CCO là gì? Phân biệt chức danh CEO, CFO, CMO, CLO, CIO, CHRO, CCO

11/09/2023
2000

Trong môi trường kinh doanh, mỗi cấp bậc quản lý đều giữ một vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển cho doanh nghiệp. Trong đó, cấp bậc quản lý cao nhất thường được gọi là “C-level”. Vậy chính xác các C-level như CEO, CFO hay CCO là gì? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết về các thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. CCO là gì?

CCO (viết tắt Chief Customer Officer) là Giám đốc kinh doanh. CCO thường được coi là vị trí quan trọng hàng đầu, chỉ đứng sau vị trí Giám đốc điều hành công ty (CEO), bởi họ phụ trách về doanh thu, lợi nhuận, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.

cco là gì

CCO là người chịu trách nhiệm trực tiếp về kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng số lượng và chất lượng khách hàng. Ho cũng lên các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, chiến lược cạnh tranh thị phần…

Yêu cầu của vị trí CCO là am hiểu sâu sắc về các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, thấu hiểu thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng. CCO có chuyên môn cao về bán hàng và đã phát triển khả năng lên tầm cao hơn rất nhiều so với quản lý kinh doanh thông thường. Họ có thể nhìn ra những cơ hội kinh doanh tiềm năng và thúc đẩy các hoạt động để chiến thắng cơ hội đó. CCO cũng sở hữu kỹ năng quản lý, kỹ năng đàm phán thuyết phục ở trình độ cao.

2. CEO là gì?

CEO (Chief Executive Officer) chính là cụm từ viết tắt của vị trí Giám đốc điều hành. Đây là người có quyền điều hành cao nhất đối với toàn bộ hoạt động của một công ty, tập đoàn, tổ chức… theo các chiến lược, chính sách mà Hội đồng quản trị đã đề ra trước đó. Nếu hỏi CEO là gì? Có thể trả lời rằng CEO chính là “đầu tàu” của bất kỳ một công ty, là người “chèo lái” mọi hoạt động của tổ chức đi theo đúng quỹ đạo.

CEO là gì
Khái niệm CEO – Giám đốc điều hành

Một CEO tài ba không chỉ chịu trách nhiệm cho sự hoạt động ổn định của tổ chức mà còn là người có nhiệm vụ đưa tổ chức ngày một phát triển vững mạnh. Tại Việt Nam, CEO còn có thể kiêm nhiệm thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Các công việc chính của CEO là định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp, phê duyệt các vấn đề về đầu tư, tài chính, kinh doanh, nhân sự, chế độ phúc lợi… CEO cũng là người điều hành, triển khai các kế hoạch đã phê duyệt, đề xuất các chiến lược với hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hình ảnh doanh nghiệp…

3. CFO là gì?

cco là gì
Khái niệm CFO – giám đốc tài chính

CFO (Chief Financial Officer) là viết tắt của vị trí Giám đốc tài chính. Đây là người trực tiếp quản lý nguồn tài chính của một doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu, phân tích, giám sát các kế hoạch, hoạt động về tài chính. Từ đó họ đưa ra biện pháp khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất có thể.

4 vai trò chính của một CFO đó là S (Steward) – O (Operator) – S (Strategist) – C (Catalyst).

  • Steward: bảo vệ tài sản của công ty bằng cách quản lý rủi ro tài chính hiệu quả và đảm bảo sự chính xác của các văn bản, sổ sách tài chính.
  • Operator: vận hành hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách ổn định và hiệu quả.
  • Strategist: thiết lập các chiến lược về tài chính phù hợp theo từng thời điểm.
  • Catalyst: giữ vững tư duy về tài chính, dự đoán và đánh giá các rủi ro để có phương án dự phòng.

4. CMO là gì?

cco là gì
Khái niệm giám đốc marketing CMO

CMO hay Chief Marketing Officer được hiểu là Giám đốc Marketing. Do những đặc thù của vị trí này mà một CMO cần phải có hiểu biết và kiến thức trong nhiều lĩnh vực và đòi hỏi phải có thêm năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý, để từ đó tư vấn cho CEO về những định hướng phát triển tiếp thị cho doanh nghiệp.

Vậy Giám đốc Marketing thường làm gì? Ngoài những khả năng như tư duy, tầm nhìn chiến lược, CMO phải là người có thêm sự thấu hiểu về thị trường, tâm lý khách hàng và đối thủ cũng như sự nhạy bén với thời cuộc để để kịp thời đưa ra những phương án marketing phù hợp cho doanh nghiệp.

Công việc cụ thể của CMO là nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, triển khai truyền thông tiếp thị, phát triển kênh phân phối, phát triển quan hệ công chúng…

5. CLO là gì?

cco là gì
Chức danh giám đốc pháp lý

CLO (Chief Legal Officer) là Giám đốc pháp chế của doanh nghiệp. CLO là vị trí giúp công ty giảm thiểu các rủi ro liên quan đến pháp lý bằng cách tư vấn cho ban Giám đốc về bất kỳ vấn đề pháp lý nào mà công ty đang phải đối mặt, chẳng hạn như tranh chấp, kiện tụng. CLO cũng là vị trí trực tiếp giám sát các luật sư nội bộ trong công ty.

Trách nhiệm của một Giám đốc pháp chế:

  • Nắm bắt, truyền đạt những sự thay đổi mới nhất của luật pháp thường có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp.
  • Thiết lập các chương trình đào tạo cho người lao động về những vấn đề pháp lý có liên quan tới vị trí của họ.
  • Giúp công ty nhận thức và tuân thủ đầy đủ các vấn đề về pháp lý, không vi phạm pháp luật; đồng thời đưa ra các phương án có thể khắc phục các vấn đề về pháp lý mà công ty đang gặp phải.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp gặp vấn đề pháp lý, CLO là người đại diện trực tiếp để giải quyết vấn đề.

6. CIO là gì?

cco là gì
Thuật ngữ CIO

CIO (Chief Information Officer) là viết tắt của vị trí Giám đốc Công nghệ thông tin. Thuật ngữ này thường dùng để chỉ chức danh của những người đứng đầu mảng công nghệ thông tin của một tổ chức. Không phải công ty nào cũng có CIO, vị trí này thường chỉ xuất hiện trong các công ty về IT.

Trách nhiệm chính của một CIO là sử dụng hiệu quả nguồn lực công nghệ thông tin để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Họ là người thúc đẩy công tác chuyển đổi số, tự động hóa, ứng dụng công nghệ trong mọi nghiệp vụ. CIO còn phụ trách đào tạo và quản lý và phát các nhân viên IT.

Ngoài ra, CIO cũng có thể là người chịu trách nhiệm về vận hành hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ, lưu trữ, mạng máy tính cho cả tổ chức. Đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với việc vận hành doanh nghiệp nên mức lương của CIO thường rất hấp dẫn, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số hiện nay.

7. CHRO là gì?

cco là gì
Khái niệm CHRO – giám đốc nhân sự

CHRO (Chief Human Resource Officer) được hiểu là Giám đốc bộ phận nhân sự. CHRO nắm quyền quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, điều hành, giám sát và phê duyệt mọi nghiệp vụ của bộ phận HR.

Giám đốc nhân sự có nhiệm vụ lập nên các kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Cụ thể, vai trò của một giám đốc nhân sự là tìm ra những ứng viên phù hợp nhất với công ty, đào tạo những ứng viên ấy để họ có thể phát huy hết tối đa khả năng, cống hiến hết mình cho công ty, doanh nghiệp. Từ đó họ tạo nên nguồn lực nội tại vững chắc cho sự phát triển của công ty.

8. Các vị trí C-level khác

C-level là thuật ngữ được sử dụng để mô tả nhóm các giám đốc đảm nhận các vị trí điều hành cấp cao. Các chức danh mà chúng ta thường gặp trong C-level là CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO, CPO, CHRO, CIO,…

cco là gì
Phân cấp một số chức danh Chief

C-level là những cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng nhất trong một công ty, tổ chức. Để đạt được cấp bậc cao này thường đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và kỹ năng lãnh đạo đã được mài dũa qua nhiều năm tháng. Vị trí cấp cao cần có khả năng nhìn xa trông rộng, tầm nhìn chiến lược để đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác mà mỗi vị trí C-level riêng biệt tại mỗi công ty có thể yêu cầu. Dưới đây là một số vị trí C-level để bạn đọc tham khảo.

  • CAAO: Chief Applications Architect Officer – giám đốc kiến trúc sư ứng dụng
  • CAO: Chief Analytics Officer – giám đốc phân tích
  • CAO: Chief Automation Officer – giám đốc tự động hoá
  • CBO: Chief Behavioral Officer – giám đốc hành vi
  • CBO: Chief Brand Officer – giám đốc thương hiệu
  • CCO: Chief Customer Officer-  giám đốc kinh doanh 
  • CDO: Chief Data Officer –  giám đốc bộ phận dữ liệu
  • CDO: Chief Digital Officer – giám đốc bộ phận kỹ thuật số 
  • CEO: Chief E-commerce Officer – giám đốc thương mại điện tử
  • CEO: Chief Ecosystems Officer – giám đốc hệ sinh thái 
  • CGO: Chief Growth Officer – giám đốc bộ phận tăng trưởng
  • CHRO: Chief Human Resources Officer – giám đốc nguồn nhân lực
  • CIO: Chief Innovation Officer – giám đốc đổi mới 
  • CIO: Chief Information Officer – giám đốc công nghệ thông tin
  • CISO: Chief Information Security Officer – Trưởng phòng an ninh hệ thống thông tin
  • CITO: Chief Information Technology Officer – giám đốc công nghệ thông tin 
  • CKO: Chief Knowledge Officer – giám đốc bộ phận tri thức
  • CLO: Chief Learning Officer- giám đốc pháp chế
  • CMTO: Chief Marketing Technology Officer – giám đốc công nghệ tiếp thị 
  • CPO: Chief Product Officer – giám đốc sản phẩm
  • CPO: Chief Privacy Officer – giám đốc quyền riêng tư 
  • CRO: Chief Risk Officer – giám đốc quản trị rủi ro 
  • CRO: Chief Revenue Officer – giám đốc doanh thu 
  • CSO: Chief Security Officer – giám đốc an ninh
  • CSO: Chief Strategy Officer – giám đốc chiến lược
  • CSO: Chief Sustainability Officer – giám đốc bền vững 
  • CXO: Chief Experience Officer – giám đốc trải nghiệm khách hàng

9. Kết luận

Tùy thuộc vào cơ cấu công ty, lĩnh vực hoạt động, mỗi doanh nghiệp có thể có các chức danh giám đốc khác nhau. Trong đó CEO, CCO, CFO, CMO là những vị trí phổ biến hàng đầu tại các doanh nghiệp Việt. Hy vọng với những thông tin trên bạn đọc đã hiểu rõ CEO, CFO, CMO, CLO, CIO, CHRO, CCO là gì và công việc chính của các vị trí này.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả