Các quy định về tạm ứng hợp đồng kế toán cần biết

30/09/2021
2451

Mặc dù phổ biến nhất tại các doanh nghiệp xây dựng song nhìn chung tạm ứng hợp đồng là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện đối với công việc kế toán. Hãy cùng MISA tìm hiểu kỹ hơn về tạm ứng hợp đồng và quy định về tạm ứng ở đồng trong bài viết sau.

1. Tạm ứng hợp đồng là gì? Một số quy định chung về tạm ứng hợp đồng

Tạm ứng hợp đồng là quá trình mà bên mua hàng thực hiện việc thanh toán trước toàn bộ hoặc một khoản tiền cho bên bán hàng hóa để thực hiện thỏa thuận mua hàng đã giao kết từ trước của các bên. 

Tỉ lệ tạm ứng hợp đồng hoàn toàn dựa theo nhu cầu của các bên, hiện pháp luật không đưa giới hạn về tỷ lệ % hay các mức tỷ lệ bắt buộc. Số tiền tạm ứng sẽ được khấu trừ sau trên tổng giá trị cần thanh toán.

1.1. Đặc điểm của Hợp đồng tạm ứng 

Đặc điểm của hợp đồng tạm ứng là chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán trong giao dịch mua bán hàng hóa có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Ngoài ra, anh chị cũng quan tâm đến một số điểm đặc trưng về Thời hạn tạm ứng, Mục đích tạm ứng, Bồi hoàn tạm ứng. 

1.2. Mục đích của Hợp đồng tạm ứng  

Hợp đồng tạm ứng tiền hàng ngoài việc thể hiện độ tin cậy cao của bên mua đối với bên bán còn giúp giảm thiểu những thiệt hại không đáng có nếu hai bên dừng hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng là văn bản pháp lý ghi nhận việc tạm ứng số tiền nhất định giữa hai bên và quy định về cách thức xử lý số tiền tạm ứng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp bán cũng có thể sử dụng khoản tiền tạm ứng của bên mua như một khoản vốn để thực hiện sản xuất và cung ứng hàng hóa cho bên mua.Hình thức Hợp đồng tạm ứng tiền hàng: Hợp đồng này không có mẫu sẵn theo quy định và không bắt buộc công chứng. 

Dựa trên quy định trên hợp đồng, khi đến thời hạn thanh toán tạm ứng, bên bán sẽ lập giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng gửi sang bên mua.

1.3. Luật điều chỉnh Hợp đồng tạm ứng 

Một số quy định về tạm ứng hợp đồng được áp dụng trong một số văn bản pháp luật như:

  • Bộ luật dân sự 2015; 
  • Luật Thương mại 2005; 
  • Luật Doanh nghiệp 2020; 
  • Các văn bản, nghị định, nghị quyết, thông tư hướng dẫn thi hành các bộ luật trên;

Trên đây là một số quy định chung về hợp đồng tạm ứng. Riêng với tạm ứng hợp đồng xây dựng có một số những quy định riêng, đặc thù riêng anh chị kế toán cần nắm được.

2. Quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng

2.1. Khái niệm tạm ứng hợp đồng xây dựng

Khoản 1 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng nêu rõ “Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng”.

2.2. Nguyên tắc tạm ứng hợp đồng xây dựng

Trong nội dung quy định về tạm ứng hợp đồng sẽ đề cập về nguyên tắc tạm ứng hợp đồng, mức tạm ứng hợp đồng, hồ sơ tạm ứng vốn theo hợp đồng. Cụ thể, Khoản 2,3  Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc hợp đồng quy định như sau: 

– Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận. 

– Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty xây dựng

2.3. Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng

Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng được quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (được hướng dẫn bởi Điểm 3 Khoản 2 Công văn 10254/BTC-ĐT) như sau: 

a. Mức vốn tạm ứng tối thiểu:

– Đối với hợp đồng tư vấn:

Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.

– Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.         

– Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

b. Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng 

Căn cứ vào Điểm b Khoản 3 Điều 8 Thông tư 08/2016/TT-BTC, mức tạm ứng HĐ tối đa hiện là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.

c. Đối với chi phí quản lý dự án

Theo Điểm d Khoản 3 Điều 8 Thông tư 08/2016/TT-BTC thì căn cứ dự toán chi phí quản lý dự án trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc nhà nước thực hiện tạm ứng vốn theo đề nghị của chủ đầu tư. Mức tạm ứng vốn không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d. Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản

Điều này được quy định nêu trên không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho dự án.

2.4. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Bảo lãnh tạm ứng là một trong những hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng để nhà thầu chuẩn bị cho việc xây dựng công trình.

Khoản 4 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bảo lãnh tạm ứng như sau:

  • Với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. 
  • Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
  • Nếu bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
  • Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Phần mềm online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Phần mềm cho phép kế toán viên:

  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • Kết nối ngân hàng điện tử: các quy định hiện nay khiến việc doanh nghiệp phải giao dịch qua ngân hàng ngày càng phổ biến hơn, đồng thời, ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp vì vậy phần mềm online MISA AMIS cho phép kết nối ngân hàng điện tử mang đến lợi ích về thời gian, công sức và tiền của cho doanh nghiệp và cho kế toán.
  • Kết nối với Cơ quan Thuế: Việc kê khai và nộp thuế điện tử hiện nay đang là xu thế và phần mềm online MISA AMIS với tiện ích mTax cho phép kế toán có thể kê khai và nộp thuế ngay trên phần mềm.
  • Kết nối với hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: Phần mềm online MISA AMIS nằm trong một hệ sinh thái gồm nhiều phần mềm quản lý mang đến giải pháp tổng thể cho quản trị doanh nghiệp.
  • ….

Anh/chị kế toán viên tổng hợp có thể dễ dàng nhận thấy lợi ích mà mình nhận được nếu sử dụng phần mềm online MISA AMIS. Hãy nhanh tay đăng ký dùng thử bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày miễn phí.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả