Phong cách lãnh đạo trao quyền: Bí quyết lãnh đạo hiệu quả

03/11/2023
1593

Phong cách lãnh đạo trao quyền là phong cách quản lý, giám sát công việc dựa trên sự tin tưởng vào năng lực, trách nhiệm của đội ngũ. Phong cách này giúp người lãnh đạo nắm bắt, phát triển và phát triển văn hóa nơi làm việc. Bởi lẽ khi nhân sự được chủ động, tự quyết định, họ sẽ có thêm động lực phấn đấu để tỏa sáng.

phong cách lãnh đạo trao quyền
Tìm hiểu về ohong cách lãnh đạo trao quyền

I. Phong cách lãnh đạo trao quyền là gì?

Phong cách lãnh đạo trao quyền là chiến lược lãnh đạo ít tập trung vào quản lý trực tiếp hoặc quản lý vi mô mà cho phép nhân viên tự quản lý thông qua trao quyền. Điều này nghĩa là nhân viên có không gian và quyền đưa ra những quyết định quan trọng về cách họ làm việc mỗi ngày. 

“Những nhân viên cảm thấy tiếng nói của mình được lắng nghe sẽ có động lực thể hiện bản thân gấp 5 lần” – Salesforce

Trong mô hình này, người lãnh đạo trao nhiều quyền tự chủ hơn, tạo ra cảm giác trách nhiệm cao hơn khi nhân viên phải chấp nhận kết quả từ các hành động của mình, dù tích cực hay tiêu cực.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NĂM 2024 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN?

II. Chân dung của nhà lãnh đạo trao quyền

Đặc điểm Mô tả 
Ủy quyền và giao việc Người lãnh đạo vẫn phải biết cách giao nhiệm vụ đúng người, đúng thời điểm, ngay cả khi họ cho phép nhân viên tự đưa ra quyết định.

Người lãnh đạo cần đưa ra những chỉ dẫn ban đầu cho mọi người, đồng thời cho phép họ hoàn thành nhiệm vụ sự giám sát tối thiểu. Cách này giúp xây dựng niềm tin trong tập thể và mang lại kết quả tốt hơn.

Tính quyết đoán Người lãnh đạo trao quyền là người quyết đoán, có thể đưa ra các quyết định quan trọng một cách nhanh chóng. 
Khả năng truyền cảm hứng Các nhà lãnh đạo trao quyền truyền cảm hứng cho người khác thông qua hành động, hay còn được gọi là lãnh đạo bằng tấm gương. 

Ví dụ, nếu một nhà lãnh đạo mong đợi sự trung thực và kết quả chất lượng cao từ đội ngũ, họ cũng phải luôn cố gắng luôn trung thực với mọi người và cố gắng hết mình trong mọi dự án. 

Sự công nhận  Sự công nhận có vai trò quan trọng trong việc thiết lập niềm tin. Nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng bản thân hơn khi lãnh đạo, tổ chức ghi nhận đóng góp của mình.

Điều này giúp nhân viên đó cảm thấy tự tin, bớt căng thẳng để nâng cao chất lượng công việc. 

Giám sát phù hợp  Dù trao quyền quyết định cho nhân viên, người lãnh đạo vẫn phải có sự theo dõi, đánh giá kết quả định kỳ. Một số phương pháp quản lý phổ biến là họp giao ban hàng tuần/tháng, cập nhật tiến độ tự động trên phần mềm… 

Nếu bỏ qua bước giám sát, các công việc và dự án có thể bị chậm trễ vì nhân viên gặp khó khăn nhưng không có người hỗ trợ kịp thời. 

 Xem thêm: Phong cách lãnh đạo là gì? 10 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất

III. Ví dụ về những người lãnh đạo trao quyền thành công  

1. Bill Gates – Nhà sáng lập Microsoft 

Bill Gates nổi tiếng với việc trao quyền lãnh đạo cho đội ngũ nhân viên của mình. Ông đã xây dựng một môi trường làm việc mà ở đó nhân viên được khuyến khích đề xuất ý tưởng và đưa ra các quyết định đơn giản, tức thời. Điều này đã giúp Microsoft trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

ví dụ về lãnh đạo trao quyền thành công
Bill Gates là ví dụ tiêu biểu về người lãnh đạo trao quyền thành công

2. Richard Branson – Nhà sáng lập Virgin Group

Richard Branson xây dựng một tập đoàn đa ngành với hơn 400 công ty khác nhau với phong cách lãnh đạo tin tưởng, trao quyền cho nhân viên. Branson tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và sáng tạo, khuyến khích nhân viên triển khai các ý tưởng sáng tạo hay tự mình thực hiện dự án riêng.

3. Howard Schultz – CEO Starbucks

Trong suốt quá trình xây dựng văn hóa công ty, Howard Schultz luôn cho phép nhân viên tự quyết định những công việc liên quan đến dịch vụ cùng trải nghiệm khách hàng. Schultz tin rằng việc trao quyền sẽ tạo ra sự cam kết, phát triển đam mê của nhân viên và nâng cao chất lượng dịch vụ của Starbucks.

ví dụ về phong cách lãnh đạo trao quyền
Phong cách lãnh đạo trao quyền của Howard Schultz – CEO Starbucks

4. Satya Nadella – CEO Microsoft

Satya Nadella đặt trọng tâm quản lý vào việc ủy quyền, khuyến khích đổi mới trong Microsoft. Ông thúc đẩy nhân viên thể hiện ý tưởng, chia sẻ quan điểm cá nhân và tự quyết định trong giới hạn. Nhờ đó, Microsoft dễ dàng thích nghi với sự thay đổi trong ngành công nghệ và giữ vững vị trí dẫn đầu.

Tìm hiểu ngay: Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Đặc điểm của phong cách dân chủ

IV. Ưu, nhược điểm của lãnh đạo trao quyền

1. Ưu điểm 

Những lợi ích của phong cách lãnh đạo trao quyền đối với người lãnh đạo và đội ngũ:

trao quyền cho nhân viên
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo trao quyền
  • Cải thiện năng suất: Khi nhân viên cảm thấy được tin tưởng, họ thường làm việc hiệu quả và nhất quán hơn. Điều này tăng cường sự tự tin, củng cố phương pháp của lãnh đạo và góp phần mang lại doanh thu cao hơn.
  • Tạo ra môi trường làm việc tích cực: Cảm giác tự do và tự chủ mang lại tinh thần làm việc tích cực, giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. Mặt khác, nó cũng mang lại nhiều cơ hội tuyển dụng từ bên trong cho doanh nghiệp.

Những nhân viên hạnh phúc có năng suất làm việc cao hơn 31% – Talent Works International

  • Thường xuyên học hỏi, đổi mới: Trao quyền cho nhân viên là cách truyền cảm hứng đổi mới trong quy trình làm việc, giúp công ty có những sản phẩm tốt hơn. Đồng thời xây dựng văn hóa làm việc tập trung, sẵn sàng học hỏi từ những sai lầm và cải tiến liên tục. Theo nghiên cứu của LinkedIn, những nhân viên có thể học hỏi tại nơi làm việc cảm thấy năng suất và thành công hơn (39%), sẵn sàng nhận thêm nhiệm vụ khác (23%) và không còn bị căng thẳng khi làm việc (47%). 
  • Đẩy nhanh quá trình quyết định, tăng tốc độ phục vụ khách hàng: Nhân viên có quyền tự chủ, không cần chờ đợi nhiều bước phê duyệt nên dễ dàng quyết định nhanh, tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng. 

2. Nhược điểm 

Lãnh đạo trao quyền chủ yếu dựa vào năng lực của nhóm. Vì vậy những tình huống các thành viên thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm cần thiết, phong cách này không phát huy hiệu quả. Nó có thể làm suy giảm hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên.

Ngoài ra, nếu mục tiêu chính là tăng cường hiệu suất làm việc, phong cách lãnh đạo này cũng không phù hợp. Chỉ cần một số nhân viên gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, công việc và giải quyết vấn đề độc lập sẽ khiến tiến độ cả dự bị chậm lại. 

>> Đọc thêm: Phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ – bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên

V. Các lưu ý khi ứng dụng phong cách lãnh đạo trao quyền 

1. Thời điểm áp dụng phù hợp 

Phong cách lãnh đạo trao quyền đạt hiệu quả cao nhất trong môi trường yêu cầu sự sáng tạo, có cam kết với công việc.

Ví dụ, trong lĩnh vực thiết kế, phong cách lãnh đạo trao quyền được nhiều người lãnh đạo lựa chọn. Với kỹ năng chuyên sâu và khả năng sáng tạo của các thành viên trong nhóm, không cần thiết phải quản lý vi mô. Thay vào đó, các cấp quản lý chỉ giám sát và góp ý một cách tối thiểu nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Tuy nhiên, ngay cả trong lĩnh vực trên, người lãnh đạo vẫn nên linh hoạt áp dụng các phương pháp lãnh đạo ở các giai đoạn khác nhau của công việc/dự án. 

Cụ thể, phong cách lãnh đạo tự do có thể hiệu quả ở giai đoạn đầu khi hình thành ý tưởng. Thế nhưng, đến quá trình hoàn thành thiết kế, người lãnh đạo cần có phương pháp quản lý định tính, giám sát chặt chẽ, chính xác nhất.

2. Công cụ hỗ trợ trao quyền và giám sát kết quả

Lãnh đạo trao quyền không quản lý chi tiết từng đầu việc nhỏ của nhân sự, song người lãnh đạo cần nắm được mục tiêu, kế hoạch cụ thể và tiến độ hoàn thành. Do đó, một phần mềm giao việc và quản lý tiến độ sẽ là một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho phong cách này. 

Trong số các phần mềm trên thị trường hiện nay, MISA AMIS Công việc được thiết kế để giúp quản lý giao việc, cập nhật tiến độ công việc trên phần mềm nhanh chóng, tức thời. Hệ thống báo cáo đa chiều cho phép quản lý đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên chính xác theo dữ liệu. 

Dùng ngay miễn phí

Đặc biệt, phần mềm MISA AMIS Công việc nằm trong bộ MISA AMIS Văn phòng số – giải pháp vận hành tối ưu cho mọi doanh nghiệp. Các phần mềm trong bộ giải pháp kết nối chặt chẽ với nhau, giúp doanh nghiệp xây dựng các quy trình phối hợp liền mạch, giảm sự chồng chéo và lãng phí nguồn lực.

3. Đặc điểm của phong cách trao quyền

Dưới đây là một số đặc điểm cần lưu ý khi ứng dụng phong cách lãnh đạo trao quyền:

  • Người lãnh đạo cần dành thời gian để chia sẻ mục tiêu chung và giá trị mà mỗi thành viên trong nhóm có được khi đạt được nó. Qua đó nhân viên hiểu được vai trò, trách nhiệm để họ phát huy hết khả năng của mình.
  • Người lãnh đạo trao quyền thường ứng dụng nhiều phương pháp giao tiếp qua email, điện thoại, tin nhắn hay nói chuyện trực tiếp. Họ luôn sẵn sàng giải quyết mọi yêu cầu hoặc rào cản mà nhóm gặp phải.
  • Việc ủy quyền, xây dựng niềm tin sẽ dẫn đến trao quyền. Người lãnh đạo chỉ nên trao quyền khi hiểu rõ nhân sự đó, giảm thiểu tắc nghẽn.
  • Lãnh đạo trao quyền cần nhận ra giá trị mà mỗi nhân viên mang lại. Sự thừa nhận hay trao thưởng cho các cá nhân xuất sắc là việc cần thiết để xây dựng văn hóa, nâng cao tinh thần chung.​

Kết quả khảo sát cho thấy 79% những người nghỉ việc có lý do từ chức là “không được đánh giá cao” – Culture CloudMC

VI. Các bước xây dựng chiến lược trao quyền hiệu quả

Các bước xây dựng phong cách lãnh đạo này bao gồm: 

quy trình trao quyền cho nhân viên
Các bước trao quyền cho nhân viên hiệu quả
  • Đặt kỳ vọng rõ ràng: Xác định ranh giới trong đó nhân viên được tự do hành động. Bằng cách đặt ra những kỳ vọng rõ ràng (nhưng không quản lý chúng một cách vi mô), người lãnh đạo cho phép nhân viên đưa ra quyết định trong khi vẫn đảm bảo các quyết định đó phù hợp với mục tiêu.
  • Trao quyền tự chủ và chấp nhận sự khác biệt: Khi ủy quyền, người lãnh đạo cần chấp nhận những cách thức làm việc khác nhau. Từ bỏ quyền kiểm soát, hạn chế quản lý vi mô và chấp nhận rằng có nhiều phương pháp khác nhau để hoàn thành mục tiêu.
  • Cung cấp các nguồn lực cần thiết: Hãy cung cấp các công cụ, tài nguyên và trở thành người đưa ra ý tưởng.
  • Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng: Người lãnh đạo nên phản hồi một cách cụ thể, khách quan về những quyết định của nhân viên. Từ đó, nhân viên có thêm các gợi ý để điều chỉnh công việc sao cho phù hợp nhất. 
  • Chấp nhận ý tưởng và ý kiến đóng góp: Hãy để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định và đặt mục tiêu. Việc tiếp thu những ý tưởng mới không chỉ giúp ủy quyền chính xác mà còn mở ra những ý tưởng cải tiến tuyệt vời.
  • Ghi nhận sự chăm chỉ của nhân viên: Việc thể hiện sự đánh giá cao sẽ khuyến khích nhân viên tiếp tục đổi mới, hành động để giải quyết vấn đề.

VII. Kết luận

Phong cách lãnh đạo trao quyền có hiệu quả nhất khi bạn tập trung thu hút và tạo điều kiện phát triển cho các thành viên trong nhóm. Để đạt được điều này, hãy tích hợp nó vào văn hóa cùng chiến lược lãnh đạo của bạn. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả