Mỗi ngày, khách hàng tiếp xúc với hàng trăm thương hiệu, nhưng chỉ có thể tiếp nhận và ghi nhớ được một vài thương hiệu. Chính vì vậy bài toán xây dựng thương hiệu được các doanh nghiệp chú trọng hơn bao giờ. Một trong những hình thức để xây dựng và phát triển thương hiệu được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiệu quả là Co-Branding.
Vậy Co-Branding là gì và có những loại hình nào, hãy tìm hiểu ngay sau đây.
1. Co-Branding là gì?
Co-Branding là chiến lược kết hợp hai hoặc nhiều thương hiệu vào cùng một sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến dịch marketing. Việc hợp tác này mang lại lợi ích cho các thương hiệu bằng cách tận dụng những thế mạnh riêng của mỗi bên để gia tăng nhận diện, mở rộng thị trường và tạo ra giá trị mới cho khách hàng.
Khả năng khai thác Co-Branding phụ thuộc vào hiểu biết của khách hàng về thương hiệu hợp tác và mức độ tương đồng, khả năng chuyển giao giữa đặc điểm của yếu tố liên kết thương hiệu.
2. Lợi ích của Co-branding
2.1. Tăng nhận diện thương hiệu
Không chỉ tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của thương hiệu mình, trong chiến lược co-branding, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận thêm những khách hàng mới đến từ thương hiệu hợp tác, từ đó tăng đáng kể được độ nhận diện.
2.2. Mở rộng thị trường
Các doanh nghiệp có thể xâm nhập thị trường mới thông qua mạng lưới phân phối của đối tác.
2.3. Tăng doanh thu
Những sản phẩm được kết hợp từ 2 thương hiệu có sự độc đáo, mới mẻ cả về tính năng và ngoại hình hơn hẳn so với những sản phẩm thuần từ 1 thương hiệu, gây sự tò mò thu hút nhiều khách hàng mua, dùng thử.
2.4. Nâng cao giá trị thương hiệu
Việc nhắc đến một liên kết thứ cấp uy tín khác mà khách hàng tin tưởng cũng giúp sự uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp gia tăng theo chiều hướng tích cực.
2.5 Tiết kiệm chi phí
Chia sẻ chi phí marketing và phát triển sản phẩm.
3. Các hình thức Co-Branding
Co-Branding có nhiều hình thức, đòi hỏi các doanh nghiệp cân nhắc để lựa chọn loại hình phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và nguồn lực. Các hình thức Co-Branding có thể được doanh nghiệp sử dụng:
3.1. Hợp tác sản phẩm
Co-branding hợp tác sản phẩm là chiến lược liên kết giữa hai hoặc nhiều thương hiệu để cùng phát triển và tung ra thị trường một sản phẩm mới. Sản phẩm hợp tác này sẽ kết hợp những điểm mạnh và đặc trưng, giá trị từ những thương hiệu tham gia.
Nhiều thương hiệu lớn đã sử dụng phương thức co-branding này, có thể kể đến Nike x Apple. Hai thương hiệu về đồ thể thao và đồ điện tử tưởng chừng không liên quan nhưng lại bắt tay tạo ra một sản phẩm được chú ý lớn.
Nike và Apple đã hợp tác phát triển đồng hồ thông minh Apple Watch tích hợp ứng dụng Nike Run Club, đồng thời thiết kế dây đeo đồng hồ bằng các vật liệu có sẵn để giảm thiểu rác thải.
3.2. Hợp tác marketing
Co-branding hợp tác marketing là chiến lược liên kết giữa hai hoặc nhiều thương hiệu để cùng thực hiện các hoạt động marketing nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác phù hợp cần cân nhắc để có thể xây dựng chiến dịch sáng tạo và hiệu quả là yếu tố quan trọng để thành công.
Uber và Spotify đã từng hợp tác để mang đến trải nghiệm âm nhạc cho khách hàng
Hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc trong di chuyển, Uber đã bắt tay hợp tác với Spotify, nền tảng nghe nhạc trực tuyến hàng đầu, để mang đến cho khách hàng trải nghiệm âm nhạc cá nhân hóa trong mỗi chuyến đi.
Chiến dịch “Soundtrack for Your Ride” (Nhạc nền cho chuyến đi của bạn) với thông điệp là “Your Ride, Your Music” cho phép khách hàng kết nối tài khoản Spotify của họ với ứng dụng Uber.Từ đó, họ có thể thoải mái lựa chọn bất kỳ bài hát hay danh sách phát nào yêu thích để thưởng thức trong suốt hành trình.
Sự hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai thương hiệu, khi Uber tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như tăng số lượng người dùng đăng ký, Spotify mở rộng thị trường, tặng số lượng người dùng. Cả hai bên cũng đã tiết kiệm được chi phí marketing.
3.3. Chứng thực thương hiệu
Co-branding chứng thực thương hiệu là chiến lược hợp tác giữa hai hoặc nhiều thương hiệu, trong đó một thương hiệu nổi tiếng (thương hiệu chứng thực) cho phép sử dụng tên, logo hoặc hình ảnh của mình trên sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu khác (thương hiệu được chứng thực).
Dell và Intel được xem là ví dụ điển hình về chiến dịch hợp tác thương hiệu trong lịch sử ngành công nghệ.
Cả hai thương hiệu đều hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Trong khi Dell cung cấp các sản phẩm thiết bị vi tính thì Intel lại đi đầu trong lĩnh vực sản xuất chip vi xử lý CPU.
Dell và Intel bắt đầu hợp tác từ rất sớm, trước khi cả hai trở nên nổi tiếng toàn cầu.
Sản phẩm đầu tiên của chiến lược hợp tác này là máy tính để bàn “the Turbo PC” ra mắt vào năm 1985.
Cái bắt tay của hai thương hiệu đã mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp họ cùng nâng cao uy tín thương hiệu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Dell có thể ra mắt những sản phẩm ổn định với hiệu năng cao, còn Intel thì giảm thiểu sự cạnh tranh từ đối thủ, có lượng khách hàng ổn định lâu dài.
3.4. Sự kiện đồng thương hiệu
Co-branding sự kiện đồng thương hiệu là chiến lược hợp tác giữa hai hoặc nhiều thương hiệu để cùng tổ chức một sự kiện chung. Trong chiến lược này, các thương hiệu sẽ cùng nhau lên kế hoạch, thực hiện và tài trợ cho sự kiện, cũng như chia sẻ các nguồn lực chung như nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và kênh truyền thông.
Điều này sẽ giúp sự kiện được tổ chức hiệu quả hơn, tạo ra sự khác biệt động đá so với những sự kiện thông thường để thu hút sự chú ý của khách hàng.
4. Lựa chọn thương hiệu Co-Branding
Lựa chọn thương hiệu cùng hợp tác là việc tối quan trọng trong chiến lược co-branding, đòi hỏi nhiều tiêu chí và thời gian thẩm định, Sau đây là những tiêu chí căn bản giúp doanh nghiệp xác định thương hiệu hợp tác:
4.1. Chiến lược thương hiệu (brand strategy)
Các doanh nghiệp nên xác định đường lối và chiến lược của đối tác ngay trong giai đoạn đầu tiên, tôn trọng những giá trị riêng của thương hiệu hợp tác. Điều này giúp các bên cũng hiểu rõ những điểm mạnh và hạn chế của nhau, tạo dựng những nguyên tắc hợp tác bền vững. Bên cạnh đó, các bên dễ dàng cùng thiết lập mục tiêu và lợi ích chung.
4.2. Định vị thương hiệu (brand positioning)
Trước khi bắt tay hợp tác, doanh nghiệp cần nghiên cứu xác định đối tác có định vị và phân khúc khách hàng tương đồng không. Tránh trường hợp đối tác quá khác biệt về định vị, làm thay đổi hình ảnh và định vị doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng theo hướng không mong muốn.
4.3. Văn hóa thương hiệu (brand culture)
Mỗi doanh nghiệp có một văn hóa riêng, là một phần nằm của việc định vị thương hiệu trong nội bộ, trước khi định vị ra ngoài thị trường. Văn hóa thương hiệu có thể bao gồm triết lý thương hiệu, tầm nhìn, cách ứng xử giao tiếp, làm việc, … nhằm nhất quán mọi hoạt động văn hóa, hướng với định vị riêng. Văn hóa thương hiệu của mỗi doanh nghiệp cần được cởi mở chia sẻ và thảo luận trước khi bắt đầu hợp tác để hạn chế những mâu thuẫn không đáng có trong quá trình làm việc chung.
Trước khi có thể chia sẻ và nhất quán được văn hóa với bên ngoài, cần thống nhất được văn hóa nội bộ trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tìm đến sự giúp đỡ của các phần mềm, ứng dụng giúp truyền thông nội bộ dễ dàng và nhanh chóng. Nổi bật có MISA AMIS Mạng xã hội, giúp giao tiếp, truyền thông chủ trương, chính sách kịp thời, nhất quán. Từ sự đồng nhất trong nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng mang văn hóa ra ngoài với các đối tác hơn.
Kết luận
Co-branding là chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, mở rộng thị trường và tăng doanh thu trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn đối tác hợp tác phù hợp để xây dựng chiến lược hợp tác hiệu quả.
Tham khảo công nghệ quản lý doanh nghiệp tối ưu, giúp thúc đẩy năng suất hiệu quả từ MISA AMIS. Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS, trong đó có Công ty Cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương, Đại học Công nghệ Đồng Nai, Công ty Cổ phần Công nghệ Novatek, Cao đẳng Dầu khí,.. và nhiều khách hàng khác.
Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS & MISA AMIS Văn phòng số tại đây: