Kiến thức Partner là gì? Các lưu ý khi lựa chọn Partner trong doanh...

Đối với lĩnh vực kinh doanh, Partner là cụm từ đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía các công ty, doanh nghiệp. Vậy Partner là gì? Partner có vai trò thế nào trong hoạt động doanh nghiệp? Chúng ta cùng giải mã qua nội dung bài viết dưới đây.

Partner là gì những điều cần lưu ý khi chọn Partner
Partner là gi? Họ giúp ích cho việc kinh doanh như thế nào?

I. Partner là gì?

1. Định nghĩa Partner

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ tiếng Anh trong kinh doanh là điều vô cùng phổ biến. Trong số đó phải kể đến thuật ngữ Partner. Vậy Partner là gì?

Partner theo nghĩa tiếng Việt là người chung phần, đối tác, cộng sự. Trong bất kì công việc gì, chúng ta cũng cần đến sự hợp tác với một cá nhân, tổ chức. Nhất là trong kinh doanh, khi sự cộng sự, hợp tác cùng nhau giúp hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất. Quá trình này mang đến lợi ích cho cả hai bên.

Partner là gì?
Partner là đối tác, người hợp tác làm việc

2. Phân loại đối tác

Trong hoạt động kinh doanh, đối tác có hai loại chính:

  • Đối tác chung: Trong mối quan hệ này, đối tác chịu trách nhiệm vô hạn liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp công ty mất khả năng thanh toán, đối tác cũng có trách nhiệm phải xử lý khoản nợ doanh nghiệp.
  • Đối tác hạn chế: Trong trường hợp này, đối tác chỉ là những người đầu tư vốn. Họ không có quyền kiểm soát. Do đó, họ không phải chịu trách nhiệm nào về cách quản lý hay công việc của doanh nghiệp.

Mời bạn đăng ký nhận [eBook] Quản lý dự án: 10 kỹ năng quản lý dự án thành công

II. Vai trò quan trọng của partner trong kinh doanh

Qua việc tìm hiểu thuật ngữ Partner là gì, chúng ta tiếp tục làm rõ Partner đóng vai trò quan trọng thế nào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Nâng cao lợi thế cạnh tranh

Sự kết hợp hài hòa giữa các doanh nghiệp có thể giúp gia tăng kĩ thuật chuyên môn, kiến thức. Nó cũng nâng cao chất lượng nguồn lực. Từ đó, quá trình tiếp thị diễn ra tốt hơn. Doanh nghiệp tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ, thúc đẩy hiệu suất bán hàng nhanh chóng.

2. Thúc đẩy khách hàng tiềm năng

Có nhiều phương án giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng cơ sở khách hàng tiềm năng. Giả sử, công ty bạn chuyên về phát triển phần mềm quản lý nhân sự. Bạn nên hợp tác với một công ty chuyên thực hiện tối ưu Marketing.

Khi thoả thuận giữa hai bên được tiến hành, bất kì khách hàng nào mua phần mềm Marketing thì đều biết đến phần mềm quản lý nhân sự và ngược lại. Điều này giúp hai bên cùng có thể phát triển cơ sở khách hàng nhanh chóng, hiệu quả.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN, TĂNG NGAY NĂNG SUẤT VỚI AMIS CÔNG VIỆC

3. Tăng độ nhận diện thương hiệu

Đối với cộng sự có cùng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược, việc hợp tác tạo điều kiện cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng đến khách hàng. Không chỉ vậy, nó còn phủ sóng hình ảnh, tăng giá trị thương hiệu công ty rộng rãi, nhanh chóng.

4. Xem xét quan điểm đối lập

Thông thường, những quyết định hợp lí, thông minh nhất ít khi nào được đề xuất và thực hiện chỉ bởi một cá nhân. Khi cuộc tranh luận xảy ra, cả hai bày tỏ quan điểm, đánh giá cơ hội, rủi ro không giống nhau. Để tìm ra điểm chung, hai bên sẽ thống nhất với nhau về đích đến, tầm nhìn chung.

Những bất đồng, mâu thuẫn về phương pháp, chiến lược, cuối cùng lại mang đến kết quả tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều quan trọng miễn là hai bên có sự đồng thuận giống nhau về mục tiêu.

5. Củng cố tinh thần trách nhiệm

Qua quá trình hợp tác, tinh thần trách nhiệm của bạn sẽ được nâng cao. Bởi lẽ, bạn đang làm tốt công việc không chỉ cho bản thân mà còn cho người khác.

Partner giúp đôi bên cùng phát triển
Partner giúp đôi bên cùng phát triển

Có rất nhiều doanh nhân, nhà lãnh đạo làm việc hiệu quả dưới áp lực công việc. Cộng tác với một người đáng tin cậy cũng giúp bạn tránh tình trạng tự hạn chế khả năng bản thân. Nó tập trung cao độ phát triển kinh doanh vì lợi ích lâu dài.

6. San sẻ gánh nặng tài chính

Kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Đôi khi bạn phải chấp nhận những tổn thất nhất định về mặt vật chất và tinh thần. Khi công ty rơi vào tình trạng thua lỗ, cộng sự sẽ là người hỗ trợ, san sẻ cùng bạn gánh nặng tài chính. Đó cũng là người vực dậy tinh thần, đồng hành cùng bạn vượt qua khó khăn phía trước.

Qua đó có thể thấy, Partner đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, các công ty muốn đứng vững trên thị trường đều cần tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tốt với Partner của mình.

Đồng thời, bạn cần hướng tới mục đích duy trì mối quan hệ ổn định, lâu dài. Đôi bên ngay từ đầu cần phải thiết lập những điều khoản rõ ràng, cụ thể để ký hợp đồng hợp tác.

>> Xem thêm: Management là gì? Vai trò của Management trong doanh nghiệp?

III. Vì sao cần phải có partner trong kinh doanh?

Ngay cả khi hoạt động một mình, chúng ta vẫn có thể phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó thường diễn ra rất chậm.

Vì sao cần có partner trong kinh doanh?
Partner đóng vai trò vô cùng quan trọng để doanh nghiệp phát triển

 

Điều này được lý giải bởi trong thời đại kỹ thuật số đang lên như hiện tại, nếu không đủ bản lĩnh nắm bắt thời cơ thì doanh nghiệp rất dễ bị tụt lại phía sau. Trên thực tế, các tập đoàn khắp thế giới đều vận hành, hợp tác với nhiều cộng sự trong lẫn ngoài nước.

Có thể thấy, như vậy hợp tác trong kinh doanh là yếu tố then chốt dẫn lối doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp thành công và kiên định, đứng vững vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

IV. Một số lưu ý cần cân nhắc khi lựa chọn đối tác kinh doanh

Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa Partner là gì? Tầm quan trọng của Partner trong kinh doanh như thế nào? Bạn cần cân nhắc những điều sau đây để đảm bảo sự hợp tác dài lâu và hiệu quả nhất.

1. Có chung mục tiêu, chí hướng

Khi đã xác định sẽ hợp tác cùng nhau và gắn bó dài lâu trên một con đường, hai bên phải thống nhất điểm đến, mục tiêu giống nhau.

Ví dụ khi xác định phân khúc thị trường, một bên muốn an toàn sản xuất trong nước, nhưng bên còn lại muốn mở rộng ra nước ngoài. Việc này sớm muộn cũng gây ra mâu thuẫn và đôi bên khó có thể tiếp tục làm việc với nhau.

Hướng đến mục tiêu chung là điều quan trọng khi hợp tác
Hướng đến mục tiêu chung là điều quan trọng khi hợp tác

2. Cân bằng những điểm mạnh mà mình thiếu

Lựa chọn đối tác sở hữu những thế mạnh mà mình thiếu là bước đi vô cùng thông minh. Bất kì tổ chức, doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện.

Chẳng hạn như, bạn có thế mạnh về Marketing và đối tác của bạn có thế mạnh về quản lí dây chuyền sản xuất, quản lí chuỗi cung ứng. Đây là sự kết hợp vô cùng thuận lợi cho cả hai.

TỐI ƯU KHẢ NĂNG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỚI AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

3. Phân chia quyền lợi diễn ra như thế nào?

Trong quá trình hợp tác, các đối tác cần thoả thuận điều kiện hợp đồng và nêu rõ quyền lợi của mỗi bên như thế nào. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo hợp tác lâu dài và đem lại giá trị lợi nhuận cao nhất.

4. Nhiệm vụ của đôi bên được thực hiện ra sao?

Các bên cần vạch rõ nội dung và thời hạn nhiệm vụ để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của cả hai. Khi một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình theo KPI đã đề ra, họ sẽ bị xử phạt theo những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Đây là phương pháp hiệu quả để quản lý công việc chung, đáp ứng năng suất, nội dung cũng như yêu cầu của công việc.

>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: 7 tác động cần thay đổi

5. Nếu đối tác đơn phương chấm dứt hợp đồng, sẽ xử lý thế nào?

Tuỳ vào từng trường hợp và điều kiện thoả thuận riêng mà sẽ có nhiều cách xử lý. Phương án xử phạt cũng có sự khác nhau khi đối tác chấm dứt hợp đồng giữa chừng.

Tuy nhiên, trong bản ký kết hợp đồng phải nêu rõ nếu đối tác tự ý dừng hợp đồng lúc chưa hết hạn, họ sẽ phải bồi thường tổn thất một khoản tiền tương ứng quy định. Đồng thời, họ sẽ chịu trách nhiệm đầy đủ trước pháp luật.

Xử lý thế nào khi đối phương tự ý chấm dứt hợp đồng?
Xử lý thế nào khi đối phương tự ý chấm dứt hợp đồng?

6. Khi có mâu thuẫn, quyết định nào được đưa ra?

Trong đa số nhiều trường hợp, các doanh nghiệp hợp tác với nhau theo tỷ lệ 50:50. Họ thường lâm vào tình thế khó xử lý khi bất đồng xảy ra. Để giải quyết tình huống này, bạn nên nhờ bên thứ ba có 1% cổ phần can thiệp.

Bài viết trên là toàn bộ giải đáp thắc mắc về Partner là gì? Tầm quan trọng và các lưu ý khi lựa chọn  Partner trong hoạt động kinh doanh.

Sau cùng, một Partner ăn ý là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức mới về quản lý. Thêm vào đó bạn có thể lựa chọn Partner phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu, lâu dài cho cả hai bên.


Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

CTA MGM 01

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]