Nguyên tắc giá gốc trong kế toán và những điều cần biết

21/12/2022
14297

Tại các doanh nghiệp có đa dạng các loại thông tin kế toán và những thông tin này được sử dụng bởi nhiều đối tượng cho các mục đích riêng phù hợp. Liệu các thông tin kế toán có cần được ghi nhận theo nguyên tắc, chuẩn mực nào không? Câu trả lời là có và có 7 nguyên tắc tất cả. Hãy cùng tìm hiểu về một trong 7 nguyên tắc kế toán – nguyên tắc giá gốc.

1. Nguyên tắc giá gốc là gì?

1.1 Thế nào là giá gốc?

Giá gốc là gì? Giá gốc được hiểu là nguyên giá của một hàng hóa, một sản phẩm. Nguyên tắc giá gốc là một trong 7 nguyên tắc kế toán được vận dụng trong chế độ kế toán Việt Nam. Vậy nguyên tắc giá gốc (historical cost principle) như thế nào?

1.2. Nguyên tắc giá gốc là gì?

Nội dung đầy đủ của nguyên tắc giá gốc (historical cost principle) là: “Tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc tài sản được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.”

Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc giá gốc thì các đối tượng kế toán, cụ thể là tài sản, sẽ được ghi nhận theo giá gốc ban đầu và không căn cứ vào giá trị thị trường của các đối tượng kế toán đó.

Nguyên tắc giá gốc không quan tâm đến giá trị hợp lý hay giá trị thị trường, giá trị đánh giá lại tài sản.

Lý giải cho nguyên tắc giá gốc: Các doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp và không sử dụng cho mục đích kinh doanh mua bán tài sản. Vì vậy, việc đánh giá theo giá trị thị trường dù tăng hay giảm so với giá gốc cũng không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. VÌ vậy, giả định trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục phù hợp theo nguyên tắc hoạt động liên tục thì tài sản sẽ được ghi nhận theo giá gốc.

Mục đích của nguyên tắc này là để kế toán doanh nghiệp không phóng đại giá trị của đối tượng kế toán nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán.

>>> Xem thêm các nguyên tắc kế toán khác:

2. Vận dụng nguyên tắc giá gốc trong kế toán

Nguyên tắc giá gốc (historical cost principle) theo chuẩn mực VAS số 1 được quy định như sau:

  • Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.
  • Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lí của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
  • Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Theo nguyên tắc giá gốc thì khi doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ kinh tế mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ hay nguyên vật liệu thì giá trị của những đối tượng kế toán này được xác định và ghi nhận theo giá gốc của chúng, không ghi nhận theo giá trị thị trường tại thời điểm mua.

3. Công thức tính giá gốc và những chi phí trong giá gốc

Công thức tính giá gốc như sau:

Giá gốc = Giá mua theo hóa đơn + Các khoản thuế

(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)

+ Các chi phí liên quan trực tiếp đến đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Chiết khấu, giảm giá (nếu có)

Trong đó:

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:

  • Chi phí chuẩn bị mặt bằng;
  • Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu;
  • Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử);
  • Chi phí nâng cấp;
  • Lệ phí trước bạ (với ô tô);
  • Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

Hiện nay, nhằm đơn giản hóa các nghiệp vụ kế toán, trong đó có nghiệp vụ về tài sản cố định, các doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ quản lý tự động giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả. Các công cụ như phần mềm kế toán online MISA AMIS giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khấu hao tài sản cố định, cụ thể như sau:

  • Kế toán quản lý danh sách các TSCĐ chi tiết tại các phòng ban
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kỳ, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận.
  • Lập chứng từ ghi giảm cho một hay nhiều TSCĐ cùng lúc, tự động định khoản bút toán ghi giảm.
>> ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình theo nguồn hình thành

4. Ví dụ về nguyên tắc giá gốc

Để hiểu rõ nhất về nguyên tắc giá gốc thì chúng ta cùng phân tích trong ví dụ sau đây:

Ví dụ: Ngày 10/01/2022, công ty A mua 1 tài sản cố định X phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Giá mua chưa thuế 120 triệu đồng, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 22 triệu đã bao gồm thuế, chi phí lắp đặt chạy thử 11 triệu đã bao gồm thuế.

Đến ngày 19/01/2022, giá trị thị trường của tài sản cố định đó là 160 triệu đồng. Xác định ghi sổ cho tài sản cố định theo nguyên tắc giá gốc.

Hướng dẫn thực hiện:

Nguyên giá của tài sản cố định (giá gốc tài sản) theo phương pháp thuế GTGT được khấu trừ được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá = Giá mua theo hóa đơn + Các khoản thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp Chiết khấu, giảm giá (nếu có)
= 120 + 30 0
= 150

Mặc dù đến ngày 19/01/2022 thì giá trị thị trường của tài sản cố định X đã tăng lên thành 160 triệu đồng nhưng theo nguyên tắc giá gốc thì giá của tài sản cố định X vẫn được ghi nhận theo giá tại thời điểm mà công ty A mua – 150 triệu, không phụ thuộc vào biến động thị trường.

5. Một số lưu ý cần ghi nhớ

5.1 Nguyên tắc giá gốc có hạn chế về tiềm năng tài sản của doanh nghiệp

Do tài sản được ghi nhận theo giá gốc ban đầu tại thời điểm mua nên giá trị ghi nhận trên sổ sách của tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường thực tế của nó. Vì vậy, các bên liên quan có thể nhầm lẫn hoặc chưa đánh giá đúng về tiềm năng của tài sản nếu chỉ phụ thuộc vào đánh giá các thông tin trên sổ sách kế toán.

Giải pháp cho vấn đề này là khi được giao dịch trong quá trình tồn tại thì các tài sản thường được đánh giá lại để phù hợp với giá trị trao đổi trên thị trường.

5.2 Nguyên tắc giá gốc cần áp dụng linh hoạt kết hợp với các nguyên tắc kế toán khác

Căn cứ vào nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc hoạt động liên tục thì nguyên tắc giác gốc sẽ không được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản và không còn hoạt động. Lúc này, tài sản doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại để phù hợp với  giá trị thực tế và giá trị thị trường.

Riêng với trường hợp doanh nghiệp phá sản và không hoạt động nữa thì tài sản sẽ được mang ra để trả nợ cho doanh nghiệp. Lúc này, tài sản cần được đánh giá lại theo giá trị hợp lý phù hợp.

5.3 Giá gốc của tài sản cần được xác định chính xác

Đây vừa là một lưu ý, đồng thời cũng là sai phạm mà kế toán doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình xác định giá gốc của tài sản. Rất nhiều kế toán doanh nghiệp ghi nhận các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là chi phí và ghi sổ vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặc dù vậy, các chi phí liên quan trực tiếp này thuộc về nguyên giá của tài sản theo công thức đã được nêu tại phần 2.

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót
  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp
  • ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày full tính năng ngay hôm nay.

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả