Trong quá trình tuyển dụng, việc hình thành một hội đồng tuyển dụng chuyên nghiệp là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp chọn lựa được những ứng viên phù hợp nhất. Tuy nhiên, hội đồng tuyển dụng gồm những ai và vai trò của từng thành viên là gì? Cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau:
TẢI MIỄN PHÍ – MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Hội đồng tuyển dụng công chức
1.1 Hội đồng tuyển dụng công chức có bao nhiêu thành viên?
Tuyển dụng công chức là một quy trình đặc thù với yêu cầu cao về tính minh bạch, khách quan và công bằng. Để đảm bảo đạt được những tiêu chí này, việc hình thành một hội đồng tuyển dụng chuyên nghiệp và đáng tin cậy là vô cùng quan trọng. Vậy hội đồng tuyển dụng công chức có bao nhiêu thành viên? Vai trò của mỗi thành viên là gì?
Cụ thể hội đồng tuyển dụng công chức sẽ bao gồm 4 thành viên:
- Chủ tịch hội đồng
- Phó chủ tịch Hội đồng;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng tuyển dụng;
- Các uỷ viên khác ( được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định)
Theo nghị định Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức. Theo đó, hội đồng tuyển dụng có thể gồm 5 hoặc 7 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tuyển dụng
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng: Là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
- Các uỷ viên khác: Là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng của cơ quan có thể thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
- Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
1.2 Ai không được làm thành viên Hội đồng tuyển dụng công chức?
Trong quá trình tuyển dụng công chức, sự minh bạch, công bằng và khách quan luôn là những tiêu chí hàng đầu. Để đảm bảo những yếu tố này, không phải ai cũng có thể tham gia vào hội đồng tuyển dụng. Vậy ai không được làm thành viên của hội đồng tuyển dụng công chức? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Người có quan hệ thân thích với ứng viên
Nhằm đảm bảo tính khách quan trong tuyển dụng, người có quan hệ thân thích với ứng viên không được tham gia vào hội đồng tuyển dụng. Quan hệ thân thích ở đây bao gồm:
- Cha mẹ, vợ/chồng, con cái của ứng viên.
- Anh chị em ruột, anh chị em vợ/chồng của ứng viên.
- Bà con họ hàng trong vòng ba đời.
Việc loại trừ những người có quan hệ thân thích khỏi hội đồng tuyển dụng giúp đảm bảo tính khách quan và tránh tình trạng thiên vị, xung đột lợi ích trong quá trình đánh giá và ra quyết định.
Ngoài ra, hội đồng tuyển dụng sẽ không bao gồm những thành viên thuộc đối tượng sau:
- Người đã vi phạm pháp luật hoặc từng bị xử lý kỷ luật
- Người chưa đủ kinh nghiệm hoặc năng lực chuyên môn
- Người có xung đột lợi ích, không đảm bảo tính minh bạch và công bằng
- Người không sắp xếp được thời gian và cam kết
Nếu bạn đang tìm kiếm và có nhu cầu mua phần mềm tuyển dụng thông minh, dễ sử dụng, hãy tìm hiểu ngay tính năng phần mềm quản lý tuyển dụng:
1.3 Nhiệm vụ Hội đồng tuyển dụng công chức là gì?
Dựa trên khoản 2 Điều 7 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, Hội đồng tuyển dụng công chức hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo ý kiến đa số. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng công chức được quy định như sau:
Như vậy, trong quá trình tuyển dụng công chức, Hội đồng tuyển dụng công chức có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Thành lập các bộ phận hỗ trợ tuyển dụng, bao gồm:
-
- Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển,
- Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi,
- Ban chấm phúc khảo (nếu có),
- Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức phỏng vấn tại vòng 2,
- Tổ Thư ký hỗ trợ (nếu cần thiết);
- Tổ chức thu và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, và chấm phúc khảo theo quy chế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền để quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
- Giải quyết các khiếu nại và tố cáo.
1.4 Các căn cứ tuyển dụng công chức
Số lượng tuyển dụng công chức biên chế do cơ quan có thẩm quyền giao và số lượng biên chế chưa được sử dụng tại cơ quan sử dụng công chức;
- Số lượng biên chế cần tuyển cho từng vị trí việc làm;
- Số lượng vị trí việc làm dành cho người dân tộc thiểu số (nếu có), bao gồm chỉ tiêu và cơ cấu dân tộc cụ thể cần tuyển;
- Số lượng vị trí việc làm áp dụng hình thức xét tuyển (nếu có) cho các nhóm đối tượng như: Người cam kết làm việc từ 05 năm trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người học theo chế độ cử tuyển theo Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại địa phương nơi được cử đi học; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và nhà khoa học trẻ tài năng;
- Tiêu chuẩn và điều kiện đăng ký dự tuyển cho từng vị trí việc làm;
- Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Các nội dung khác (nếu có).
2. Hội đồng tuyển dụng viên chức
2.1 Hội đồng tuyển dụng viên chức gồm những ai
Quy định thành phần hội đồng tuyển dụng viên chức, được quy định theo Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP
– Trong trường hợp, đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng, hội đồng tuyển dụng viên chức có thể gồm 05 hoặc 07 thành viên:
- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Trường hợp không bố trí được Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
- Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
– Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có); Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2;
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
- Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
– Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
2.2 Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Khi tuyển dụng viên chức, có các đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
2.3 Quy định về Hội đồng tuyển dụng viên chức mới nhất
Quy định về Hội đồng tuyển dụng viên chức mới nhất
(i) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng: Là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các ủy viên khác: Là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Trường hợp không bố trí được Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng theo quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định.
(ii) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
– Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
– Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
Trường hợp tuyển dụng viên chức vào làm việc tại nhiều đơn vị sự nghiệp công lập thì số lượng thành viên (số lẻ) và thành phần Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
(iii) Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Căn cứ vào hình thức tuyển dụng và yêu cầu công việc quyết định việc thành lập bộ phận giúp việc phù hợp trong số các bộ phận sau: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch (đối với trường hợp tổ chức thực hiện vấn đáp hoặc thực hành tại vòng 2). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
- Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
(iv) Không bố trí những người có quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột của người dự tuyển; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật; những người đã bị xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
2.4 Ai có thẩm quyền tuyển dụng viên chức
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện
3. Hội đồng tuyển dụng trong doanh nghiệp
Tuyển dụng luôn đóng vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Để tăng tính hiệu quả trong tuyển dụng và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần lập nhóm tuyển dụng. Với doanh nghiệp nhỏ, hội đồng tuyển dụng có thể gồm 2 người. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lớn thì sẽ cần nhiều bộ phận tham gia tuyển dụng. Những người có thể tham gia vào hội đồng tuyển dụng tại doanh nghiệp đó là:
- Quản lý tuyển dụng
- Giám đốc nhân sự
- Trưởng phòng chuyên môn
- Trưởng nhóm và quản lý trực tiếp
- Quản lý dự án
- Hội đồng quản lý cấp cao
3.1 Quản lý tuyển dụng
Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, hội đồng tuyển dụng có thể chỉ cần một người quản lý tuyển dụng. Quản lý tuyển dụng sẽ đóng vai trò điều hành toàn bộ quy trình tuyển dụng với các bước cụ thể như:
- Sàng lọc hồ sơ ứng viên,
- Phỏng vấn ứng viên
- Ra quyết định tuyển dụng
Qua đó, quản lý tuyển dụng sẽ lựa chọn được ứng viên tiềm năng phù hợp với công việc và văn hóa công ty.
3.2 Giám đốc nhân sự
Giám đốc nhân sự là người tư vấn những vấn đề liên quan đến quyền lợi, chế độ, lương thưởng, đãi ngộ nhân sự. Quản lý nhân sự có thể tham gia tuyển dụng qua nhiều cách như hỗ trợ hành chính, đóng vai trò trung gian trong việc liên kết với ứng viên với bộ phận tuyển dụng để có quyết định, đàm phán hợp lý.
3.3 Trưởng phòng chuyên môn
Do trong doanh nghiệp có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban lại có chức năng chuyên môn khác nhau. Nhằm tuyển chọn được ứng viên có đủ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng công việc thì cần trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận đó cùng tham gia tuyển dụng.
Trưởng phòng chuyên môn sẽ giúp cuộc phỏng vấn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bởi họ nắm được những kỹ năng, kiến thức mà ứng viên cần có để làm việc hiệu quả và ra quyết định lựa chọn nhân sự hợp lý.
3.4 Trưởng nhóm, người quản lý trực tiếp
Nếu việc tuyển dụng nhân viên, hội đồng tuyển dụng có thể bao gồm trưởng nhóm (người sẽ quản lý nhân viên này) tham gia phỏng vấn, tuyển dụng.
Trưởng nhóm có thể nắm được những kiến thức, trách nhiệm công việc, kỹ năng liên quan, tiềm năng hay khả năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Họ cũng là những người có thể đánh giá được chính xác về ứng viên. Qua đó giúp ích rất lớn cho quá trình tuyển dụng để đạt hiệu quả cao.
3.5 Quản lý dự án
Nếu công ty đang cần tuyển nhân sự cho dự án sắp tới thì trong hội đồng tuyển dụng nên có sự tham gia quản lý dự án này. Bởi quản lý dự án sẽ là người hiểu rõ vị trí cần tuyển cần tố chất nào cũng như những yêu cầu cụ thể để ứng viên có thể làm việc được.
4. Quản lý hoạt động tuyển dụng dễ dàng với MISA AMIS tuyển dụng
Phần mềm MISA AMIS tuyển dụng hỗ trợ quản lý hoạt động tuyển dụng, tối ưu các công việc liên quan tới tuyển dụng, báo cáo trực quan trong doanh nghiệp hiệu quả.
- Hỗ trợ kết nối nhiều nền tảng tìm việc, đăng tin tuyển dụng đa kênh nhanh chóng chỉ với 1 click.
- Tổng hợp CV ứng viên tự động từ các nguồn, báo cáo hiệu quả tuyển dụng theo kênh trực quan.
- Nâng cao uy tín thương hiệu tuyển dụng với website miễn phí
- Tự động gửi email phỏng vấn tới ứng viên
- Dễ dàng tạo được những báo cáo tình hình tuyển dụng theo nhiều tiêu chí: Kết quả tuyển dụng, tỷ lệ chuyển đổi, nguồn ứng viên, chi phí tuyển dụng, ứng viên theo thời gian, ứng viên bị loại…
- Khai thác tối đa hiệu quả chiến dịch tuyển dụng với kho ứng viên tiềm năng (Talent Pool)
Trên đây là bài viết Hội đồng tuyển dụng gồm những ai? Những ai có quyền tham gia và ra quyết định tuyển dụng, hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức và doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.