“Năng khiếu, nếu có chỉ là một phần, tất cả đều do khổ luyện mà thành!” Nếu bạn là một nhà lãnh đạo và muốn thành công khi nói trước công chúng, hãy học ngay 15+ kỹ năng nói thuyết phục dưới đây!
Nhiều người cho rằng: Những nhà lãnh đạo nói trước công chúng thành công là nhờ khả năng thiên bẩm.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo diễn thuyết giỏi đều đã làm việc, rèn luyện để có thể thành thạo các kỹ năng nói trước công chúng tốt. Họ có thể dành hàng giờ để luyện tập, tham gia các khóa học diễn thuyết.
Trong bài viết này, MISA AMIS chia sẻ 15+ Kỹ năng nói trước công chúng thuyết phục giúp nhà lãnh đạo thành công khi nói trước đám đông.
I. Kỹ năng nói trước công chúng là gì?
Kỹ năng nói trước công chúng là một bài thuyết trình được truyền tải trực tiếp đến người nghe. Khi nói trực tiếp trước công chúng sẽ giúp nhà lãnh đạo tự tin hơn và có cơ hội để phát triển một vấn đề mà họ quan tâm.
Nói trước đám đông trực tiếp khác với thuyết trình trực tuyến. Bạn có thể xem hoặc nghe các bài thuyết trình trực tuyến bất cứ khi nào có thể, nhưng việc nói trực tiếp trước công chúng sẽ bị giới hạn bởi thời gian hoặc địa điểm cụ thể.
Bản trình bày trực tuyến thường bao gồm một Slide hoặc Video ghi lại của phiên diễn thuyết. Bài nói trực tiếp trước công chúng được truyền trực tiếp đến người nghe, vì vậy người nói cần có những kỹ năng nói trước công chúng một cách thuyết phục.
Vậy những kỹ năng thuyết phục đó là gì?
MISA AMIS sẽ chia sẻ tới bạn 15+ kỹ năng nói trước công chúng thuyết phục trong phần tiếp theo!
Biết phong cách lãnh đạo phù hợp có thể là bước quan trọng đầu tiên để cải thiện khả năng quản lý của mình. [eBook] Phong cách lãnh đạo 2022: Lựa chọn nào cho bạn? Giúp khám phá những đặc điểm tính cách xác định khả năng lãnh đạo của bạn.
Nội dung chính của eBook:
- Các loại phong cách và cách chọn phong cách phù hợp dành cho bạn
- Làm thế nào để xây dựng phong cách lãnh đạo cho bản thân
- Xu hướng phong cách lãnh đạo 2022
- AMIS Công việc – Phần mềm giúp các nhà lãnh đạo tối ưu thời gian quản lý điều hành
II. 15+ Kỹ năng nói trước công chúng thuyết phục của nhà lãnh đạo
Bạn có thể học để trở thành một nhà lãnh đạo nói trước đám đông xuất sắc hơn bằng cách sử dụng các kỹ năng phù hợp và thực hành kỹ năng giao tiếp của mình. Dưới đây là 15+ kỹ năng nhà lãnh đạo có thể tham khảo:
1. Quan tâm đến chủ đề cần nói
Khi bạn trở thành một nhà lãnh đạo có khả năng diễn thuyết xuất sắc thì niềm đam mê của bạn cũng sẽ bền lâu hơn. Nhân viên có thể phát hiện ra nếu bạn thờ ơ với chủ đề của mình. Nếu bạn không đủ nhiệt huyết, nhân viên cũng sẽ không quan tâm.
Mặt khác, nếu bạn thực sự quan tâm đến chủ đề của mình, nhân viên cũng sẽ đón nhận chủ đề đó. Họ sẽ xem bạn là người truyền tải thông điệp xuất sắc và trở nên đáng tin cậy hơn.
2. Ghi nhớ mục tiêu của bài phát biểu
Có lẽ chúng ta đã từng nghe ít nhất một bài phát biểu lan man về nói rất nhiều vấn đề nhưng không có gì cụ thể. Một trong những lý do này là vì bài phát biểu của họ không có tính tập trung. Người nói đang cố gắng bao quát quá nhiều thứ và cuối cùng khiến người nghe nhàm chán.
Ngay trong quá trình triển khai bài diễn thuyết, nhà lãnh đạo cần hãy xác định lý do tại sao bạn thực hiện bài nói. Hãy chú ý đến mục tiêu này trong suốt bài thuyết trình, tránh việc bị nói bị lan man hoặc lạc đề.
>> Đọc thêm: 10 kỹ năng giao tiếp của lãnh đạo quản lý
3. Tập trung vào những điểm cốt lõi
Mỗi luận điểm bạn đưa ra trong bài phát biểu của mình cần được chứng minh bằng các ví dụ, hình ảnh minh họa hoặc sự kiện.
#: Ví dụ, trong một bài thuyết trình về tầm quan trọng của nước sạch, câu dẫn như dưới đây quá mơ hồ: “Nhiều người không có nước sạch để dùng”. Nhưng nếu chúng ta đưa ra được một số liệu thống kê từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ thì nó sẽ hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ làm rõ luận điểm của bạn: “Trên toàn thế giới, có khoảng 780 triệu người không được dùng nguồn nước sạch.”
4. Kể chuyện
Những câu chuyện hay sẽ thu hút được mọi người. Vì vậy, nếu bạn muốn làm cho bài diễn thuyết của mình hiệu quả hơn, hãy chèn những câu chuyện vào bài nói một cách tự nhiên và lôi cuốn.
Kể chuyện là một cách tuyệt vời để làm cho bài nói của bạn trở nên hấp dẫn hơn và và gần gũi hơn với người nghe. Nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện có liên quan đến chủ đề nói của mình.
Nếu bạn đang nói về doanh nghiệp của mình, thì đây là một số ví dụ về những câu chuyện mà bạn có thể kể:
#: Câu chuyện về công ty của bạn. Câu chuyện về cách công ty của bạn được thành lập, câu chuyện nghệ thuật quản lý nhân viên. Điều này có thể mang lại hiệu quả tốt nếu nó hướng đến khách hàng.
#: Một câu chuyện về phát triển sản phẩm, câu chuyện xoay quanh cách bạn phát triển một sản phẩm (hoặc dịch vụ) mới.
Tất nhiên, bạn có thể kể nhiều kiểu câu chuyện khác tùy thuộc vào cách mà bạn đang triển khai bài nói.
>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp
5. Sử dụng các công cụ hỗ trợ một cách khôn ngoan
Các bài thuyết trình bằng Slide thường bị cho là buồn tẻ, nhưng đó là bởi vì nhiều diễn giả không biết các công cụ thuyết trình của họ có thể làm gì và không biết cách khai thác triệt để các tính năng. Để thu hút khán giả của bạn tốt hơn, hãy tìm hiểu cách sử dụng các tính năng nâng cao hơn của công cụ.
- Thêm hoạt ảnh
- Thêm video
- Thêm âm thanh
- Xây dựng tiến trình
QUẢN LÝ CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ VỚI AMIS Công việc
6. Sử dụng mẫu Slide chuyên nghiệp
Hãy sử dụng một Slide trình bày được thiết kế chuyên nghiệp mà bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa. Ví dụ, các mẫu trình bày từ Envato Elements và GraphicRiver đã được chứng minh, dễ sử dụng và chuyên nghiệp. Và có hàng trăm các bản trình bày mẫu đẹp khác – vì vậy bạn chắc chắn sẽ tìm được một bản trình bày phù hợp với bài nói của mình.
7. Thực hành bài nói của bạn
Một trong những kỹ năng diễn thuyết quan trọng thường bị bỏ qua nhất đó là thực hành. Nếu bạn kỳ vọng rằng mình sẽ trở thành một nhà lãnh đạo có kỹ năng nói trước công chúng xuất sắc thì hãy thực hành và đưa ra một bài phát biểu mà bạn đã tìm hiểu và luyện tập kỹ lưỡng.
Người ta thường nói, “luyện tập tạo nên sự hoàn hảo”, câu nói này thực sự đúng khi nói đến việc phát triển kỹ năng trình bày xuất sắc. Khi luyện tập càng nhiều, thì bài phát biểu sẽ lưu loát và được dẫn dắt tự nhiên. Ngoài ra, luyện nói là cách duy nhất để xem bài phát biểu sẽ kéo dài bao lâu và bạn cần dừng lại ở đâu.
8. Làm việc với người hướng dẫn
Nếu bạn thực sự nghiêm túc về việc phát triển kỹ năng nói trước đám đông thuyết phục, không có cách nào tốt hơn là làm việc với một người hướng dẫn hoặc một giáo viên dạy nói. Một người hướng dẫn hoặc giáo viên có thể dạy bạn các nguyên tắc nói trước đám đông và chỉ ra những sai lầm trong kỹ năng trình bày mà khi bạn tự luyện tập sẽ không nhận ra được.
9. Thư giãn
Một nghiên cứu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia ước tính rằng có tới 77% chúng ta sợ phải trình bày trước đám đông, và có một thuật ngữ thực tế để chỉ nỗi sợ đứng trước đám đông – hội chứng sợ nói trước đám đông (tên khoa học glossophobia).
Số liệu cho thấy rằng lo lắng trước khi thuyết trình là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng thư giãn nhất có thể. Nếu có thứ gì đó giúp bạn bình tĩnh hơn trong những tình huống căng thẳng, hãy thử sử dụng nó ngay trước khi bạn nói. Các cách giúp giảm căng thẳng phổ biến như:
- Ngồi thiền
- Tập thể dục
- Suy nghĩ tích cực
- Liệu pháp mùi hương
- Âm nhạc
>> Đọc thêm: 12 cách giảm Stress trong công việc
10. Duy trì tốc độ nói ổn định
Khi nói trước đám đông, nhà lãnh đạo thường gặp phải lỗi nói quá nhanh. Điều này xảy ra do sự phản xạ của các dây thần kinh và họ sẽ không nhận ra mình đang nói nhanh đến mức nào.
Những người diễn thuyết giỏi biết tự điều chỉnh tốc độ nói của mình. Họ sẽ nói với tốc độ tự nhiên và ngắt quãng ngắn, dẫn dắt tự nhiên vào bài nói của họ.
Thở đều trong khi nói cũng là một cách giúp bạn duy trì tốc độ nói. Hãy nhớ hít thở thật sâu trong những khoảng ngắt nghỉ trong bài nói của mình. Nếu bài nói của bạn dài, hãy uống một ngụm nước trong lúc giải lao cũng rất hữu ích.
11. Thêm các phương tiện hỗ trợ trực quan
Công cụ hỗ trợ trực quan có thể đóng vai trò là một phương tiện minh họa ấn tượng cho bài nói của bạn. Con người chúng ta sử dụng thị giác nhiều hơn bất kì một giác quan nào.
Vì vậy, nếu bạn có thể đưa ra quan điểm của mình bằng cách cho người nghe quan sát trực diện thay vì mô tả nó bằng lời, thì người nghe có thể sẽ ghi nhớ lời bạn nói một cách dễ dàng hơn.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, hình ảnh hỗ trợ trực quan của bạn phải có chất lượng cao và dễ dàng hiển thị cho người nghe. Tránh việc chèn những đồ họa thủ công vào bản trình bày, đồng thời cũng đừng sử dụng công cụ hỗ trợ hình ảnh quá nhỏ khiến người nghe không thể quan sát rõ ràng.
12. Trang phục thoải mái nhưng chuyên nghiệp
Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo có kỹ năng nói trước công chúng chuyên nghiệp thì nên mặc những trang phục lịch sử. Nhưng có một nguyên tắc chung là bạn nên mặc những trang phục chuyên nghiệp, và cũng nên trau chuốt cho vẻ bề ngoài của mình một chút để tạo ấn tượng tốt với khán giả.
13. Tránh từ ngữ nhạy cảm
Hầu hết chúng ta đều đưa những từ như như “ừm”, “ừ” vào lời nói của mình mà bản thân chúng ta cũng không hề nhận ra. Nhưng lạm dụng quá mức các từ này trong bài nói chuyên nghiệp sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn đang thiếu tự tin. Nếu có thể, hãy bỏ thói quen sử dụng những từ ngữ này để trở thành người có khả năng trình bày trước đám đông tốt hơn.
Luyện tập có thể giúp bạn loại bỏ những từ này khỏi cách nói của mình, nhưng bạn có thể đã quen với việc sử dụng chúng đến mức chính bạn cũng khó nhận ra khi nói. Đây là lúc bạn cần một giáo viên, người hướng dẫn hay một người bạn. Họ có thể lắng nghe những từ này và giúp bạn phá bỏ thói quen sử dụng chúng.
14. Sử dụng cử chỉ (nhưng đừng lạm dụng)
Sử dụng những cử chỉ tự nhiên trong bài nói sẽ tạo hiệu quả rất tốt trước người nghe. Cử chỉ tay và thậm chí là vài bước chuyển động trên khán đài cũng là một kỹ năng trình bày tốt nếu bạn thể hiện nó một cách tự nhiên, có mục đích và không quá lố.
Các cử chỉ có thể giúp bạn xuất hiện một cách thoải mái hơn và khán giả cũng sẽ nhớ về bạn.
15. Cho phép Q&A
Phần hỏi và trả lời (Q&A) là một trong những kỹ năng nói trước công chúng ít được sử dụng nhất. Nhiều diễn giả chỉ nói những gì họ định nói trong bài diễn thuyết và sau đó kết thúc.
Cái hay của Q&A là bạn có thể trực tiếp lắng nghe những điều người nghe quan tâm và giải quyết chúng một cách công khai, đồng thời củng cố thêm cho bài nói của mình thuyết phục hơn.
Bạn có thể chuẩn bị cho mục hỏi đáp bằng cách tạo danh sách câu hỏi và các câu hỏi phản đối mà người nghe có thể sẽ đưa ra (kèm theo câu trả lời). Nghiên cứu kỹ danh sách câu hỏi để trả lời nó một cách thuyết phục nhất.
III. Kết Luận
Bạn có thể sử dụng các kỹ năng trên 15 kỹ năng trên bài viết như một danh sách để kiểm tra khả năng nói của mình đã tốt hay chưa hoặc để giải quyết những khó khăn mà bạn đang gặp phải trong quá trình thực hành nói. Dù bằng cách nào chỉ cần bạn có cố gắng, con đường trở thành một người lãnh đạo thành công khi nói trước công chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Qua bài viết về kỹ năng nói trước công chúng trên, bạn đã sẵn sàng bắt tay vào rèn luyện khả năng nói của mình chưa?
Hãy cho chúng tôi biết bạn đã sẵn sàng bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!
Nguồn dịch: business.tutsplus.com
[eBook] Phong cách lãnh đạo 2022: Lựa chọn nào cho bạn? |
Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc