Hướng dẫn nộp thuế điện tử mới nhất 2024

03/07/2024
46

Dịch vụ Nộp thuế điện tử của Tổng cục Thuế cho phép người nộp thuế lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và nhận xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời từ Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, đơn vị vẫn gặp khó khăn và chưa nắm rõ cách thức nộp thuế đặc biệt là nộp thuế điện tử qua mạng như thế nào. Bài viết dưới đây AMIS MISA sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện nộp thuế qua mạng một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

1. Nộp thuế qua mạng là gì?

Nộp thuế điện tử qua mạng là dịch vụ công trực tuyến do cơ quan thuế cung cấp, cho phép người nộp thuế thực hiện việc nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước thông qua mạng internet. Dịch vụ này sử dụng cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và các hệ thống ngân hàng thương mại để hỗ trợ người nộp thuế.

2. Điều kiện nộp thuế qua mạng

Người nộp thuế có thể tự nguyện đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là tổ chức hoặc doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế / mã số doanh nghiệp và đang hoạt động.
  • Sở hữu chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cấp và chứng thư này còn hiệu lực.
  • Có kết nối Internet và địa chỉ email liên lạc ổn định với cơ quan thuế.
  • Đang thực hiện khai thuế điện tử trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
  • Có tài khoản tại các ngân hàng thương mại.

Hiện tại, để sử dụng dịch vụ, người nộp thuế cần có tài khoản tại một ngân hàng đã phối hợp với Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ và thuộc địa bàn quản lý của các cục thuế, chi cục thuế trên toàn quốc.

3. Đăng ký nộp thuế điện tử

Đăng ký nộp thuế điện tử là việc đầu tiên mà người nộp thuế cần phải thực hiện để triển khai nộp thuế điện tử qua mạng.

Để thực hiện đăng ký tài khoản, người nộp thuế cần thực hiện các bước sau:

Bước 1 : Đăng nhập tài khoản:

NNT thực hiện truy cập vào trang của cơ quan thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ , chọn mục “Doanh nghiệp”.

 Đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký “ MST-QL” => Điền “Mật khẩu” => Nhấn “Đăng nhập”.

nop-thue-dien-tu
Đăng nhập hệ thống thuế điện tử

Lưu ý: Trên trang thuế điện tử, NNT sẽ có 03 dạng tài khoản đăng nhập (TK chữ ký số – Token) nhưng đều cùng 01 mật khẩu:

  • MST: Loại tài khoản này chỉ được dùng để thực hiện nộp các loại tờ khai và không dùng để thực hiện nộp thuế.
  •  MST-NT: Loại tài khoản chỉ để nộp tiền thuế và không nộp được các loại tờ khai
  • MST-QL: Đây là loại tài khoản quản lý của cả 2 loại tài khoản trên. Tài khoản này đều có thể dùng để nộp các loại tờ khai và nộp tiền thuế.

Bước 2 : Sau khi thực hiện đăng nhập tài khoản, NNT Chọn “Quản lý thông tin” => “Thay đổi thông tin dịch vụ” => “Dịch vụ nộp thuế điện tử” => “Đăng ký bổ sung ngân hàng”.

nop-thue-dien-tu-
Đăng ký bổ sung ngân hàng

Bước 3 : Tiếp theo thực hiện chọn “Tên ngân hàng” => Tiếp tục

nop-thue-dien-tu
Chọn thông tin ngân hàng

 Điền các thông tin về tài khoản: Tên chủ tài khoản => Số tài khoản => Tiếp tục

nop-thue-dien-tu
Điền thông tin tài khoản ngân hàng

Bước 4 : Thực hiện kiểm tra lại các thông tin đã đăng ký, cắm chữ ký số và nhấn “Ký và gửi” => Điền mã Pin => “Chấp nhận” => Ký và gửi thành công.

nop-thue-dien-tu
Tờ khai đăng ký thay đổi bổ sung thông tin

Lưu ý: Hệ thống sẽ trả các kết quả khác nhau nếu:

  • Trong trường hợp NNT thực hiện đăng ký lần đầu, hệ thống hiển thị kết quả như sau: “Tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử (Mẫu 01/ĐK-TĐT theo Thông tư 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021)”.
  • Trong trường hợp NNT thay đổi, bổ sung thông tin, hệ thống hiển thị kết quả: “Tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử (Mẫu 02/ĐK-TĐT theo Thông tư 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021)”.

Bước 5 : Sau khi đã ký gửi thành công đến cơ quan thuế, NNT thực hiện in tờ khai, => Ký, đóng dấu và nộp trực tiếp tờ khai tới ngân hàng đã đăng ký mở tài khoản => Đợi kết quả

=> Nếu đăng ký mở tài khoản thành công số tài khoản sẽ hiện ra trong mục “Nộp Thuế”

=> Như vậy, NNT đã có thể thực hiện nộp thuế điện tử qua trang của Tổng cục Thuế.

4. Hướng dẫn kê khai nộp thuế điện tử chi tiết

Kể từ ngày 10/5/2023, Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã nâng cấp chức năng cho phép người nộp thuế tra lập Giấy nộp tiền vào NSNN theo mã định danh (ID) khoản phải nộp theo Công văn số 1483/TCT_KK ngày 24/04/2023. Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử có thể nộp theo mã định danh khoản phải nộp (ID) hoặc không có mã định danh khoản phải nộp (ID).

4.1 Đối với trường hợp nộp thuế đã có mã định danh khoản phải nộp (ID)

Đối với các doanh nghiệp đã có mã định danh khoản phải nộp (ID) có thể thực hiện nộp thuế theo 5 bước sau sau đây:

Bước 1: Đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn và chọn chức năng “ Nộp thuế”

Bước 2: NNT lựa chọn ngân hàng nộp thuế và lựa chọn truy vấn thông tin số thuế phải nộp.

Bước 3: NNT nhấn “ Truy vấn” – Hệ thống xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả.

Bước 4: NNT xem xet và tích chọn khoản thuế cần nộp

Bước 5: NNT chọn “Hoàn thành” để hệ thống hiển thị Giấy nộp tiền.

Xem chi tiết về Cách nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (ID) 

4.2 Đối với trường hợp nộp thuế chưa có mã định danh (ID)

Hiện tại có rất nhiều trường hợp các Doanh nghiệp mới thành lập chưa có mã định danh khoản phải nộp (ID) hoặc do mới nộp Tờ khai nên hệ thống thuế chưa tự sinh ra mã ID để NNT thực hiện nộp thuế theo mã định danh. Đối với các trường hợp trên, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp thuế theo các bước sau đây:

Bước 1 : Doanh nghiệp đăng nhập vào trang web thuedientu.gdt.gov.vn, đăng nhập vào hệ và chọn chức năng “Nộp thuế”, chọn tiếp “Lập giấy nộp tiền”.

Hệ thống hiển thị màn hình chọn ngân hàng nộp thuế và tra cứu thông tin số thuế phải nộp gồm các thông tin sau:

nop-thue-dien-tu
Lập giấy nộp tiền

Bước 2 : Thực hiện nhấn “Tạm nộp”, hệ thống hiển thị màn hình lập Giấy nộp tiền tạm nộp
Chọn loại thuế cần nộp:

  • “Tạm nộp thuế TNDN/ Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ”.
  • “Các loại thuế khác”.
nop-thue-dien-tu
Nội dung trên giấy nộp tiền

Bước 3 : Doanh nghiệp nhập thông tin nội dung khoản nộp ngân sách

  •  Trường hợp Doanh nghiệp chọn nút tích “ “Tạm nộp thuế TNDN/ Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ” thì Doanh nghiệp sẽ chỉ được chọn các nội dung kinh tế ( tiểu mục) về thuế TNDN hoặc Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ.
  • Trường hợp Doanh nghiệp chọn nút tích “Các loại thuế khác”, hệ thống yêu cầu Doanh nghiệp lựa chọn khoản phải nộp phát sinh từ TK hoặc Thông báo hoặc Quyết định.
nop-thue-dien-tu
Kỳ thuế nộp tiền

Chọn khoản nộp phát sinh từ “Tờ khai”: hệ thống thuế bắt buộc NNT phải chọn các tờ khai có trong danh mục tờ khai:

  • Chọn khoản nộp phát sinh từ “Số quyết định/Số thông báo”: hệ thống bắt buộc NNT phải nhập số Thông báo hoặc số quyết định vào cột Số quyết định/Số Thông báo. Trong trường hợp thông tin của NNT nhập trùng với thông tin mà hệ thống đã ghi nhận về số thuế phải nộp theo ID thì hệ thống hiển thị cảnh báo: “Khoản phải nộp của NNT đã được cấp ID, đề nghị NNT kiểm tra và nộp theo ID”. Lúc này, NNT phải thực hiện lập giấy nộp tiền theo mã định danh khoản phải nộp (ID).
nop-thue-dien-tu
Các loại mã nội dung kinh tế
  • Đối với trường hợp nộp các khoản thuế về sử dụng đất phi nông nghiệp: NNT nhập mã phi nông nghiệp vào cột Số tờ khai/Số quyết định /Số thông báo/Mã định danh hồ sơ (ID).

Bước 4 : NNT thực hiện chọn nút “Thanh toán” và kiểm tra lại các thông tin trên Giấy nộp tiền, xác nhận chuyển tiếp các bước ký và gửi Giấy nộp tiền đến ngân hàng . Trong trường hợp có sai sót, NNT chọn “Sửa lại” để quay lại Bước 1 và làm các bước tiếp theo như hướng dẫn trên.

5. Một số lỗi thường gặp khi nộp thuế điện tử

5.1 Lỗi không đăng nhập được vào hệ thống trang thuế điện tử

Việc không thể đăng nhập vào trang nộp thuế điện tử là một trong những sự cố kỹ thuật phổ biến nhất mà người dùng thường gặp phải khi thực hiện các giao dịch thuế trực tuyến. Cụ thể gồm các lỗi sau:

Trường hợp Lỗi chi tiết Cách xử lý
Trường hợp 1 Hệ thống báo tài khoản không tồn tại
  • Người dùng cần đảm bảo đã cài đặt phần mềm
  • JAVA ký điện tử và cài đặt Google Chrome Extension để tiến hành đăng ký tài khoản nộp thuế.
  •     –      Khi đã đăng ký tài khoản nhưng khi đăng nhập người nộp thuế thấy thông báo “tài khoản không tồn tại”. Lỗi này có thể do khu vực công ty của người nộp thuế chưa áp dụng hệ thống eTax nên dữ liệu của doanh nghiệp chưa được chuyển tới hệ thống của Tổng cục Thuế trên trang điện tử. Người nộp thuế sẽ được thông báo của cơ quan thuế về thời gian khu vực của bạn được chuyển sang hệ thống thuế điện tử eTax.
Trường hợp 2 Hệ thống báo sai mật khẩu Người dùng cần làm đó là kiểm tra mật khẩu bạn nhập đã đúng chưa. Nếu đúng với mật khẩu bạn khởi tạo nhưng không đăng nhập được thì bạn có thể sử dụng chức năng “lấy lại mật khẩu”  phía dưới phần đăng nhập:
  • Click vào phần “lấy lại mật khẩu” nhận mã qua email và nhập mã vào phần yêu cầu
  • Tạo mật khẩu mới. Mật khẩu cần bao gồm các phần tử: chữ in hoa(A), chữ in thường(a), ký tự đặc biệt(@), số. Ví dụ như: Aa@13456789
  • Sau khi tạo lại mật khẩu người nộp thuế đăng 
  • nhập bấm Ctrl + F5 và nhập mã số thuế dưới dạng “0123456789-ql”, tiếp theo là mật khẩu mới, bấm đăng nhập.
  • Tiếp đó thực hiện các thao tác kê khai, nộp thuế bình thường.
Trường hợp 3 Mã xác thực không chính xác

Sau khi nhập tên đăng nhập và mật khẩu, người dùng cần chú ý điền đúng mã xác nhận. Mã xác nhận này bao gồm các ký tự số và chữ viết hoa. Trong trường hợp không thể đăng nhập để nộp thuế do điền sai mã xác nhận, người dùng cần làm mới trang và nhập lại chính xác mã xác nhận.

5.2 Lỗi không tìm thấy thiết bị chứng thư số

Nguyên nhân: Máy tính chưa kết nối với chữ ký số

Cách xử lý: Kết nối lại chữ ký số, rút ra cắm lại USB Token, trường hợp có nhiều USB Token thì thực hiện rút các Token không cần thiết ra.

5.3 Lỗi sai thông tin dẫn đến nộp thuế điện tử không được

Lỗi này thường xảy ra do kế toán đăng ký nhầm ngân hàng hoặc nhập sai thông tin đăng ký của doanh nghiệp:

Trường hợp đăng ký nhầm ngân hàng, kế toán có thể đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để hủy đề nghị đăng ký. Như vậy, chi nhánh ngân hàng mà bạn đã đăng ký nhầm sẽ có căn cứ để từ chối việc đăng ký nộp thuế.

Trường hợp kế toán nhập sai thông tin doanh nghiệp, kế toán cần liên hệ trực tiếp với chi nhánh ngân hàng đó để nhận được hỗ trợ hủy đăng ký.

5.4 Lỗi “Xử lý chứng từ không thành công tại ngân hàng” khi tiến hành nộp thuế điện tử

Lỗi này thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Do mã cơ quan thuế không hợp lệ. Trong trường hợp này, kế toán cần liên hệ trực tiếp cơ quan thuế để xác nhận lại mã cơ quan thuế và tiến hành lập lại giấy nộp tiền.
  • Số dư tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp không đủ hạn mức tối thiểu Ngân hàng quy định hoặc số dư tài khoản của doanh nghiệp không đủ. Đối với trường hợp này kế toán cần tiến hành chuyển tiền vào tài khoản dùng để trích nợ. Đảm bảo đủ điều kiện về hạn mức tối thiểu sau khi trừ số tiền thuế mới “Nộp thuế thành công”.

Trên đây là các bước hướng dẫn chi tiết từ bước đăng ký ban đầu cho đến việc tra cứu kết quả sau khi nộp thành công. MISA hi vọng với bài viết trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể nộp thuế đúng thời hạn và đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

Để tối ưu hóa và giúp quản lý các công việc kế toán một cách hiệu quả, phần mềm kế toán MISA AMIS là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các kế toán viên. Với những tính năng về phân tích tài chính, quản lý công nợ, hàng hóa… và các nghiệp vụ liên quan đến thuế sẽ giúp cho doanh nghiệp nói chung và các kế toán viên nói riêng quản lý chính xác-hiểu quả đối với tình hình hoạt động của công ty. Cụ thể một số tinh năng tiêu biểu sau:

  • Hỗ trợ lập tờ khai thuế theo biểu mẫu hiện hành.
  • Lập báo cáo bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra
  • Tự động quyết toán thuế TNDN
  • Phân tích báo cáo tài chính


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả