Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và có kỳ hạn

10/04/2023
47754

Lãi tiền gửi ngân hàng – khoản thu nhập tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều điểm cần lưu ý trong hạch toán. Hàng tháng, kế toán phải đối mặt với nhiệm vụ ghi nhận chính xác từng khoản lãi nhỏ nhất, đảm bảo tính minh bạch và chính xác cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hãy cùng MISA AMIS Kế toán khám phá những kiến thức chuyên sâu về hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và không kỳ hạn trong bài viết ngay sau đây.

1. Tài khoản sử dụng để hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

Lãi tiền gửi ngân hàng là một khoản tiền được trả từ việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng đó đưa ra. Kênh đầu tư này được coi là an toàn và với các cá nhân. Đối với doanh nghiệp, việc lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng cũng phổ biến khi mà doanh nghiệp có nhiều tiền nhàn rỗi nhưng chưa biết đầu tư vào đâu.

Tiền gửi ngân hàng sinh lãi suất cho doanh nghiệp có 2 loại:

– Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

– Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (thường là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn)

Để hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng cho các tài khoản tiền gửi trên thì cần quan tâm đến các tài khoản sau:

1.1. Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

Tài khoản 112 này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp.

Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…)

Kết cấu tài khoản 112
Kết cấu tài khoản 112

1.2. Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Kế toán doanh nghiệp sử dụng tài khoản này để phản ánh số hiện có, tình hình biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trong đó có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngoài ra còn có trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn…

Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn.

 

Kết cấu tài khoản 128
Kết cấu tài khoản 128

1.3. Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản 515 dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, trong đó có lãi tiền gửi ngân hàng.

Kết cấu tài khoản 515
Kết cấu tài khoản 515

2. Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

2.1 Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng

– Khi kế toán xuất quỹ tiền mặt chuyển đi:

Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển

Có TK 111 – Tiền mặt.

– Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

2.2 Thu lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

2.3 Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng.

Ví dụ hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

Để hiểu rõ hơn về cách hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng, hãy cùng MISA AMIS Kế toán tìm hiểu ví dụ sau: (đơn vị 1000 đồng)

Ví dụ: Công ty ABC rút quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng số tiền 141.000. Cuối kỳ số dư trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp được xác nhận là 143.000. Kế toán hãy hạch toán nghiệp vụ trên.

Định khoản nghiệp vụ:

– Lúc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng

Nợ TK 112: 141.000

Có TK 111: 141.000

– Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 112: 2.000

Có TK 515: 2.000

Kế toán doanh nghiệp sẽ căn cứ vào sổ phụ, giấy báo có, giấy báo nợ từ ngân hàng để hạch toán vào sổ các khoản lãi từ tiền gửi.

Đối với Phần mề kế toán MISA, bạn có thể dễ dàng hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng, số liệu sẽ được tự động tổng hợp và ghi nhận lên sổ tiền gửi ngân hàng, số kể toán

Bạn chưa có Phần mềm kế toán MISA? Trải nghiệm bản demo miễn phí 15 ngày ngay tại đây

Dùng thử miễn phí

3. Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

3.1. Hạch toán tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn nhận lãi định kỳ hoặc cuối kỳ

– Khi doanh nghiệp thực hiện gửi tiền có kỳ hạn, vào thời điểm gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, căn cứ vào chứng từ gửi tiền có kỳ hạn được cấp, kế toán doanh nghiệp ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112

– Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc gửi tiền có kỳ hạn (Chi phí giao dịch, cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý…), kế toán doanh nghiệp ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112…

Xem thêm: Tải ngay phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK mới nhất 2023

Trường hợp nhận lãi định kỳ:

+ Khi nhận lãi từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm định kỳ mỗi tháng, quý, năm:

Nợ TK 111, 112 (nếu đã thu tiền lãi)

Nợ TK 138 – Phải thu khác 1388 (nếu chưa thu tiền lãi)

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (nếu tiền lãi được nhập luôn vào gốc)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

+ Khi thu hồi khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, kế toán doanh nghiệp ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (theo giá trị hợp lý)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Trường hợp nhận lãi cuối kỳ, toàn bộ gốc và lãi của khoản tiền gửi sẽ được thanh toán vào ngày đáo hạn:

+ Tại thời điểm lập BCTC, kế toán phải tính trước lãi dự thu tương ứng với khoảng thời gian trong năm tài chính mà số tiền gửi phát sinh lãi.

Nợ TK 138

Có TK 515

Minh họa: Ngày 1/12/2021, doanh nghiệp gửi ngân hàng 1 tỷ đồng thời hạn 3 tháng, lãi nhận sau 6%/năm, ứng với số tiền 15 triệu đồng. Mặc dù đến tháng 2/2022 mới đáo hạn khoản tiền gửi, tuy nhiên tại ngày 31/12/2021, khi lập BCTC, kế toán cần trích trước khoản tiền lãi dự thu tương ứng với thời gian phát sinh 1 tháng.

Định khoản:

Nợ TK 1388: 5 triệu đồng

Có TK 515: 5 triệu đồng

+ Khi Thu hồi khoản tiền gửi tiết kiệm, định khoản

Nợ TK 111,112: Tổng tiền gốc và lãi

Có TK 128: Số tiền gốc

Có TK 138: Số tiền lãi

3.2. Doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn, nhận lãi ngay vào thời điểm gửi tiền

– Kế toán doanh nghiệp vẫn thực hiện các bút toán hạch toán tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và các chi phí liên quan. Với trường hợp này, doanh nghiệp nhận lãi luôn tại thời điểm gửi tiền, kế toán viên thực hiện bút toán:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112,… (số tiền lãi thực nhận)

TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi nhận trước).

– Sau đó, do nguyên tắc đảm bảo tính đúng kỳ của doanh thu, định kỳ kế toán viên sẽ tính và kết chuyển số lãi đã ghi nhận ở TK 3387 sang TK 515, bút toán ghi nhận:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Ví dụ: Ngày 01/01/N, doanh nghiệp A lập tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng B bằng tiền mặt, trị giá 1 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng, hình thức gửi tiền nhận lãi trước, lãi nhập luôn vào gốc. Lãi suất 6%/năm, ứng với 30 triệu đồng. Kế toán doanh nghiệp A hạch toán như sau:

Ghi nhận khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và số tiền lãi nhận được:

Nợ TK 128: 1.030.000.000

Có TK 111: 1.000.000.000

Có TK 3387: 30.000.000

Cuối tháng 1, kế toán viên tính và kết chuyển số lãi đã ghi nhận ở TK 3387 trước đó sang TK 515:

Nợ TK 3387:  5.000.000đ (30.000.000/6 )

Có TK 515: 5.000.000

Thực hiện tương tự với các tháng tiếp theo đến hết kỳ hạn tiền gửi và thu tiền về.

Hiện nay, kế toán doanh nghiệp có thể tìm đến các phần mềm như phần mềm kế toán với những tính năng, tiện ích hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, giúp hạn chế tối đa các sai sót trong công tác hạch toán kế toán nói chung và các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng nói riêng. Phần mềm đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ thu tiền gửi, chi tiền gửi ngân hàng trên phần mềm kế toán online MISA AMIS, cụ thể:

  • Tự động thực hiện các nghiệp vụ thu tiền gửi ngân hàng như: Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng tiền gửi ngân hàng; khách hàng trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng; thu tiền trả nợ của nhiều khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng; hoàn thuế GTGT bằng tiền gửi ngân hàng; thu hoàn ứng bằng tiền gửi ngân hàng sau khi quyết toán tạm ứng; nhận tiền vay bằng tiền gửi ngân hàng; thu lãi đầu tư tài chính; thu khác bằng tiền gửi ngân hàng
  • Tự động thực hiện các nghiệp vụ thu tiền gửi ngân hàng như: Trả trước tiền hàng cho; nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng; Trả tiền nợ cho Nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng; Tạm ứng cho nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng; Trả lương bằng tiền gửi ngân hàng.
  • Tự động hạch toán, nộp thuế GTGT, TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt bằng tiền gửi ngân hàng.
  • Tự động hạch toán nộp bảo hiểm và trả các khoản vay bằng tiền gửi ngân hàng.

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm

Dùng thử miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả