Tỷ số nợ trên tổng tài sản là gì? Ý nghĩa và công thức tính

27/03/2025
34

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt ratio) là chỉ số đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Tỷ lệ này cung cấp cho các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính những thông tin quan trọng về khả năng chi trả nợ và sức khỏe tài chính chung của công ty.

Vậy tỷ số nợ trên tổng tài sản là gì, ý nghĩa và công thức tính như thế nào, chỉ số này ở mức bao nhiêu là tốt với doanh nghiệp?

1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt ratio) là gì?

Tỷ số nợ trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường năng lực và quản lý nợ dựa trên tổng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu. Tỷ số nợ trên tổng tài sản còn được gọi là Hệ số nợ trên tổng tài sản.

2.Công thức tính Tỷ số nợ trên Tổng tài sản

Công thức tính Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Công thức tính Tỷ số nợ trên tổng tài sản.

Trong đó:

  • Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn gồm: Các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.
  • Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty.

Ví dụ:
Số liệu của Công ty Cổ phần X trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2023 như sau (đvt: triệu đồng): Nợ ngắn hạn: 38.000
Nợ dài hạn: 16.000
Tổng tài sản: 80.000

Tỷ số nợ trên Tổng tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản
= (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn) / Tổng tài sản
= (38.000 + 16.000 ) / 80.000
= 67,5%

Như vậy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty X = 67,5% cho thấy tại thời điểm 31/12/2022, Công ty X có 67,5% giá trị tổng tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

3. Ý nghĩa của Tỷ số nợ trên Tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu.

Ý nghĩa của tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Ý nghĩa của tỷ số nợ trên tổng tài sản.

Nếu tỷ số nợ trên tổng tài sản lớn hơn 1: Việc này cho thấy một phần đáng kể tài sản được tài trợ bởi các khoản nợ. Nói cách khác, công ty có nhiều khoản nợ hơn tài sản, cho thấy Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang bị âm. Đây là tình trạng mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải, vì lỗ lũy kế qua nhiều năm đã vượt trên cả vốn góp của chủ sở hữu hay còn được gọi là “âm vốn chủ”.

– Nếu tỷ số nợ trên tổng tài sản nhỏ hơn 1: Có nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Công ty vẫn đang duy trì được khả năng thanh toán bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình.

– Nếu Tỷ số nợ trên Tổng tài sản càng gần về 0: Điều này càng cho thấy doanh nghiệp đang tự chủ về tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp đang chỉ phụ thuộc vào vốn góp của chủ sở hữu. Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn là tốt.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều khi biết sử dụng đến các nguồn lực bên ngoài, như các khoản vay ngân hàng, đàm phán được thời hạn trả nợ với các nhà cung cấp…

Các nhà đầu tư sử dụng Tỷ số nợ trên Tổng tài sản để đánh giá liệu công ty có đủ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ hiện tại hay không và liệu công ty có thể trả lại tiền lãi cho khoản đầu tư của mình hay không. Các chủ nợ sử dụng tỷ lệ này để xem công ty đã có bao nhiêu khoản nợ và có thể trả được các khoản nợ hiện tại hay không. Điều này giúp họ quyết định có nên mở rộng cho vay bổ sung với doanh nghiệp này hay không.

4. Tỷ số nợ trên tổng tài sản bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản thấp không nhất thiết là tốt hay xấu. Điều đó đơn giản có nghĩa là công ty đã quyết định ưu tiên huy động tiền bằng cách phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư thay vì đi vay tại ngân hàng.

Việc này giúp công ty tránh phải trả nhiều tiền lãi vay, nhưng việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu sẽ khiến chủ sở hữu chỉ được giữ lại ít lợi nhuận hơn vì các cổ đông có thể được hưởng một phần thu nhập của công ty.

Khi xu hướng của tỷ số nợ trên tổng tài sản ngày càng tăng là biểu hiện cho thấy doanh nghiệp không có sẵn tiền hoặc không thể trả được hết nợ. Điều này báo hiệu trong tương lai công ty này có khả năng sẽ vỡ nợ và phá sản.

Trong thời kỳ khó khăn, các công ty có đòn bẩy tài chính cao có khả năng không trả được nợ. Vì thế khi công ty muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem công ty có vay quá nhiều hay không? Tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý và thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình.

Tuy nhiên, cũng khá giống với những tỷ số khác, Debt ratio cần được xác định theo thời gian để đánh giá chính xác hơn về rủi ro tài chính, xem xét doanh nghiệp có thể được cải thiện hay chuyển biến khác đi không.

Nhìn chung, tỷ số nợ trên tổng tài sản của một công ty dao động từ 0,3 – 0,6 (30% – 60%) được xem là mức tốt và khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên, chỉ số này ở mức bao nhiêu là tốt còn tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực, ngành nghề và chiến lược vốn hóa của mỗi công ty.

Ví dụ, với các công ty công nghệ mới thành lập thường phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà đầu tư tư nhân và sẽ có cách tính tổng nợ trên tổng tài sản thấp hơn. Tuy nhiên, với các công ty ổn định, an toàn hơn có thể dễ dàng đảm bảo các khoản vay từ ngân hàng hơn và thường có tỷ số nợ trên tổng tài sản cao hơn.

5. Ví dụ cụ thể về cách tính tỷ số nợ trên tổng tài sản từ báo cáo tài chính

Xét báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, ta có các số liệu từ Bảng cân đối kế toán như sau:


Theo đó:

Tỷ số nợ trên tổng tài sảnNhư vậy, Debt ratio của Tập đoàn Hòa Phát quý I/2024 ở mức 47,6%, cho thấy tại thời điểm 31/03/2024, Hòa Phát có 47,6% giá trị tổng tài sản đến từ các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Chỉ số trên ở mức này được xem là tốt đối với một doanh nghiệp đã đang hoạt động ổn định và đứng top đầu trong trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh nguyên vật liệu hiện nay như Hòa Phát.

6. Kết luận

Tỷ số nợ trên tổng tài sản là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc hiểu và phân tích tỷ số này không chỉ giúp các nhà đầu tư và quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng thanh toán và rủi ro tài chính mà còn hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định chiến lược.

Để duy trì sự bền vững và phát triển, doanh nghiệp cần theo dõi và điều chỉnh tỷ số nợ trên tổng tài sản một cách hợp lý, đảm bảo rằng mức nợ luôn trong tầm kiểm soát và phù hợp với khả năng sinh lời.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 4]
  yasr-loader
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành