Chi phí máy thi công là một khoản mục quan trọng tại các doanh nghiệp xây lắp. Để đảm bảo theo dõi, tập hợp đầy đủ chi phí công trình, kế toán doanh nghiệp tiến hành theo dõi chi phí sử dụng máy thi công riêng tại một tài khoản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách hạch toán tài khoản 623 – chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200.
1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627.
+ Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tính trên lương phải trả công nhân sử dụng xe, máy thi công. Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành công trình xây lắp mà được kết chuyển ngay vào TK 632.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Bên Nợ:
– Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công (chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy thi công…). Chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công.
Bên Có:
– Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.
– Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường vào TK 632.
Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công có 6 tài khoản cấp 2.
– Tài khoản 6231 – Chi phí nhân công: Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công như: Vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật liệu… cho xe, máy thi công.
Tài khoản này không phản ánh khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành được tính trên lương của công nhân sử dụng xe, máy thi công. Các khoản trích này được phản ánh vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”.
– Tài khoản 6232 – Chi phí vật liệu: Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ…), vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công.
– Tài khoản 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công.
– Tài khoản 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh chi phí khấu hao xe, máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
– Tài khoản 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công; tiền mua bảo hiểm xe, máy thi công; chi phí điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ, …
– Tài khoản 6238 – Chi phí bằng tiền khác: Dùng để phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công.
3. Hạch toán tài khoản 623 – chi phí sử dụng máy thi công trong một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp:
a) Nếu tổ chức đội xe, máy thi công riêng, được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng, thì công việc kế toán được tiến hành như sau:
– Hạch toán các chi phí liên quan tới hoạt động của đội xe, máy thi công, ghi: Nợ các TK 621, 622, 627
Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 214, …
– Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy và tính giá thành ca xe, máy thực hiện trên tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” căn cứ vào giá thành ca máy (theo giá thành thực tế hoặc giá khoán nội bộ) cung cấp cho các đối tượng xây, lắp (công trình, hạng mục công trình); tuỳ theo phương thức tổ chức công tác kế toán và mối quan hệ giữa đội xe máy thi công với đơn vị xây, lắp công trình để ghi sổ.
>> Xem thêm:
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán nội bộ về ca xe, máy bán dịch vụ)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cung cấp dịch vụ trong nội bộ).
b) Nếu không tổ chức Đội xe, máy thi công riêng; hoặc có tổ chức Đội xe, máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội thì toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy (kể cả chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời như: phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của xe, máy thi công) sẽ hạch toán như sau:
– Căn cứ vào số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231 – Chi phí nhân công)
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
– Khi xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232 – Chi phí vật liệu)
Có các TK 152, 153.
– Trường hợp mua vật liệu, công cụ sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)
Có các TK 331, 111, 112, …
– Trích khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở Đội xe, máy thi công, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234 – Chi phí khấu hao máy thi công)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
>> Xem chi tiết về Khấu hao tài sản cố định tại bài viết: Tất tần tật quy định về khấu hao tài sản cố định kế toán cần biết
– Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa xe, máy thi công, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ, …), ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6237)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, 331, …
– Chi phí bằng tiền khác phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, …
– Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng xe, máy (chi phí thực tế ca xe, máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí vượt trên mức bình thường)
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
Các công cụ quản lý tự động như phần mềm kế toán online MISA AMIS giúp kế toán hạn chế tối đa các sai sót trong công tác hạch toán kế toán, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức của kế toán viên một cách hiệu quả so với việc thực hiện các thao tác thủ công như trước đây.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp tự động hạch toán chi phí máy thi công để hạch toán chi phí lương. Ngoài ra, phần mềm còn mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Phần mềm cho phép kế toán viên:
- Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC
- Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp: Thương mại, dịch vụ, xây lắp, sản xuất
- Tự động lập báo cáo tài chính, tờ khai thuế ngay trên phần mềm; Kết nối ngân hàng điện tử, cơ quan Thuế giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả.
- Tự động lập các báo cáo quản trị: CEO/Chủ DN có thể theo dõi nhanh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, công nợ, tồn kho.. ngay trên điện thoại để kịp thời ra quyết định kinh doanh.
- Làm việc mọi lúc, mọi nơi qua Internet: Giám đốc, Kế toán có thể truy cập làm việc từ mọi thiết bị thông minh không bị gián đoạn công việc, kịp thời ra quyết định điều hành.
- ………
Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.