Nhu cầu ứng dụng quy trình End To End trong doanh nghiệp đang trở nên phổ biến. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu End To End là gì? End To End có lợi ích gì đến hoạt động sản xuất kinh doanh? Tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết qua bài viết này ngay!
I. End To End là gì?
End To End là gì liên quan đến toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng. Trong những ngày đầu, các doanh nghiệp bán lẻ thường thực hiện các bước rời rạc. Việc thiếu quy trình thống nhất dễ dàng phát sinh lỗi trong sản xuất, giao hàng.
Đặc biệt, khi quy mô kinh doanh rộng hơn, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả. Từ đây, khái niệm End To End là gì phát triển mạnh mẽ.
End To End được hiểu là quá trình cung ứng sản phẩm từ đầu đến cuối. Nó mở ra một tầm nhìn bao quát, toàn diện trong việc quản lý nhà cung cấp, sản xuất và phân phối.
Cụ thể, End To End là quá trình từ thiết kế sản phẩm, thu mua nguyên vật liệu, lên kế hoạch và sản xuất. Sau đó, doanh nghiệp sẽ giao thành phẩm cuối cùng cho khách hàng.
Mời bạn đăng ký nhận ngay BỘ TÀI LIỆU miễn phí: Khung hướng dẫn CĐS ngành bán lẻ
II. Đặc điểm của quy trình End To End là gì?
Các doanh nghiệp truyền thống hoặc nhỏ lẻ thường xử lý nhiệm vụ theo phòng ban riêng biệt. Điều này dẫn đến việc tốn thời gian tổng hợp, báo cáo chậm trễ. Theo thời gian, tổng thể dự án không hiệu quả và hạn chế.
Trong khi đó, quy trình End To End lại ưu việt hơn cả nhờ tích hợp tất cả các chức năng cung ứng. Ngoài ra, End To End thường ứng dụng trợ giúp của công nghệ hiện đại như các phần mềm quản lý công việc, theo dõi tiến độ…
Do đó, nó dễ dàng đồng bộ quy trình bằng cách hiển thị logic toàn bộ chuỗi cung ứng. Nhờ vậy, trải nghiệm khách hàng nhận sản phẩm trọn vẹn hơn.
III. Các thành phần chính của quản lý chuỗi cung ứng End To End
Sau khi nằm được End To End là gì, hãy tìm hiểu những thành phần tạo nên một chuỗi cung ứng hoàn hảo. Chúng bao gồm các bước sau:
- Lập kế hoạch nhu cầu / cung ứng: Doanh nghiệp cần lên chiến lược dự trữ và tìm nguồn cung ứng dựa trên dự báo sản phẩm / dịch vụ.
- Mua sắm: Tìm nguồn cung ứng và mua hàng phù hợp là khâu quan trọng để đảm bảo sản xuất.
- Tìm nguồn cung ứng, nhà cung cấp: Doanh nghiệp không chỉ lựa chọn nhà cung cấp mà còn cần đạt được các thỏa thuận. Sự đồng thuận giữa hai bên sẽ giúp quá trình cung ứng diễn ra thuận lợi.
- Tiếp nhận đơn đặt hàng: Dựa trên lập kế hoạch cung ứng, doanh nghiệp tiến hành xác nhận, quản lý đơn hàng theo quy mô và khả năng.
- Sản xuất: Sản xuất tạo ra sản phẩm là công đoạn phức tạp, nhiều bước. Do đó, người quản lý phải có nhiều kinh nghiệm và điều hành hiệu quả.
- Quản lý kho hàng: Bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng có số lượng hàng tồn kho nhất định. Nhà quản lý phải duy trì nguồn lực và không gian cần thiết để quản lý hàng tồn kho.
- Giao hàng – Phân phối – Vận chuyển: Việc đưa hàng đến với bên trung gian hay khách hàng cần được thực hiện dựa trên chiến lược cụ thể.
- Dịch vụ sau bán hàng: Các doanh nghiệp có chế độ bảo trì và quản lý lợi nhuận từ khách hàng
- Hậu cần ngược: Một số mặt hàng có thể được trả lại, tái sử dụng hoặc sửa chữa sản phẩm. Việc này tùy theo chính sách riêng và đặc thù của từng công ty.
QUẢN LÝ QUY TRÌNH HIỆU QUẢ VỚI PHẦN MỀM AMIS Công việc
IV. Vai trò của End To End
Việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng End To End tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong các thị trường đông đúc. Vậy vai trò của End To End là gì?
- End To End nâng cao tổng thể và cải thiện trải nghiệm khách hàng
- Chuỗi cung ứng này cho phép doanh nghiệp theo dõi tiến độ chủ động, cập nhật thông tin mới nhất.
- Quy trình End To End có thể tạo ra sự rõ ràng và minh bạch hơn cho tổ chức. Bởi lẽ, chỉ có một nhà cung cấp chịu trách nhiệm về quy trình từ đầu đến cuối.
- Thực hiện chuỗi cung ứng End To End có thể hỗ trợ các sáng kiến chiến lược cho tổ chức. Chúng bao gồm tăng trưởng doanh thu, duy trì khách hàng hoặc giảm chi phí.
- Khi một công ty thiết lập một hệ thống mới, việc sử dụng quy trình End To End có thể mang lại lợi thế cạnh tranh. Nhờ đó, nó cải thiện kết quả tài chính. Ngoài ra, End To End cũng làm tăng giá trị cho hoạt động quản trị, quyền sở hữu và đo lường hiệu suất của một công ty.
- End To End phù hợp với nhiều doanh nghiệp, ngành nghề. Cho dù đó là các cấu trúc kinh doanh phức tạp như sử dụng dịch vụ dùng chung, thuê dịch vụ bên ngoài… Một tổ chức có quy trình End To End có thể tăng tốc độ thực hiện các dự án mới.
>> Xem thêm: SCM là gì? Những vấn đề quan trọng khi thực hiện SCM
V. Các phương pháp lập kế hoạch chuỗi cung ứng End To End
Có rất nhiều phương pháp để triển khai chuỗi cung ứng End To End. Dưới đây là một số cách thức hiệu quả, dễ ứng dụng cho các doanh nghiệp:
1. Nghiên cứu thị trường
Để lên quy trình End To End, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thị trường. Việc dự đoán nhu cầu khách hàng sẽ tạo tạo điều kiện cho quá trình lập kế hoạch cung ứng tốt hơn.
2. Đề ra chiến lược cụ thể
Bạn có thể thiết kế chuỗi cung ứng phù hợp với doanh nghiệp và sản phẩm của mình dựa trên chiến lược kinh doanh. Việc này làm rõ mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng.
Quá trình xem xét chiến lược sẽ thúc đẩy việc đưa ra quyết định sáng suốt trong nhiều vấn đề. Doanh nghiệp nên chọn nhà cung cấp nào? Cách quản lý rủi ro khi mua sắm? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp dựa trên chiến lược bán hàng của doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm: Quản trị chiến lược là gì? Hình thức và vai trò đối với doanh nghiệp
3. Hợp tác là “chìa khóa thành công”
Các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải chịu trách nhiệm thúc đẩy mọi nỗ lực hợp tác. Sự hợp tác này có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong số đó, thảo luận trực tiếp, họp lãnh đạo, đánh giá hiệu suất, lên kế hoạch hành động chiến lược… là các hoạt động phổ biến nhất.
4. Chuẩn bị nhân lực
Chuỗi cung ứng yêu cầu sự góp sức của tất cả các bộ phận. Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán bài toán nhân sự tối ưu. Bạn nên đảm bảo có những quản lý dày dặn và một lực lượng lao động chắc chắn. Họ sẽ là nguồn lực quản lý chuỗi cung ứng và ứng phó với những thay đổi đột ngột.
5. Quản lý hàng tồn kho
Doanh nghiệp cần thực hiện một cách tiếp cận tinh gọn, thông minh để quản lý hàng tồn kho. Điều này giúp giảm lãng phí và các hoạt động sản xuất bổ sung không cần thiết. Nó cũng giúp việc hoàn thành đơn hàng nhanh hơn và chính xác hơn.
6. Thực hiện đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng
Có thể chuỗi cung ứng End To End đã hoạt động đều đặn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá hiệu quả. Hãy xây thang đo hiệu quả của chuỗi cung ứng theo từng khoảng thời gian.
Như vậy, bạn sẽ có cơ sở để theo dõi tiến độ và xác định các vấn đề. Chúng có thể là năng suất, số lượng hàng tồn kho, độ chính xác của vận chuyển và kiểm soát chất lượng.
7. Sử dụng các công cụ thông minh
Đứng trước khối lượng nhiệm vụ khổng lồ, các nhà quản lý chuỗi cung ứng thường gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nhân viên chậm trễ tiến độ, các phòng ban báo cáo rời rạc… thường xuyên xảy ra. Chúng khiến cho chuỗi cung ứng hoạt động kém hiệu quả hoặc gián đoạn.
Do đó, nhà quản lý cần những “trợ thủ” đắc lực để điều hành chuỗi cung ứng End To End hiệu quả. Những phần mềm hỗ trợ quản lý toàn diện, nhanh chóng và chính xác sẽ giảm tải nhiều áp lực.
VI. Kết luận
Có thể nói, hiểu rõ định nghĩa End To End là gì đem lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Quy trình quản lý chuỗi cung ứng đầu cuối này cho phép doanh nghiệp tối ưu hoạt động, tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Hy vọng những kiến thức về chuỗi cung ứng End To End trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này. Đặc biệt, hãy ứng dụng nó thật hiệu quả với doanh nghiệp mình.
PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC AMIS – QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC ĐA CHIỀU, THÔNG MINH, TOÀN DIỆN.