Doanh nghiệp bạn đang ở đâu trong chu kỳ vòng đời phát triển?

04/08/2018
1842

Mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mang một đặc điểm cũng như những thử thách riêng mà các doanh nhân cần phải vượt qua. Và làm thế nào để thoát khỏi thời kỳ suy thoái trong chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm:
>> 4 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp đa chi nhánh
>> Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?
>> Nhận diện và loại bỏ 8 loại lãng phí trong quản trị doanh nghiệp 
>> Vai trò quản lý dòng tiền đối với các doanh nghiệp ở giai đoạn thành công
>> 6 lý do nên dùng phần mềm ERP để quản lý doanh nghiệp

chu-ky-vong-doi-phat-trien-cua-doanh-nghiep-1

GIAI ĐOẠN I: KHỞI NGHIỆP

Nhiệm vụ chính của các công ty trong giai đoạn này là có được khách hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo các hợp đồng đã ký. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp thường gặp phải các vấn đề:– Làm thế nào công ty có đủ lượng khách hàng, có khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đủ tốt để tồn tại?

– Liệu công ty có thể mở rộng từ một khách hàng chính hoặc quy trình sản xuất thử nghiệm để trở thành một cơ sở kinh doanh lớn hơn?

– Công ty có đủ tiềm lực tài chính để trang trải cho các nhu cầu cần thiết trong giai đoạn đầu thành lập hay không?

Cơ cấu công ty được tổ chức đơn giản – chủ sở hữu trực tiếp thực hiện mọi công việc và trực tiếp kiểm soát cấp dưới. Các hệ thống và kế hoạch chính thức tồn tại ở mức tối thiểu hoặc không có. Chiến lược của công ty đơn giản là để tồn tại. Các công ty trong giai đoạn này có thể là các nhà hàng mới mở hay các nhà máy chưa ổn định về sản xuất hay chất lượng sản phẩm.

Với những đặc trưng trên, doanh nghiệp ở giai đoạn khởi nghiệp chỉ cần sử dụng các phần mềm kế toán offline để thực hiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí, tính lương, hoàn thiện nghĩa vụ với cơ quan Thuế chứ không cần đến những phần mềm quản trị khác.

giai đoạn khởi nghiệp

GIAI ĐOẠN II: XÂY DỰNG

Bước sang giai đoạn này, công ty đã chứng minh có khả năng làm việc thực tế bằng việc có đủ khách hàng và các sản phẩm, dịch vụ đủ thoả mãn để duy trì khách hàng. Vấn đề của doanh nghiệp vì vậy chuyển từ sinh tồn sang vấn đề về mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí.

Các vấn đề chính được đặt ra cho những doanh nghiệp ở giai đoạn này là:

– Trong ngắn hạn liệu công ty có đạt được điểm hoà vốn và tích luỹ tài chính đủ chi trả các chi phí thay thế, sửa chữa tài sản không?

– Liệu ở mức tối thiểu, công ty có thể có được nguồn tài chính đủ để duy trì kinh doanh và tăng trưởng tài chính đến quy mô đủ lớn để đạt được hiệu quả kinh tế từ nguồn nhân lực và tài sản?

Cơ cấu tổ chức của công ty trong giai đoạn này vẫn đơn giản: công ty có thể có số lượng hạn chế nguồn nhân lực được kiểm soát bởi quản lý bán hàng hoặc trưởng nhóm. Không ai trong số họ có thể độc lập đưa ra các quyết định quan trọng mà chủ yếu là triển khai cụ thể các công việc của người chủ sở hữu. Mục đích chính vẫn là kiếm sống và chủ sở hữu vẫn đồng nghĩa với công ty.

Hệ thống quản lý của các doanh nghiệp ở giai đoạn này được phát triển ở mức tối thiểu nhưng bắt buộc phải có phần mềm kế toán để thực hiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí, tính lương, hoàn thiện nghĩa vụ với cơ quan Thuế. Một số công ty có thể sử dụng đến các file exel hoặc phần mềm quản lý nhân sự đơn giản khác để quản trị công ty. Các phần mềm này rời rạc với nhau, không có tính liên kết và không thể liên kết với nhau khi công ty đạt đến chu kỳ thành công ở giai đoạn III.

GIAI ĐOẠN III: PHÁT TRIỂN

Một quyết định mà chủ sở hữu phải lựa chọn trong giai đoạn này là có nên tận dụng khả năng hoạt động của công ty để mở rộng hay duy trì công ty ổn định có lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề chính trong giai đoạn này là cần sử dụng phương pháp, lựa chọn cách thức quản lý nào để phù hợp với sự phình to cả về quy mô nhân sự lẫn quy mô doanh thu của công ty.

giai đoạn phát triển

Giai đoạn thành công chia thành hai giai đoạn phụ, mà ở bài viết này sẽ đề cập đến chi tiết của giai đoạn phụ đầu tiên.

Giai đoạn phụ III-D: Người chủ sở hữu của những doanh nghiệp ở giai đoạn này thường tách biệt một phần hoặc hoàn toàn khỏi công ty để xây dựng chi nhánh/ công ty con hoặc theo đuổi những thói quen và những lợi ích bên ngoài trong khi duy trì công ty ít hay nhiều ở mức độ nguyên trạng.

Công ty đạt được sức mạnh thực sự về kinh tế có quy mô vừa đủ và mức độ thâm nhập thị trường của sản phẩm đủ đảm bảo cho sự thành công về kinh tế, và kiếm được lợi nhuận ở mức trung bình hoặc trên trung bình.

Về mặt tổ chức, công ty đã phát triển đủ lớn và đòi hỏi các nhà quản lý cần có năng lực nhưng không cần thiết phải là các nhà quản lý cấp cao, bởi vì tiềm năng phát triển của họ bị giới hạn bởi mục tiêu của tổ chức. Tiền vẫn là mục đích chính và vấn đề lo lắng nhất chính là tránh sự hạn chế tạo ra tiền mặt trong thời kỳ thành công làm ảnh hưởng đến khả năng chống đỡ của công ty trong những giai đoạn khó khăn.

Bộ máy quản lý cơ bản về tài chính, marketing và sản xuất đã có. Nhưng một vấn đề nảy sinh là công ty và người quản lý ngày càng gia tăng sự tách biệt bởi sự khác biệt về địa lý của công ty mẹ với công ty con và tổng công ty với các công ty con khác.

Giải pháp cho các công ty ở giai đoạn này là sử dụng một phần mềm quản lý hợp nhất cả chiều ngang lẫn chiều dọc; tức là kết nối được các bộ phận trong công ty được với nhau và kết nối được cả dữ liệu của các chi nhánh với công ty mẹ. Điều này, là nhiệm vụ bất khả thi đối với các phần mềm kế toán cũ mà doanh nghiệp đã sử dụng trong giai đoạn II – Kiếm sống.

Việc sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất này sẽ giúp người đứng đầu doanh nghiệp kiểm soát mọi thông tin về doanh thu, chi phí, nhân sự, marketing, khách hàng mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet. Từ đó ra các quyết định kịp thời, phù hợp với những thay đổi của môi trường để tiếp tục phát triển, tránh bị sáp nhập hoặc phá sản.

Có thể bạn quan tâm:
>> 4 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp đa chi nhánh
>> Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?
>> Nhận diện và loại bỏ 8 loại lãng phí trong quản trị doanh nghiệp 
>> Vai trò quản lý dòng tiền đối với các doanh nghiệp ở giai đoạn thành công
>> 6 lý do nên dùng phần mềm ERP để quản lý doanh nghiệp

 

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả