Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Tập đoàn là gì? Thách thức trong quản trị và giải pháp...

Việc thành lập một tập đoàn có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các công ty hoặc tổ chức. Khi đạt được những thành công nhất định, rất nhiều doanh nghiệp có sự mở rộng nhanh chóng cả về số lượng công ty lẫn quy mô và hình thành mô hình tập toàn. 

Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu tập đoàn là gì, lợi ích mà nó mang lại cũng như những thách thức trong quản trị tập đoàn và cách để vượt qua nó. 

1. Tập đoàn là gì?

Tập đoàn là một tập hợp các công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo thành một cấu trúc công ty có quy mô lớn và phức tạp. Có thể hình dung tập đoàn như một công ty mẹ và nhiều công ty con không cạnh tranh với nhau. Tập đoàn thường là công ty đa ngành và kinh doanh đa quốc gia.

Đối với mô hình tập đoàn, công ty mẹ được phép góp vốn chủ sở hữu, mua cổ phần công ty con. Trong khi đó, công ty con không được quyền đầu tư vốn để mua cổ phần của công ty mẹ. Đặc biệt, công ty con phải hoạt động dưới sự quản lý của công ty mẹ, không được phép sở hữu chéo nhau bằng việc mua cổ phần, cùng góp vốn.

Tùy thuộc vào từng loại hình pháp lý của các công ty con mà công ty mẹ sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ với tư cách khác nhau. Ví dụ như tư cách thành viên, chủ sở hữu hay  cổ đông. Đồng thời, công ty mẹ cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong các trường hợp công ty con kinh doanh khác với lĩnh vực đăng ký. 

Tải ngay: 10 biểu mẫu & dashboard giúp CEO kiểm soát quy trình và hiệu suất làm việc tổng thể

2. Lợi ích của việc thành lập tập đoàn

Việc thành lập một tập đoàn có thể mang lại một số lợi ích lớn cho công ty. Hiểu được lợi ích giúp bạn xác định xem đây có phải là lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp hay không. Dưới đây là những lợi ích chính của việc thành lập một tập đoàn:

2.1. Đa dạng hóa thị trường & doanh thu

Hoạt động ở nhiều lĩnh vực, tập đoàn có thể đa dạng hóa thị trường và nguồn doanh thu của mình. 

Nếu toàn bộ doanh thu của công ty nằm trong một ngành duy nhất thì có thể bị ảnh hưởng lớn bởi sự biến động của thị trường. Với thị trường đa dạng, tập đoàn có thể giảm được rủi ro do phụ thuộc vào một ngành hoặc thị trường cụ thể. 

Ngoài ra, các công ty trong cùng tập đoàn có thể bán chéo sản phẩm cho các tập khách hàng của nhau để tăng lợi nhuận cho công ty mẹ.

2.2. Làm mềm lợi nhuận 

Tập đoàn thường hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp và thị trường khác nhau. Khi một công ty con gặp khó khăn tài chính hoặc thâm hụt, các công ty khác có thể tạo ra lợi nhuận để bù đắp. Điều này giúp làm mềm lợi nhuận của tập đoàn bằng cách tạo ra sự cân đối giữa các nguồn thu khác nhau.

Các nhà đầu tư thường có xu hướng lựa chọn cổ phiếu của các công ty có doanh thu, lợi nhuận ổn định và có thể dự đoán được. Và mô hình tập đoàn giúp làm mềm lợi nhuận để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.

2.3. Tăng cường sự hợp tác

Hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng chung một tập đoàn có thể tạo ra sự liên minh, hợp tác bền chặt giữa họ. Điều này giúp các công ty hoạt động hiệu quả và đạt được nhiều lợi thế hơn.

Ví dụ, một tập đoàn sở hữu một công ty sản xuất máy tính và một công ty vận chuyển. Công ty sản xuất máy tính có thể đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ bằng cách đưa ra mức giá vận chuyển tốt hơn thông qua việc hợp tác với công ty vận chuyển trong cùng tập đoàn. 

2.4. Học tập có tính hợp tác

Việc sở hữu nhiều công ty giúp tập đoàn tiếp cận được nhiều thông tin tài chính và thị trường hơn. Đội ngũ lãnh đạo có thể sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt trong toàn bộ các tổ chức của tập đoàn.

Bằng cách chia sẻ dữ liệu quan trọng giữa các công ty, tập đoàn cung cấp tài nguyên cho từng công ty thay vì yêu cầu mỗi đơn vị thực hiện cùng một loại nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu.

Sở hữu thông tin trên nhiều ngành cũng có thể giúp tập đoàn xác định các xu hướng lớn mà một công ty chỉ tập trung vào một thị trường có thể bỏ qua.

Tải ngay ebook: Nhóm hiệu suất cao – Bí quyết thúc đẩy 200% nội lực nhân sự

2.5. Phân bổ vốn

Việc điều hành một tập đoàn mang lại cho các công ty mẹ cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp khác mà họ không thể tiếp cận. 

Một tập đoàn bao gồm nhiều công ty, mỗi công ty có dòng doanh thu riêng. Chính vì vậy, tập đoàn có thể sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho các dự án hoặc mở rộng một doanh nghiệp khác.

Điều này cũng cho phép tập đoàn tìm kiếm nguồn tài trợ cho một công ty theo những điều kiện có lợi hơn cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

3. Nhược điểm của mô hình tập đoàn

Bên cạnh những lợi thế lớn, mô hình tập đoàn cũng tồn tại những nhược điểm không nhỏ. Dưới đây là những vấn đề đội ngũ lãnh đạo cũng như các công ty con phải đối mặt khi thành lập tập đoàn.

3.1. Triển vọng đầu tư

Để một hoạt động hiệu quả, các công ty mẹ phải xác định đúng lĩnh vực kinh doanh để đầu tư và phát triển. 

Khi dành nguồn lực để hiểu một ngành và tiềm năng của nó rồi mua lại một công ty có thể khiến công ty mẹ mất tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình. 

Việc đầu tư có thể không phải lúc nào cũng sinh lãi. Điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng các báo cáo tài chính của công ty con để đảm bảo không có sai sót và tăng khả năng sinh lời.

3.2. Báo cáo tài chính

Trong một tập đoàn, việc quản lý báo cáo tài chính của tất cả các công ty con là rất quan trọng. Công ty mẹ có thêm trách nhiệm đảm bảo các công ty con tuân thủ các yêu cầu pháp luật và nộp các khoản thuế bắt buộc theo từng địa phương/quốc gia mà công ty con đang hoạt động. 

3.3. Khả năng mất tự do kinh doanh và khác biệt về văn hóa

Là công ty con trong một tập đoàn, điều quan trọng là phải tuân thủ các chính sách và quy tắc do công ty mẹ đặt ra. 

Khi được mua lại, công ty con có thể phải cơ cấu lại và thay đổi hoạt động của mình. Điều này có thể giúp công ty tổ chức hoạt động với một bộ máy và quy trình phù hợp hơn. Tuy nhiên, một số nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi và văn hóa mới.

3.4. Sự không phù hợp về giá trị

Các doanh nghiệp được sáp nhập vào cùng một tập đoàn nên hướng đến cùng một giá trị. Giá trị kinh doanh giống nhau đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trơn tru.

Các tập đoàn có thể khó thành công nếu các giá trị kinh doanh, quy trình và đạo đức của công ty mẹ và công ty con không phù hợp. 

3.5. Quan liêu

Một tập đoàn thường thiết lập nhiều cấp độ quản lý khác nhau để tăng trách nhiệm giải trình. Điều này giúp chuẩn hóa quy trình kinh doanh và đảm bảo các công ty con đáp ứng các tiêu chuẩn, chính sách cần thiết. 

Tuy nhiên, nó có thể gây khó khăn cho các công ty con trong việc đưa ra quyết định vì họ phải thông qua nhiều lớp phê duyệt. Cuối cùng, các quyết định bị trì hoãn, làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp.

Tải miễn phí: 12 mẫu file Excel quản lý dự án chuẩn quốc tế

4. Thách thức về quản trị của mô hình tập đoàn

Với quy mô lớn và phức tạp, việc quản trị tập đoàn gặp phải không ít những thách thức liên quan đến hình thức pháp lý, hệ thống quản trị tập trung, cơ chế báo cáo theo luật định,… 

4.1. Về khía cạnh luật pháp

Tập đoàn không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Tập đoàn chỉ là tập hợp các công ty gồm có một công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con và công ty thành viên nhằm chi phối hoạt động về mặt chiến lược, thương hiệu, công nghệ, thị trường, lợi nhuận,…

Theo đó, mỗi công ty có quyền và nghĩa vụ độc lập theo điều 194 của Luật Doanh nghiệp 2020.

4.2. Về quản trị điều hành

Với sự gia tăng nhanh về quy mô đòi hỏi công ty mẹ phải tổ chức, kiểm soát các công ty thành viên một cách chặt chẽ để cỗ máy vận hành nhịp nhàng và tạo ra giá trị cho cả hệ thống.

Các nhà lãnh đạo sẽ cần thiết lập các nguyên tắc về toàn bộ hoạt động một cách nhất quán, đảm bảo lợi ích hài hòa cho mỗi thành viên cho các công ty trong cùng tập đoàn. Các khía cạnh đó thường bao gồm:

  • Quản lý vốn
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Quản lý tài chính
  • Quản lý thương hiệu
  • Công nghệ
  • Cơ chế kiểm soát nội bộ
  • Hệ thống quản lý thông tin
  • Văn hóa doanh nghiệp

4.3. Về hệ thống báo cáo quản trị

Khi đã có sự gia tăng về mặt quy mô hoạt động và con người, các tập đoàn cần đầu tư cho mình một hệ thống quản trị toàn diện và chuyên nghiệp trên nền tảng số hóa. 

Đặc biệt, về vấn đề báo cáo tuân thủ, ngoài các báo cáo tài chính và tài liệu theo luật định, công ty mẹ còn phải lập thêm báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hàng năm của tập đoàn, báo cáo về giao dịch với các bên có liên quan theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP về việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

5. Giải pháp hỗ trợ đội ngũ lãnh đạo quản trị tập đoàn hiệu quả

Sự phát triển bền vững luôn đòi hỏi tính đồng bộ và toàn diện. Với những thách thức gặp phải, các tập đoàn sẽ cần một nền tảng toàn diện hỗ trợ quản lý toàn bộ hoạt động của các công ty con, hợp nhất các báo cáo, chuẩn hóa các quy trình như MISA AMIS.

Sơ đồ quản trị tổng thể và kết nối liên phòng ban trong MISA AMIS

Với hơn 40+ phần mềm chuyên biệt, MISA AMIS hỗ trợ các tập đoàn quản trị toàn bộ các nghiệp vụ cốt lõi của công ty con. Từ việc bao quát toàn bộ hoạt động trong các công ty con, công ty mẹ dễ dàng:

  • Quản lý một cách nhất quán toàn bộ nghiệp vụ của các công ty con như: Quản lý tài chính; quản lý hoạt động bán hàng, mua hàng, chăm sóc khách hàng; quản lý nhân sự; quản lý thương hiệu; kiểm soát nội bộ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp,…
  • Hội tụ toàn bộ dữ liệu hoạt động của các công ty con trên một nền tảng, chia sẻ và phân quyền truy cập đa dạng. Nhờ đó, đội ngũ lãnh đạo của tập đoàn dễ dàng nắm được toàn bộ hoạt động cũng như hiệu suất của các công ty con. 
  • Hệ thống báo cáo quản trị toàn diện, phân quyền báo cáo theo từng công ty, hợp nhất các báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hàng tháng/quý/năm của tập đoàn,…
  • Tạo các quy trình tự động hóa liên công ty, liên phòng ban; phối hợp chặt chẽ, trơn tru giữa các công ty hay bộ phận để nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng năng suất, tối ưu chi phí/nguồn lực và nâng cao sức cạnh tranh.
  • Hệ thống và số hóa toàn bộ văn bản của tập đoàn trên một nền tảng và chia sẻ dễ dàng
    • Hệ thống văn bản quy định việc quản trị, điều hành tập đoàn
    • Hệ thống văn bản về quản trị hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính và đầu tư, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát hoạt động công ty mẹ và các công ty thành viên,…
    • Hệ thống văn bản về quản lý thương hiệu, hệ thống công nghệ thông tin, quản trị nguồn nhân lực, quản trị rủi ro, nghiên cứu & phát triển,…

Dùng ngay miễn phí

Điều đặc biệt, các phần mềm trong nền tảng MISA AMIS được nghiên cứu phù hợp hệ thống tài chính – kế toán – thuế và các thông tư, nghị định, luật tại Việt Nam. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ nhiều yêu cầu pháp lý.

6. Kết luận

Việc quản trị quyết định rất lớn đến sự thành công của các tập đoàn. Chính vì vậy, đội ngũ lãnh đạo cần xác định một chiến lược kinh doanh bài bản với tầm nhìn dài hạn đồng thời tận dụng sức mạnh của công nghệ để đi nhanh hơn.

Trải nghiệm MISA AMIS hoặc đăng ký tư vấn cùng đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để tối ưu hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả quản lý tập đoàn.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]