Sử dụng tài nguyên hợp lý

Dù ít hay nhiều, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối phó với trường hợp hạn chế tài nguyên. Chúng có thể là tiền bạc, tài nguyên, nhân sự… Việc thiếu hụt tài nguyên có lẽ cũng không còn quá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với các công ty, tập đoàn lớn. 

Tư duy chiến lược là một trong những giải pháp giúp các nhà lãnh đạo có thể giải quyết những khó khăn này. Bởi lẽ, người lãnh đạo có tầm nhìn thực tế và xác định được nguồn lực của doanh nghiệp sẽ đưa ra phương án tối ưu nhất.

Từ đó, họ thúc đẩy doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra. Việc nghiên cứu, tính toán một cách cẩn thận và thấu đáo cũng giúp doanh nghiệp hạn chế tiêu tốn tài nguyên vào các hoạt động không cần thiết. 

2. Tăng khả năng thích ứng với biến đổi thị trường

Thị trường luôn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và doanh nghiệp cũng vậy. Công ty của bạn có thể sẽ phải đối mặt với những thay đổi về nhu cầu, giá thành của nguyên vật liệu hay thói quen chi tiêu của người tiêu dùng… Có thể nói, những biến đổi này vừa là cơ hội, vừa là thách thức với khả năng thích ứng của các công ty. 

vai trò của tư duy chiến lược
Vai trò của tư duy chiến lược

Người có tư duy chiến lược trong kinh doanh sẽ phần nào dự đoán được các biến động đó để đưa ra những giải pháp ứng phó kịp thời. Thêm vào đó, tư duy chiến lược còn có thể giúp cho doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội mà thị trường mang lại, chiếm lĩnh được thị phần của đối thủ. 

>> Xem thêm: Quản trị chiến lược là gì? Hình thức và vai trò đối với doanh nghiệp

3. Phát triển doanh nghiệp theo đúng hướng

Mỗi một công ty, doanh nghiệp đều phải chịu áp lực phát triển rất lớn. Điều này bắt nguồn từ việc họ phải không ngừng tăng trưởng về lợi nhuận, quy mô để không bị quên lãng. Tư duy chiến lược đóng vai trò giúp nhà lãnh đạo đổi mới và cải tiến các hoạt động của doanh nghiệp. 

cũng hạn chế thói quan giải quyết công việc bằng các tư duy lối mòn, khiến doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn. Khi đó, nó thực sự cũng góp phần đưa doanh nghiệp phát triển theo đúng định hướng mong muốn. 

4. Đưa ra quyết định đúng đắn

Tư duy chiến lược được các nhà lãnh đạo, quản lý xem là yếu tố trung tâm. Nó giúphọ hoạch định chiến lược, cải thiện khả năng quản lý và đưa ra các quyết định đúng đắn. 

Có được tư duy chiến lược, người đứng đầu trở nên nhạy bén hơn trên thị trường. Họ dễ dàng nhận ra các thay đổi của thị trường cũng như những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ. 

IV. Cách xây dựng tư duy chiến lược thành công  

Sau khi đã hiểu rõ về tầm quan trọng của tư duy chiến lược, chắc chắn nhà quản lý nào cũng muốn phát triển thêm kỹ năng này. Vậy đâu là cách xây dựng tư duy chiến lược thành công?

1. Chia nhỏ vấn đề

Bước đầu tiên trong xây dựng tư duy chiến lược là hãy chia nhỏ một vấn đề. Hình thức phân chia như thế nào sẽ phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, mục đích… 

2. Hiểu rõ lý do

Hầu hết những người mới bắt đầu sử dụng tư duy chiến lược thường mắc phải lỗi sai là tìm luôn muốn tìm cách giải quyết vấn đề ngay lập tức. Thay vào đó, bạn hãy đặt câu hỏi “tại sao” để tìm hiểu được gốc rễ vấn đề. Với nguyên nhân cốt lõi, bạn mới hiểu thấu đáo và tìm ra những cơ hội mới. 

3. Xác định vấn đề và mục tiêu thực sự

Đến bước này, bạn cần thu thập thông tin đầy đủ ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đã xác định được vấn đề. Giai đoạn này giúp bạn tránh sai lầm hay bỏ sót cơ sở dữ liệu. Hơn hết, bạn cũng nên loại bỏ những nhận định có tính chủ quan để có cái nhìn đúng đắn nhất. 

cách xây dựng tư duy chiến lược
Các cách thức xây dựng tư duy chiến lược

4. Kiểm tra nguồn lực

Nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong chiến lược. Vì vậy, đừng để xảy ra bất cứ thiếu sót nào trong khâu kiểm tra, đánh giá nguồn lực. 

5. Phát triển kế hoạch

Thực hiện theo lời khuyên “bắt đầu với những gì rõ ràng nhất” khi chưa biết bắt đầu từ đâu. Điều này sẽ mang lại động lực phát triển cho nội bộ. 

6. Phân công nhân lực hợp lý

Một nhà lãnh đạo với tư duy chiến lược xuất sắc thì không thể bỏ qua nhiệm vụ này. Hãy luôn xem xét và đánh giá khách quan để phân bổ nguồn nhân lực phù hợp theo từng vị trí công việc.

Phần mềm MISA AMIS Công việc – giải pháp quản lý công việc toàn diện cho nhà lãnh đạo

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01

V. Kết luận

Trên đây là những thông tin về tư duy chiến lược là gì mà MISA AMIS mang đến cho bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ ứng dụng và xây dựng tư duy chiến lược để phát triển doanh nghiệp thành công.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]