7 Kỹ năng nhìn người chuẩn xác dành cho nhà lãnh đạo

29/01/2022
1962

Nhìn người như thế nào để có thể quản lý nhân viên tốt nhất, giúp họ có thể biết mình là ai và phát huy đúng năng lực của mình? Tìm hiểu 7 kỹ năng nhìn người chuẩn xác dưới đây nhé!

Ở cấp độ quản lý, việc nhìn người đòi hỏi phải có bề dày kinh nghiệm và kỹ năng để nhìn thấu những người khác, để tìm ra nhân tài và sử dụng vào những việc quan trọng cho doanh nghiệp. 

Vậy làm sao để nhà lãnh đạo có thể có được kỹ năng nhìn người chuẩn xác? 

Kỹ năng nhìn người chuẩn xác
Tham khảo kỹ năng nhìn người chuẩn xác dành cho nhà lãnh đạo

Tham khảo ngay 7 kỹ năng nhìn người chuẩn xác dành cho nhà lãnh đạo trong bài viết hôm nay của MISA AMIS.

[eBook] Phong cách lãnh đạo 2022: Lựa chọn nào cho bạn? Giúp khám phá những đặc điểm tính cách xác định khả năng lãnh đạo của bạn.

Nội dung chính của eBook: 

  • Các loại phong cách và cách chọn phong cách phù hợp dành cho bạn
  • Làm thế nào để xây dựng phong cách lãnh đạo cho bản thân
  • Xu hướng phong cách lãnh đạo 2022
  • AMIS Công việc – Phần mềm giúp các nhà lãnh đạo tối ưu thời gian quản lý điều hành

Tải ebook

I. Kỹ năng nhìn người thể hiện qua những phương diện nào?

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống thường ngày, những lựa chọn quan trọng chúng ta đưa ra đều có liên quan đến con người. Tuy nhiên, để trở thành một nhà lãnh đạo có kỹ năng nhìn người thật chuẩn xác là một điều không dễ dàng. 

Vậy làm cách nào để chúng ta thu hút ấn tượng đầu tiên tốt hơn, tránh những sai lầm khi tuyển dụng, chọn đúng (và không bỏ sót) những ứng viên sáng giá ngoài kia?

Một điều dễ dàng chúng ta có thể làm là đánh giá dựa trên các yếu tố có thể nhìn thấy từ bên ngoài như: 

  • Thành tích học tập
  • Địa vị xã hội
  • Chức vụ trong công việc. 
Phương diện nhìn người
Nhưng những yếu tố đánh giá từ bên ngoài là một khía cạnh nhỏ để đánh giá một người

Bên cạnh đó các ứng dụng mạng xã hội cũng mang đến cho chúng ta một phương diện đánh giá mới: 

  • Họ có bao nhiêu bạn bè trên Facebook? 
  • Chúng ta biết những điểm chung nào thông qua LinkedIn? 
  • Họ có bao nhiêu người theo dõi trên Twitter?

Nhưng những yếu tố đánh giá từ bên ngoài này cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ để đánh giá một người. Chúng cần thiết, nhưng chưa đủ. Những gì chúng ta còn thiếu đó là một khía cạnh “nhẹ nhàng “ và nhiều sắc thái hơn, xác định tính cách của một người. Bạn có thể đánh giá thông qua: 

  • Các kỹ năng
  • Tính cách 
  • Thái độ.

Kỹ năng nhìn người thông qua các yếu tố bên ngoài và dựa trên kỹ năng là một điều tương đối khách quan và đơn giản. Việc đánh giá những đặc điểm nhẹ hơn như ý chí hoặc thái độ sẽ khó hơn rất nhiều và cần có sự tiếp xúc trực tiếp, chú ý lắng nghe và quan sát cẩn thận. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tổ chức một cuộc phỏng vấn xin việc giống như một buổi lắng nghe quan sát về thái độ hơn là một cuộc đối thoại hỏi đáp về các kỹ năng liên quan.

>> Tham khảo thêm: 6 kỹ năng lãnh đạo hàng đầu dành cho nhà lãnh đạo

II. Những câu hỏi nâng cao kỹ năng nhìn người

1. Tỷ lệ nói trên nghe như thế nào?

Bạn thích những người tự tin và không ngại bày tỏ quan điểm của mình, nhưng nếu tỷ lệ giữa nói và nghe là 60%, bạn sẽ phải đặt ra câu hỏi tại sao. Đó là vì người này tự quan trọng hóa bản thân và không quan tâm đến việc học hỏi từ người khác – hay chỉ vì anh ta lo lắng và lan man?

2. Đây là người cho đi năng lượng hay là người lấy đi năng lượng?

Có một số người chỉ mang theo bên mình năng lượng tiêu cực và có thể sẽ truyền năng lượng tiêu cực này ảnh hưởng đến người xung quanh. Ngoài ra, có những người luôn mang trong mình nguồn năng lượng tích cực, lạc quan với cuộc sống và họ thích lan tỏa năng lượng này cho những người xung quanh. 

Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc nói rằng cách tốt nhất để có được năng lượng là cho đi. Những người lan tỏa được năng lượng là những người từ bi, hào phóng và là kiểu người mà bạn ngay lập tức muốn dành thời gian cho họ. 

QUẢN LÝ CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ VỚI AMIS Công việc

3. Khả năng phản ứng với tình huống hoặc công việc của người đó như thế nào?

Một số người sẽ có xu hướng ngay lập tức chuyển sang chế độ tránh né khi được giao nhiệm vụ mới. Có một số người lại chuyển ngay sang chế độ hành động và giải quyết vấn đề. Đối với hầu hết các công việc, kiểu người thứ hai là những người được các nhà tuyển dụng mong muốn.

Những câu hỏi về kỹ năng nhìn người
Khả năng phản ứng với các tình huống và công việc là câu hỏi nâng cao khả năng nhìn người

4. Người này đã đọc gì?

Đọc sách mang lại chiều sâu, giúp người ta hiểu và định hình các ý tưởng, khơi dậy những suy nghĩ và sắc thái mới cho các quan điểm hiện có và giúp bạn luôn chú ý đến các sự kiện hiện tại. Đó là một sự khái quát, nhưng những người thú vị hơn mà tôi đã gặp thường có xu hướng đọc nhiều – đó là một dấu hiệu của sự tò mò về trí tuệ.

5. Khả năng tự nhận thức của người này thế nào? 

Người này có khả năng nhận thức trung thực về con người, điểm mạnh và điểm yếu của anh ta không? Anh ta có ham học hỏi và có những hành động phù hợp dựa trên nhận thức đó không? Đây thường là một câu hỏi khó trả lời hơn những câu còn lại – nhưng hãy tìm kiếm sự khiêm tốn và sự phù hợp giữa những gì người đó nghĩ, nói và làm.

III. 7 Kỹ năng nhìn người của người lãnh đạo

Tại nơi làm việc, mỗi nhà lãnh đạo đều có những phong cách lãnh đạo, tiêu chuẩn riêng để đánh giá và sử dụng người. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thường đặt tính cách là tiêu chí hàng đầu để sử dụng người.

1. Nhìn qua lập trường và thái độ

Có câu nói thể hiện tài nhìn người và sử dụng những người tài để làm những điều vĩ đại. Khi chúng ta đặt ra câu hỏi về điều đúng và điều sai ở một người, nó nhằm mục đích xem họ phản ứng như thế nào để nhận ra thái độ và lập trường của họ. 

Các nhà quản lý muốn xem liệu hành vi của một nhân viên có đáng trọng dụng. Lòng trung thành là một yếu tố quan trọng và ý chí là yếu tố lớn nhất. Điều này giúp các nhà quản lý phân biệt được ai là người tốt và ai là người không tốt.

2. Nhìn qua chữ tín

Nhà quản lý muốn xem mức độ tin cậy của nhân viên, bạn hãy xem xét mức độ chữ tín của họ. Kỹ năng này sẽ giúp bạn biết liệu công việc đã được hoàn thành theo đúng thời gian đã giao hay chưa. 

Nếu họ hoàn thành đúng hạn, họ là những người đáng tin cậy. Chữ tín là cái gốc của làm người và làm việc.

3. Nhìn qua sự chân thành

Chân thành luôn được coi là một đức tính tốt, nó đã và vẫn đang tồn tại. Những người chân thành sẽ luôn bảo vệ lợi ích tập thể của doanh nghiệp và sẽ cố gắng hết sức để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Ở vị trí của mình, họ phải nắm rõ trách nhiệm công việc và hoàn thành tốt công việc đó.

Nhìn qua sự chân thành
Chân thành luôn được coi là một đức tính tốt, nó đã và vẫn đang tồn tại

4. Nhìn qua sự trách nhiệm

Nếu một người luôn tìm ra nhiều lý do khác nhau để trốn tránh trách nhiệm khi anh ta thất bại, thì người này không nên được tín nhiệm hay giao nhiệm vụ nữa. Hãy nhớ rằng luôn coi trách nhiệm là một phẩm chất cực kỳ quan trọng.

5. Nhìn qua sự tiến bộ

Một người hài lòng với hiện trạng có thể trở thành một nhân viên có năng lực, nhưng anh ta không phải là một nhà quản lý xuất sắc và anh ta không thể lãnh đạo một nhóm. Thực ra, công việc cũng vậy. Thời thế đang phát triển, thị trường đang thay đổi và đối thủ đang phát triển, nếu bạn không tiến lên, bạn sẽ bị thụt lùi.

Cách trực tiếp nhất để đánh giá một người có động lực, tiến bộ hay không là quan sát xem học lực, tinh thần dám vượt qua thử thách, kinh nghiệm làm việc. 

6. Nhìn qua sự nghiêm túc

Sự hài hước cũng là nét thú vị của những người làm kinh doanh, tuy nhiên, sự nghiêm túc trong công việc mới là yếu tố cần thiết nhất mà bạn phải rèn luyện và trau dồi thường xuyên. Họ đang đón nhận những ý tưởng và quan điểm mới. Họ sẵn sàng thử thách niềm tin của mình và tham gia vào các hành vi cạnh tranh hợp lý.

7. Nhìn qua sự tự tin và khiêm tốn

Bạn cần phải đủ tự tin để nắm vững sự tôn trọng mà người khác dành cho bạn, nhưng nó cũng cần được kết hợp hài hòa với sự khiêm tốn. Theo Anthony K. Chan “Khiêm tốn là con đường dẫn đến sự tôn trọng, và tự tin là chìa khóa để đạt được và tối đa hóa sự tôn trọng đó.”

Nhìn qua sự tự tin và khiêm tốn
Khiêm tốn là con đường dẫn đến sự tôn trọng, và tự tin là chìa khóa để đạt được và tối đa hóa sự tôn trọng đó

IV. Kết luận

Với 7 kỹ năng nhìn người ở trên, các nhà lãnh đạo sẽ có một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn trong việc trọng dụng nhân tài. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ rèn luyện cho mình được những kỹ năng và tìm ra những cá nhân ưu tú cho doanh nghiệp của mình. 

_Nguồn: hbr.org_

[eBook] Phong cách lãnh đạo 2022: Lựa chọn nào cho bạn?

Bài viết liên quan:

Kỹ năng lãnh đạo: 6 kỹ năng lãnh đạo hàng đầu dành cho nhà lãnh đạo

10 Kỹ năng giao tiếp của lãnh đạo quản lý – Bí quyết trở thành nhà lãnh đạo EQ cao

Nghệ thuật đàm phán là gì? 6 kỹ năng đàm phán hiệu quả

 

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

CTA MGM 01

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả