Ikigai – Bí quyết quản lý doanh nghiệp bền vững dành cho nhà quản trị

09/09/2024
48

Trong môi trường kinh doanh biến động ngày nay, các nhà lãnh đạo luôn tìm kiếm những phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp phát triển. Ikigai, triết lý Nhật Bản kết hợp giữa đam mê cá nhân và sứ mệnh nghề nghiệp đang trở thành chìa khóa giúp nhà quản trị tối ưu năng lực và xây dựng doanh nghiệp bền vững.

1. Ikigai là gì?

Lịch sử của Ikigai bắt nguồn từ văn hóa Nhật Bản gắn liền với cách người Nhật suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, đáng sống. Ikigai (生き甲斐) được hiểu là “lý do để sống” hoặc “mục đích của cuộc đời.” 

Ikigai la gi

Trong thế kỷ 20, đặc biệt sau Thế chiến thứ hai, người Nhật đối mặt với các thách thức lớn về tái thiết đất nước và phục hồi tinh thần dân tộc. Khái niệm Ikigai dần trở thành một phương pháp để đối phó với những áp lực xã hội và kinh tế ngày càng gia tăng.

Vào đầu thế kỷ 21, Ikigai bắt đầu được biết đến rộng rãi bên ngoài Nhật Bản nhờ các tác phẩm như Ikigai: The Japanese Secret to a Long and Happy Life của Héctor García và Francesc Miralles (2016), giới thiệu triết lý này tới cộng đồng quốc tế.

Trải qua nhiều thế kỷ nghiên cứu ứng dụng và phát triển, Ikigai không chỉ là một triết lý cá nhân mà còn được áp dụng trong quản trị doanh nghiệp, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác. Các doanh nhân và nhà quản lý tìm cách áp dụng Ikigai để tạo động lực cho nhân viên và xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên giá trị bền vững.

2. 4 trụ cột của Ikigai

Ikigai được hình thành từ sự giao thoa của bốn yếu tố cốt lõi, giúp con người tìm ra ý nghĩa và động lực trong cuộc sống. Mỗi yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc định hình mục tiêu cá nhân và có thể áp dụng đối với một nhóm hay một tổ chức. Bốn trụ cột này gồm:

4 tru cot cua Ikigai

Điều bạn yêu thích (Passion): Đây là yếu tố liên quan đến những gì mang lại niềm đam mê và cảm hứng cho bạn. Trong bối cảnh doanh nghiệp, điều này có thể là những lĩnh vực, dự án hoặc mục tiêu mà bạn và đội ngũ cảm thấy say mê theo đuổi.

Ví dụ: Một nhà sáng lập doanh nghiệp có niềm đam mê với công nghệ giáo dục, anh ấy/cô ấy yêu thích việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để giúp học sinh học tập hiệu quả hơn. Niềm đam mê này được thể hiện qua việc phát triển các ứng dụng học tập, nền tảng học trực tuyến, hoặc các sản phẩm giúp giáo viên và học sinh tương tác dễ dàng hơn…

Điều mà thế giới cần (Mission): Đây là việc bạn có thể đóng góp điều gì cho xã hội hoặc cộng đồng. Đối với doanh nghiệp, sứ mệnh này chính là việc đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại giá trị cho khách hàng, và tạo ảnh hưởng tích cực đến xã hội.

Ví dụ: Một công ty khởi nghiệp về năng lượng tái tạo nhận thấy rằng thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu. Nhu cầu toàn cầu về các giải pháp năng lượng sạch, bền vững ngày càng tăng cao. Sứ mệnh của họ là phát triển các giải pháp năng lượng tái tạo, như hệ thống điện mặt trời hoặc tuabin gió, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và bảo vệ môi trường. Bằng cách đáp ứng nhu cầu cấp bách này, công ty không chỉ đóng góp cho sự phát triển bền vững mà còn tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng và hành tinh.

Điều bạn có thể được trả công (Profession): Yếu tố này tập trung vào việc biến đam mê thành sự nghiệp hoặc công việc có thể mang lại thu nhập. Trong doanh nghiệp, nó là việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ/gói dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế bền vững.

Điều bạn giỏi (Vocation): Đây là tài năng, kỹ năng mà bạn sở hữu và phát triển. Yếu tố này giúp xây dựng năng lực cốt lõi, phát triển chuyên môn và cải thiện năng suất làm việc của cả cá nhân lẫn đội ngũ.

Ví dụ Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của MISA, ông có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong việc ứng dụng công nghệ số để tạo ra những giải pháp phần mềm tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán, tài chính và quản trị doanh nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của ông, MISA đã phát triển thành công các sản phẩm như MISA AMIS (nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện).

Nen tang quan tri doanh nghiep toan dien
Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện MISA AMIS

Dùng thử miễn phí

Khả năng xuất sắc của ông nằm ở việc hiểu sâu sắc nhu cầu của thị trường, đi đầu trong ứng dụng công nghệ số và phát triển các sản phẩm phục vụ quản trị doanh nghiệp, không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình mà còn đóng góp vào sự chuyển đổi số của Việt Nam. Điều này giúp MISA khẳng định vị trí hàng đầu trong ngành công nghệ phần mềm và nhận được sự tin tưởng của khách hàng.

Khi bốn yếu tố này hòa quyện, chúng tạo ra Ikigai – lý do sống và làm việc với mục tiêu rõ ràng. Trong doanh nghiệp, áp dụng Ikigai giúp tạo ra động lực mạnh mẽ, tăng cường sự gắn kết giữa giá trị cá nhân và mục tiêu chung của tổ chức, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài.

3. Bảng câu hỏi giúp nhà quản trị/ doanh nghiệp tìm ra Ikigai của mình

Yếu tố Câu hỏi
Điều bạn yêu thích (Passion) – Những công việc hoặc lĩnh vực nào khiến bạn cảm thấy hứng thú và say mê khi thực hiện?

– Điều gì trong công việc hoặc cuộc sống khiến bạn có động lực làm việc mỗi ngày?

– Bạn có sở thích hoặc niềm đam mê nào mà bạn muốn biến thành một phần của công việc không?

Điều mà thế giới cần (Mission) – Sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà doanh nghiệp của bạn cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội?

– Xã hội, khách hàng hoặc cộng đồng đang cần giải pháp nào mà bạn có thể cung cấp?

– Doanh nghiệp của bạn có đóng góp gì cho sự phát triển cộng đồng và xã hội?

Điều bạn có thể được trả công (Profession) – Công việc hoặc lĩnh vực nào mà bạn có thể kiếm được thu nhập từ đó?

– Khách hàng sẵn sàng trả tiền cho những dịch vụ hay sản phẩm nào của bạn?

– Những kỹ năng hoặc dịch vụ nào của bạn có thể chuyển đổi thành giá trị tài chính?

Điều bạn giỏi (Vocation) – Bạn có những kỹ năng hoặc năng lực nào nổi trội so với người khác?

– Những lĩnh vực nào bạn cảm thấy tự tin nhất khi làm việc?

– Bạn đã nhận được sự công nhận nào cho những khả năng hoặc tài năng của mình chưa?

4. Ứng dụng Ikigai trong quản trị và điều hành doanh nghiệp

Ung dung Ikigai trong quan tri dieu hanh doanh nghiep

Tìm kiếm đam mê trong công việc (Passion)

Sự đam mê chính là động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn. Đối với doanh nghiệp, niềm đam mê bắt nguồn từ các giá trị cốt lõi, tầm nhìn và động lực nội tại thúc đẩy sự tồn tại của doanh nghiệp vượt ra ngoài lợi nhuận. Đó là việc xác định doanh nghiệp đại diện cho điều gì, cam kết của doanh nghiệp đối với một số mục đích hoặc lý tưởng nhất định. Niềm đam mê này là mạch máu tiếp thêm sinh lực cho nhân viên, thu hút khách hàng và tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp trên thị trường.

Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp (Mission)

Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời là giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho xã hội. Doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng sứ mệnh của mình và truyền tải giá trị này đến tất cả các bên liên quan. Khi sứ mệnh của doanh nghiệp hòa hợp với giá trị cá nhân của nhân viên, họ sẽ cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa, từ đó tăng cường tinh thần làm việc và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Phát triển chuyên môn và kỹ năng (Vocation)

Phát triển chuyên môn và kỹ năng là việc hiểu được doanh nghiệp mình xuất sắc ở điểm nào, còn cần cải thiện điểm nào. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tập trung đào tạo và phát triển nhân viên, giúp họ liên tục học hỏi và nâng cao kỹ năng đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời cuộc.

Tải ngay miễn phí Ebook Chuyển đổi số SMES – Hướng dẫn chi tiết và chiến lược thành công

Kết hợp đam mê và lợi ích kinh doanh (Profession)

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa đam mê của cá nhân và lợi ích kinh doanh là yếu tố quan trọng để đạt được sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần cân bằng các mục tiêu tài chính với các yếu tố khác của Ikigai để đảm bảo doanh nghiệp lành mạnh về mặt tài chính trong khi vẫn trung thành với mục đích và giá trị của mình.

5. Các bước thực hiện Ikigai cho doanh nghiệp

Việc triển khai Ikigai cho doanh nghiệp có thể được chia thành 5 gai đoạn:

cac buoc thuc hien ikigai cho doanh nghiep

Bước 1: Hiểu Ikigai của doanh nghiệp

Giai đoạn đầu tiên hướng tới việc triển khai Ikigai trong một doanh nghiệp bao gồm hiểu sâu sắc bốn yếu tố cốt lõi. Việc tìm Ikigai của doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình đánh giá kỹ lưỡng, thu hút nhiều bên liên quan trong và ngoài tổ chức. Sự hiểu biết này đòi hỏi sự tự vấn và đối thoại giữa tất cả các cấp trong tổ chức, từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên cấp đầu vào. 

Doanh nghiệp có thể thực hiện các hội thảo, khảo sát, mở các cuộc đối thoại để nắm bắt các quan điểm đa dạng, sử dụng các công cụ như phân tích SWOT, khảo sát nhân viên, phản hồi của khách hàng và nghiên cứu thị trường…để nắm bắt được cái nhìn toàn diện về điểm mạnh, niềm đam mê, cơ hội thị trường và đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp mình. 

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ikigai của doanh nghiệp có thể rất gần với Ikigai của nhà sáng lập, ban lãnh đạo và đội ngũ quản lý điều hành doanh nghiệp. 

Bước 2: Diễn đạt tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng

Giai đoạn tiếp theo trong việc triển khai Ikigai của doanh nghiệp là việc diễn đạt tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, phù hợp với Ikigai của doanh nghiệp và xây dựng các câu chuyện kết nối các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp với mục đích rộng hơn của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc tinh chỉnh mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp để phản ánh sự cân bằng giữa đam mê, nhu cầu của thế giới, năng lực của tổ chức và các con đường hướng đến doanh thu bền vững. 

Bước 3: Điều chỉnh chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp theo Ikigai

Với tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, giai đoạn tiếp theo là điều chỉnh chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp theo Ikigai của doanh nghiệp. Sự điều chỉnh này rất quan trọng để đảm bảo rằng việc theo đuổi Ikigai không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà là một hướng dẫn thực tế cho việc ra quyết định và phát triển chiến lược. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, tích hợp các nguyên tắc Ikigai vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ phát triển sản phẩm và tiếp thị đến các hoạt động của HR và sự tham gia của khách hàng…

Bước 4: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên Ikigai 

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân nhân tài. Doanh nghiệp có thể xây dựng văn hóa dựa trên triết lý Ikigai nơi nhân viên cảm thấy có động lực làm việc, đam mê được phát huy, sứ mệnh của doanh nghiệp rõ ràng, và chuyên môn liên tục được cải thiện. Văn hóa ikigai thúc đẩy sự gắn kết, sáng tạo và trao quyền cho nhân viên đóng góp công sức tốt nhất của họ. Văn hóa này sẽ tạo nên môi trường làm việc tích cực, bền vững và mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội.

[MISA tặng bạn eBook] Tái tạo văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI

Nhà lãnh đạo nên làm gương về các hành vi và thái độ phản ánh Ikigai của doanh nghiệp, thúc đẩy một môi trường mà giao tiếp cởi mở, hợp tác và học tập liên tục được coi trọng, khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định và phát triển sáng kiến. 

Bước 5: Giám sát, đánh giá và điều chỉnh

Triển khai Ikigai của doanh nghiệp là một quá trình liên tục, do đó giai đoạn cuối cùng là việc giám sát, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên. Doanh nghiệp nên phát triển các số liệu và chỉ số đo lường được cả các khía cạnh hữu hình và vô hình của các tác động đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Chúng có thể bao gồm các số liệu tài chính truyền thống, cũng như các chỉ số về sự hài lòng của nhân viên, lòng trung thành của khách hàng, tác động xã hội và môi trường và sự đổi mới…

Việc thường xuyên xem xét các chỉ số này giúp doanh nghiệp hiểu được tiến trình hướng tới Ikigai của mình, xác định các lĩnh vực thành công và cơ hội cải thiện. 

6. Một số cuốn sách nổi tiếng về Ikigai

sach - ikigai
Một số cuốn sách nổi tiếng về Ikigai. Nguồn ảnh: interet

Ikigai: The Japanese Secret to a Long and Happy Life của Héctor García và Francesc Miralles 

Cuốn sách khám phá triết lý Ikigai – “lý do để sống” – dựa trên văn hóa Nhật Bản, đặc biệt từ lối sống của người dân Okinawa, nơi có tuổi thọ cao nhất thế giới. Cuốn sách nhấn mạnh sự cân bằng giữa đam mê, sứ mệnh, nghề nghiệp và nhu cầu xã hội. Ikigai giúp mỗi người tìm ra mục đích sống của mình, từ đó sống vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Ikigai for Leaders and Organisations của Frank Brueck

Cuốn sách cung cấp nhiều phương pháp để lãnh đạo có thể tích hợp Ikigai vào các chiến lược của mình. Bằng cách tập trung vào mục tiêu và ý nghĩa, thay vì chỉ theo đuổi lợi nhuận, doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang những cách tiếp cận giải quyết nhu cầu của các bên liên quan, bao gồm nhân viên, khách hàng và môi trường… Điều này giúp tăng cường gắn kết nhân viên, nâng cao lòng trung thành, và thúc đẩy các hoạt động bền vững cho doanh nghiệp.

The Little Book of Ikigai  của Ken Mogi

Một hướng dẫn thực tế và dễ hiểu về cách áp dụng Ikigai trong cuộc sống hàng ngày.  Tác giả khuyến khích độc giả tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ qua mục tiêu lớn mà còn từ những điều nhỏ bé.

7. Kết luận

Khi các doanh nghiệp ngày càng tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong hoạt động của mình, khái niệm Ikigai mở ra một con đường đầy hứa hẹn phía trước. Ứng dụng triết lý IKIGAI trong quản trị doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất mà còn mang lại sự hài lòng và động lực cho nhân viên. Bằng cách cân bằng giữa đam mê cá nhân, sứ mệnh doanh nghiệp, phát triển chuyên môn và lợi nhuận, doanh nghiệp có thể tạo ra một mô hình phát triển bền vững và đạt được sự tăng trưởng dài hạn.

Hành trình hướng tới Ikigai của doanh nghiệp đầy thử thách, đòi hỏi cam kết sâu sắc trong việc khám phá, học hỏi và phát triển. Bằng cách nắm bắt hành trình này, các doanh nghiệp có thể khai phá những tiềm năng mới, đổi mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế giới và tạo ra di sản có tác động tích cực vượt qua nhiều thế hệ. 

Xem thêm:

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả