Chuyển đổi số ngành F&B: Khung hướng dẫn và bộ giải pháp cho 2023 

24/09/2022
2647

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong những năm gần đây đã thúc đẩy thị trường ngành F&B thay đổi mạnh mẽ. Đặc biệt là các doanh nghiệp F&B đang tìm kiếm, ứng dụng rộng rãi những công cụ số hơn bao giờ hết. Vậy doanh nghiệp F&B nên chuyển đổi theo lộ trình nào? Đâu là giải pháp chuyển đổi số tối ưu nhất cho lĩnh vực này? Hãy cùng theo dõi bộ tài liệu khung hướng dẫn và bộ giải pháp chuyển đổi số ngành F&B ngay dưới đây để tìm ra câu trả lời! 

DOWNLOAD TÀI LIỆU KHUNG HƯỚNG DẪN CĐS NGÀNH F&B

I. Tổng quan về chuyển đổi số trong ngành F&B

Chuyển đối số ngành F&B được hiểu đơn giản là một mô hình kinh doanh mới khi áp dụng các giải pháp số  nhằm thay đổi cách thức vận hành kinh doanh truyền thống. Đặc biệt, chuyển đối số doanh nghiệp F&B  không phải là sự thay đổi rời rạc mà là một sự chuyển đổi toàn diện.

Hiện nay, ngành dịch vụ ăn uống bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chuyển đổi số. Điển hình là việc thay đổi mô hình chỉ bán lẻ trực tiếp tại chỗ sang mô hình kết hợp giữa offline và online, hoặc online. Với những thay đổi đó, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đáp ứng được lượng khách hàng lớn hơn, đem lại doanh thu và trải nghiệm tốt.

Giải pháp chuyển đổi số ngành FnB
Kỹ thuật số cho doanh nghiệp F&B để tiếp cận nhanh chóng nhiều nguồn khách hàng

Khung hướng dẫn chuyển đổi số ngàng F&B

Thực chất, chuyển đối số ngành F&B được hiểu đơn giản là một mô hình kinh doanh mới, trong đó có tích hợp các giải pháp số, nhằm thay đổi cách thức vận hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp F&B. Chuyển đối số doanh nghiệp không phải là sự thay đổi mang tính chất rời rạc, mà là một sự chuyển đổi toàn diện

1. Giới thiệu

Khung chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ngành bán lẻ là bộ tài liệu chỉ dẫn doanh nghiệp ở ngành bán lẻ với quy mô cách thức triển khai chuyển đổi số (bắt đầu từ đâu, chuyển đổi số như thế nào, dùng các giải pháp gì) và cung cấp các tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình chuyển đổi số đó. 

Khung hướng dẫn có 3 cấp độ: 

  • Cấp độ sẵn sàng: Những doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả có thể tối ưu nguồn lực. 
  • Cấp độ tăng trưởng: Thúc đẩy doanh thu bán hàng tăng nhanh, nâng cao năng suất bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Cấp độ đột phá: Doanh nghiệp sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mô hình kinh doanh mới thu hút hơn.
Cấp độ chuyển đổi số ngành fnb
Khung hướng dẫn chuyển đổi số ngành F&B có 3 cấp độ: Sẵn sàng, tăng trường, đột phá

2. Đối tượng áp dụng 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành F&B

  •  Nhà hàng, tiệm đồ ăn
  •  Cửa hàng cafe
  •  Quán bar, club
  •  Cửa hàng đồ ăn nhanh
DOWNLOAD TÀI LIỆU KHUNG HƯỚNG DẪN CĐS NGÀNH F&B

3. Lợi ích

  • Định hướng cho doanh nghiệp nên bắt đầu CĐS từ đâu, cần làm gì và làm như thế nào theo từng quy mô và loại hình
  • Tìm được các sản phẩm, giải pháp và nhà cung cấp giải pháp CĐS phù hợp theo nhu cầu
  • Có thể đánh giá hoạt động CĐS của doanh nghiệp và đo lường CĐS

4. Lộ trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp F&B

4.1. Cấp độ 1 

Sẵn sàng chuyển đổi số, hoạt động hợp lý – Nguồn lực tối ưu:

  • Nghiệp vụ bán hàng: Phần mềm bán hàng, đặt bàn tự động, thanh toán online, quản lý vận chuyển.
  • Nghiệp vụ quản lý: Quản lý từ xa, quản lý kho
Cấp độ 1 của khung chuyển đổi số FnB
Sẵn sàng chuyển đổi số, hoạt động hợp lý – Nguồn lực tối ưu

4.2. Cấp độ 2

Tăng trưởng trong kinh tế số, hoạt động tối ưu – Kết nối hệ sinh thái:

  • Nghiệp vụ bán hàng: Tự động đặt món, Quản lý thiệt bị nhà bếp, Tự động thanh toán, Quản lý thẻ thành viên. 
  • Nghiệp vụ quản lý: Phân tích số liệu kinh doanh, phân tích hành vi khách hàng.

4.3. Cấp độ 3

Vượt bậc bằng áp dụng giải pháp số, dịch vụ sáng tạo – nghiệp vụ thông minh:

  • Nghiệp vụ bán hàng: Robot lễ tân, Hệ thống dự đoán đặt bàn được vận hành bởi Trí tuệ nhân tạo (AI), bếp trên mây, trợ lý ảo/chatbot.
  • Nghiệp vụ quản lý: Dự báo tình hình kinh doanh.

5. Giải pháp chuyển đổi số cơ bản cho doanh nghiệp F&B

Chuyển đổi kỹ thuật số là một quá trình đầy hứa hẹn. Đặc biệt là khi ngày càng có nhiều công nghệ tuyệt vời như thiết bị Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn,… được ứng dụng vào quy trình này.

Những công nghệ này giúp các công ty trong ngành công nghiệp thực phẩm đạt được mức độ an toàn thực phẩm cao hơn, cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, loại bỏ lãng phí, giảm chi phí và rủi ro ở các khâu khác của quá trình chế biến, đóng gói và trưng bày thực phẩm.

Trên thị trường hiện có vô vàn nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số tập trung vào các mục đích cùng nhiều nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn những gói giải pháp đồng bộ sở hữu đầy đủ tính năng quan trọng. Điều này cho phép tổ chức dễ dàng chuyển đổi từng bước mà vẫn đảm bảo dữ liệu liên thông, bảo mật an toàn.

Gói giải pháp chuyển đổi số MISA AMIS ra đời với mục tiêu đáp ứng yêu cầu trên. MISA AMIS là nền tảng hợp nhất bao gồm các phân hệ Tài Chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự và Điều hành. Chính vì vậy, MISA AMIS phù hợp với mọi quy mô, đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

các phần mềm của gói giải pháp misa amis
Các phần mềm của gói giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp MISA AMIS

Đối với doanh nghiệp F&B, người quản lý có thể dễ dàng ứng dụng từng phần mềm của nền tảng như sau:

5.1. Vận hành

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Sử dụng phần mềm kế toán online, chữ ký số, hóa đơn điện tử.  
  • Doanh nghiệp nhỏ: Ứng dụng thêm một số phần mềm ghi chép, lưu trữ để tổng hợp dữ liệu kinh doanh logic, hệ thống hơn. 
  • Doanh nghiệp vừa: Quản lý văn thư, quản lý tài sản, lưu trữ tài liệu điện tử, truyền thông nội bộ qua mạng xã hội doanh nghiệp,… 

5.2. Nhân sự

  • Doanh nghiệp nhỏ: Bước đầu sử dụng phần mềm chấm công, bảng lương để quản lý số lượng nhân sự nhỏ. 
  • Doanh nghiệp vừa: Bổ sung thêm phần mềm đánh giá năng suất, kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai thuế thu nhập cá nhân, quản lý hồ sơ nhân sự, kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, đào tạo phát triển.

5.3. Kinh doanh

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Chủ yếu dùng ứng dụng quản lý cửa hàng, quản lý thanh toán.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Bắt đầu triển khai bán hàng đa kênh.
  • Doanh nghiệp vừa: Phát triển thêm tính năng quản lý khách hàng, Chatbot, Marketing tự động để thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng.

5.4. Tài chính

  • Doanh nghiệp nhỏ: Phần mềm kế toán, mua hàng
  • Doanh nghiệp vừa: Trang bị đầy đủ hóa đơn điện tử, quản lý kho, quản lý quỹ tiền. Doanh nghiệp cần có báo cáo đa chiều nhằm phân tích tài chính, hợp nhất kết quả kinh doanh, hợp nhất báo cáo tài chính. 

Mời bạn đọc tham khảo khung hướng dẫn giải pháp 2022 ngành F&B của VINASA:


Nguồn tham khảo: dx4sme.vn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả