Chuyển đổi số trong y tế: Xu hướng nổi bật năm 2023

29/09/2023
182

Chuyển đổi số trong y tế: Xu hướng nổi bật năm 2023

Y tế là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Dưới sự thúc đẩy của Covid – 19 và tác động của cách mạng 4.0, chuyển đổi số trong y tế trở thành yêu cầu bức thiết. Quá trình này tác động đến phương thức làm việc giao tiếp của toàn bộ đội ngũ trong ngành, giúp các đơn vị chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số, hình thành “người thầy thuốc số”.

Vậy bản chất của chuyển đổi số trong y tế là như thế nào? Xu hướng ra sao, giải pháp nào hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức chuyển đổi số y tế thành công? Cùng MISA AMIS đi tìm câu trả lời ngay nhé.

1. Chuyển đổi số trong ngành y tế là gì?

Chuyển đổi số trong y tế là quá trình áp dụng công nghệ và ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số để cải thiện, tối ưu hóa và hiện đại hóa hệ thống y tế.

Các công nghệ được ứng dụng ở đây bao gồm hệ thống hồ sơ điện tử, phát triển ứng dụng y tế di động, kết nối các thiết bị y tế thông minh. Đồng thời, quá trình chuyển đổi số cũng sử dụng dữ liệu và phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định lâm sàng, nghiên cứu y tế.

Mục tiêu chính của quá trình này là cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, tăng cường quản lý thông tin bệnh nhân, tối ưu hóa quy trình làm việc, và nâng cao hiệu suất trong lĩnh vực y tế. 

Chuyển đổi số trong ngành y tế là gì?

2. Lợi ích của chuyển đổi số trong y tế

Chuyển đổi số y tế mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp, nhà cung cấp đồng thời thúc đẩy các cơ hội bình đẳng trong việc giúp người dân tiếp cận dịch vụ tốt cùng những kiến thức quan trọng. 

Gói giải pháp MISA AMIS Chuyển đổi số

2.1. Đối với người dân

  • Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ dàng: Sử dụng các ứng dụng y tế di động hoặc truy cập trực tuyến để đặt lịch hẹn khám bệnh, tái cấp thuốc và tương tác với cơ sở y tế một cách dễ dàng, mà không cần phải đến trực tiếp cơ sở y tế.
  • Chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa: Hồ sơ sức khỏe điện tử cho phép người dân và bác sĩ theo dõi sức khỏe cá nhân của họ. Đây là cơ sở thông tin quan trọng phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị.
  • Tăng hiệu quả điều trị: Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, khả năng chẩn đoán các bệnh và tình trạng sức khỏe được cải thiện. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn.

Lợi ích của chuyển đổi số y tế đối với người dân

2.2. Đối với nhân viên y tế

  • Tăng hiệu suất công việc: Chuyển đổi số giúp nhân viên y tế thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đội ngũ có thể truy cập dễ dàng hồ sơ bệnh nhân, thông tin y tế và dữ liệu cần thiết để đưa ra quyết định lâm sàng.
  • Chẩn đoán và điều trị tốt hơn: Công nghệ số hóa hỗ trợ chẩn đoán bệnh và lập kế hoạch điều trị. Các ứng dụng y tế cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, giúp nhân viên y tế làm việc hiệu quả hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Giảm thiểu sai sót: Hệ thống số hóa giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình ghi nhận thông tin bệnh nhân, đặt đơn thuốc và quản lý dữ liệu y tế. Điều này tăng tính chính xác và an toàn trong chăm sóc bệnh nhân.

Lợi ích của chuyển đổi số y tế đối với nhân viên y tế

2.3. Đối với quản lý

  • Quản lý hiệu quả hơn: Công nghệ số hóa giúp người quản lý theo dõi và quản lý hoạt động của tổ chức y tế một cách hiệu quả hơn. Họ có thể xem xét dữ liệu và thông tin từ các bộ phận khác nhau, từ việc quản lý tài chính đến lịch trình làm việc của nhân viên.
  • Ra quyết định căn cứ vào dữ liệu: Dữ liệu cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về hoạt động của tổ chức. Người quản lý có thể sử dụng dữ liệu này để đưa ra quyết định lâm sàng, tài chính và chiến lược dựa trên sự hiểu biết chính xác.
  • Tối ưu hóa nguồn lực: Chuyển đổi số giúp người quản lý tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, bao gồm nhân lực, thiết bị, và tài chính. Họ có thể dự đoán nhu cầu và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả dựa trên dữ liệu.

Lợi ích của chuyển đổi số y tế đối với quản lý cơ sở y tế

3. Chuyển đổi số trong y tế đang được thực hiện như thế nào?

Để hỗ trợ cho việc CĐS, từ năm 2017 đến nay Bộ Y tế đã và đang từng bước xây dựng và hình thành hành lang pháp lý làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực y tế.

Theo Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, chuyển đổi số trong y tế bao gồm 4 trụ cột phát triển chính:

  • Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe
  • Chuyển đổi số y tế trong khám chữa bệnh
  • Chuyển đổi số trong quản trị y tế 
  • Hội thảo chuyên đề quốc tế trực tuyến chính

Dưới áp lực của Covid – 19, ngành y tế đã đạt được những kết quả tích cực về chuyển đổi số. Đây chính là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo. 

Chuyển đổi số trong y tế đang được thực hiện như thế nào?

3.1. Kết quả đạt được

  • Quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT: Bộ Y tế đã quan tâm, đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu y tế, bảo đảm hạ tầng cho hệ thống dịch vụ công của Bộ Y tế, thống kê y tế điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử, hệ thống quản lý văn bản điều hành điện tử, cổng thông tin điện tử và các hệ thống thông tin y tế có quy mô quốc gia đã được triển khai.
  • Ứng dụng CNTT trong phòng bệnh được quan tâm đúng mức: Phần mềm tiêm chủng mở rộng, trên 6,2 triệu đối tượng tiêm chủng được quản lý; Ngân hàng dữ liệu ngành dược đã được công khai trên mạng; cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế,…
  • Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện: Đến nay, 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin y tế. 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam.
  • Về ứng dụng CNTT trong quản trị y tế: 100% thủ tục hành chính của Bộ Y tế đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4, về đích trước thời hạn Chính phủ giao, tiết kiệm được thời gian, chi phí, người dân và doanh nghiệp đã hài lòng với dịch vụ công của Bộ Y tế.

Kết quả đạt được trong quá trình chuyển đổi số trong y tế Việt Nam

3.2. Khó khăn của chuyển đổi số trong y tế

Việc thực hiện, triển khai chuyển đổi số trong y tế cũng gặp nhiều khó khăn như:

  • Kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế trong ngành còn gặp nhiều khó khăn.
  • Kinh phí dành cho ứng dụng CNTT y tế còn hạn chế nên ảnh hưởng trực tiếp triển khai ứng dụng CNTT của các đơn vị.
  • Chưa ban hành được quy định giá thành CNTT được tính vào giá thành dịch vụ khám chữa bệnh nên thiếu kinh phí hoặc không bảo đảm kinh phí đầu tư, duy trì hoạt động ứng dụng CNTT.
  • Chưa có chính sách đãi ngộ tốt cho cán bộ làm công tác CNTT trong ngành y tế nên chưa thu hút được cán bộ có chuyên môn giỏi làm CNTT y tế.

Khó khăn của chuyển đổi số trong y tế

4. Xu hướng chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam

Theo UNFPA – Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%.

Theo UNFPA - Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, đến năm 2050 dân số Việt Nam sẽ bị già hóa lớn với hơn 25% người trên 60 tuổi

Tình trạng già hóa dân số và sự mở rộng của hệ thống bảo hiểm y tế và bệnh viện, ngành y tế và chăm sóc sức khỏe Việt Nam được đánh giá có các triển vọng lạc quan.

Tuy nhiên, các xu hướng công nghệ áp dụng trong y tế vẫn còn chưa bắt kịp so với những thay đổi nhanh chóng trên thế giới. Dưới đây là  một số xu hướng công nghệ y tế tại Việt Nam:

4.1. Hồ sơ sức khỏe điện tử (Personal Health Record) 

Thúc đẩy việc triển khai hồ sơ y tế điện tử thay thế việc sử dụng giấy tờ truyền thống. Hồ sơ này cho phép người dùng quản lý, lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh một cách hệ thống an toàn và dễ dàng truy cập. 

Nhờ vậy, đội ngũ bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác, nhanh chóng dựa trên các thông tin. 

Hồ sơ sức khỏe điện tử (Personal Health Record) 

4.2. Chẩn đoán và điều trị từ xa (Telehealth & telemedicine)

Đây là xu hướng hàng đầu trong y tế tại thế giới và Việt Nam. Chẩn đoán và điều trị từ xa cho phép các bác sĩ và chuyên gia y tế có thể tư vấn, chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân từ xa thông qua nền tảng trực tuyến.

Chẩn đoán và điều trị từ xa (Telehealth & telemedicine)

4.3. Số hóa hệ thống thông tin y tế (Digitalize healthcare system)

Số hóa hệ thống thông tin y tế (Digitalize healthcare system) là một xu hướng quan trọng trong ngành y tế. Trong đó các thông tin và dịch vụ y tế được chuyển đổi thành dạng số hóa để cải thiện quản lý, chăm sóc bệnh nhân và tối ưu hóa các quy trình y tế.

Điều này hướng đến việc cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân và xây dựng “bệnh viện không giấy tờ”. Nhờ đó, việc quản lý trở nên dễ dàng hơn, giảm tải công việc văn phòng, các y bác sĩ có thể tập trung vào chuyên môn tốt hơn. 

Số hóa hệ thống thông tin y tế (Digitalize healthcare system)

4.4. Thiết bị y tế kết nối thông minh IoMT

Đây là các thiết bị chăm sóc sức khỏe con người có kết nối mạng Internet cho phép giao tiếp với nhau và điều khiển từ xa. Thiết bị IoMT liên kết với công nghệ điện toán đám mây, Blockchain để phân tích, truyền dữ liệu tức thời. 

Khi ứng dụng IoMT, các bác sĩ dễ dàng theo dõi bệnh nhân thông qua công cụ giám sát như máy đo nhịp tim, máy cảm biến… Nó giúp việc chăm sóc người bệnh diễn ra liền mạch, thống nhất.   

4.5. Áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa (AI, Robotic)

Áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa là 2 công nghệ nổi bật có khả năng nâng cao hiệu quả dịch vụ y tế một cách hiệu quả.

  • AI: Với khả năng tổng hợp, tiếp cận và xử lý nguồn thông tin y học khổng lồ trong thời gian ngắn, AI hỗ trợ y bác sĩ chẩn đoán, đưa ra quyết định lâm sàng, quản lý khám chữa bệnh, huấn luyện mô phỏng và nghiên cứu chế tạo. Công nghệ này còn cho phép cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên phân tích các điều kiện thể chất, tâm lý, xã hội của từng cá nhân.
  • Robot: Robot hoạt động với độ chính xác cao, giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực, làm các công việc lặp lại nhàm chán và đặc biết hạn chế tiếp xúc cơ thể – tránh được sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Chuyển đổi số trong ngành y áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa (AI, Robotic)

4.6. Công nghệ thực tế ảo tăng cường (VR)

Các nhà khoa học hiện nay đang dự báo xu hướng bùng nổ công nghệ thực tế ảo (VR) ngành y tế trong tương lai. Bởi lẽ, VR mang lại những lợi ích to lớn cho hoạt động chăm sóc sức khỏe như sau: 

  • Đào tạo y bác sĩ: VR mô phỏng những bài tập thực hành giả định giúp sinh viên nâng cao kỹ năng thực tiễn và khả năng chịu áp lực. 
  • Giảm đau đớn của người bệnh: Nhiều nghiên cứu chỉ ra bằng VR có thể làm thuyên giảm cả những cơn đau cấp tính hay kinh niên khi bệnh nhân chìm vào thế giới ảo.
  • Hỗ trợ phục hồi trong vật lý trị liệu: Các công nghệ VR kết hợp cùng quy trình vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ người bệnh hồi phục chức năng cơ thể. Chẳng hạn, bệnh nhân có thể tập nâng cánh tay để bắt bóng ảo. Cách làm này không chỉ giảm căng thẳng tinh thần mà còn thúc đẩy họ tập luyện chăm chỉ hơn.

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (VR)

4.7. Ứng dụng các phần mềm vào trong công tác quản trị

Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, để chuyển đổi số toàn diện, ngành y tế cũng có xu hướng ứng dụng các giải pháp công nghệ vào trong hoạt động quản trị Tài chính – Kế toán, Bán hàng, Nhân sự, Văn phòng số.

Điều này hướng tới việc tối ưu các quy trình hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng như hiệu suất toàn đội ngũ.

5. Giải pháp chuyển đổi số lĩnh vực y tế hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, ngoài các giải pháp chuyển đổi số đặc thù như hồ sơ sức khỏe điện tử, chẩn đoán và điều trị từ xa, ứng dụng AI và robot trong khám và điều trị bệnh, các đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực y tế sẽ cần chuyển đổi số cả công tác vận hành, quản trị.

Dưới đây là giải pháp chuyển đổi số các hoạt động vận hành, quản trị Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Quản trị nhân sự và Văn phòng số dành cho các tổ chức y tế.

sơ đồ quản trị tổng thể misa amis

MISA AMIS là giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực y tế.

Với 40+ ứng dụng chuyên biệt, MISA AMIS hỗ trợ các tổ chức số hóa, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự, Văn phòng số. Cụ thể:

  • Quản lý Tài chính – kế toán: Quản lý khoản mục chi phí, công nợ, doanh thu theo dịch vụ/khoa/chi nhánh, doanh thu theo từng nhân viên kinh doanh để tính lương,…
  • Quản lý y bác sĩ, nhân viên: Quản lý chấm công theo ca, tính lương theo các hệ số/cấp bậc, quản lý hồ sơ/bằng cấp, quản lý đào tạo, quản lý tuyển dụng,…
  • Quản lý công việc, quy trình phối hợp giữa các bộ phận: Quản lý công việc của bác sĩ/nhân viên; quy trình phê duyệt, tờ trình; quy trình phối hợp điều trị; ký giấy tờ, tài liệu,…
  • Quản lý khách hàng/bệnh nhân: Quản lý khách hàng với đầy đủ thông tin, lịch sử khám chữa bệnh, doanh theo khách hàng, xây dựng chính sách giá & khuyến mại, chăm sóc khách hàng qua các kênh,…
  • Quản lý nhà cung cấp thuốc/thiết bị: Quản lý thông tin nhà cung cấp, lịch sử giao dịch và tương tác, công nợ,…
  • Quản lý thiết bị, tài liệu: Quản lý các thiết bị và tài sản; quản lý tồn kho thuốc và các thiết bị để có kế hoạch nhập hàng; lưu trữ các tài liệu hướng dẫn, quy trình, quy định,…

 

Điều đặc biệt, các ứng dụng của MISA AMIS được tích hợp với nhau thành một hệ thống hợp nhất và có khả năng mở rộng kết nối với nhiều ứng dụng bên ngoài. Nhờ đó, toàn bộ dữ liệu được quản lý tập trung trên một nền tảng duy nhất. Các nhà quản lý có thể nắm bắt toàn bộ hoạt động của tổ chức và ra các quyết định chiến lược, kịp thời dựa trên dữ liệu.

Đồng hành cùng ngành y tế trong chuyển đổi số, MISA AMIS đã nhận được sự tin tưởng của các đơn vị lớn như:

  • Bệnh viện Hữu nghị Quốc tế Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình
  • Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nam Định
  • Bệnh viện đa khoa Sông Thương Bắc Giang
  • Viện thẩm mỹ Xuân Hương

Với việc chuyển đổi số trong quản trị, vận hành, các đơn vị có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu chi phí và nguồn lực, cải thiện trải nghiệm nhân viên và khách hàng. 

6. Kết luận

Để tận dụng được sức mạnh của công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số trong y tế là quá trình cần được đẩy mạnh. Nếu đơn vị, tổ chức, cơ sở y tế của bạn đang tìm kiếm một nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện với chi phí hợp lý và thời gian triển khai nhanh chóng, hãy trải nghiệm miễn phí hoặc đăng ký để nhận tư vấn từ chuyên gia của chúng tôi:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả