Doanh nghiệp y tế chuyển đổi số để nâng bước chuyển mình

21/07/2020
784

Y tế, chăm sóc sức khỏe là top ngành cần ưu tiên chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ người dân là mục tiêu sau cuộc chuyển dịch. Không chỉ các cơ quan y tế, toàn bộ thành phần trong chuỗi cung ứng dịch vụ y tế đều cần nhanh chóng nhận thức và hành động. Doanh nghiệp y tế chuyển đổi số giúp tạo bước đà để nâng bước chuyển mình, vừa tạo ra giá trị mới cho cộng đồng, vừa tối ưu nguồn lực để tăng trưởng doanh thu, nâng cao chất lượng.

1, Covid-19 là đòn bẩy giúp chuyển đổi số lĩnh vực y tế nhanh và toàn diện hơn

Chuyển đổi số dịch vụ y tế công, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

chuyển đổi số lĩnh vực y tế được chính phủ ưu tiên

Từ cuối năm 2019 đến nay, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động y tế, xã hội và hoạt động kinh doanh ở cả trong và ngoài nước. Chuyển đổi số là bước đi tất yếu. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã giúp ích không nhỏ trong chiến dịch phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trải qua thời gian phòng và chống dịch, hàng loạt ứng dụng, giải pháp công nghệ về y tế, chăm sóc sức khỏe ra đời, khẳng định năng lực và tầm nhìn của các doanh nghiệp công nghệ Việt.

  • Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng, chống Covid-19 do Viettel phát hành, được đánh giá như một dấu mốc đáng được ghi nhận trong công cuộc chuyển đổi số ngành Y tế.
  • Hệ thống khai y tế điện tử tự động được áp dụng trên diện rộng.
  • Ứng dụng NCOVI giúp người dùng có thể khai báo y tế cho bản thân và người thân trong gia đình cũng như cập nhật thông tin sức khỏe cá nhân và người thân hàng ngày. Ngoài ra còn chức năng theo dõi sức khỏe cho phép người dùng cập nhật nhanh các triệu chứng khả nghi, tạo lịch theo dõi sức khỏe, nắm bắt các khuyến cáo từ cơ quan y tế….
  • Triển khai bệnh án điện tử để các chuyên gia từ các bệnh viện có thể trao đổi thông tin, nghiên cứu và khám chữa bệnh từ xa hiệu quả hơn trong công tác điều trị cho bệnh nhân tuyến dưới…

Covid-19 tuy rằng gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng, nhưng nhìn nhận một cách tích cực thì đây chính là đòn bẩy hữu hiệu để người dân, các cán bộ nhân viên y tế nhận thức được vai trò của công nghệ trong chuyển đổi số, hưởng ứng tích cực Chương trình chuyển đổi số Quốc gia mà chính phủ Việt Nam đang thực hiện.

Doanh nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe đẩy mạnh chuyển đổi số để nghiên cứu và sản xuất nhanh

Có thể thấy, các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực y tế cũng nhanh chóng chuyển mình để kịp thích ứng với người tiêu dùng cuối cùng và các khách hàng trong chuỗi cung ứng y tế.

Công nghệ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, tìm hiểu & trao đổi thông tin, giúp cho cả quá trình vận hành và quản trị doanh nghiệp tối ưu hơn, tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn. Những minh chứng cho thấy trong nửa đầu năm 2020 cho thấy, doanh nghiệp y tế đã nhận thức và nắm bắt cơ hội rất tốt để tận dụng thời cơ;

  • Với bộ phận hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp đã triển khai phương án làm việc từ xa để giảm thiểu sự tiếp xúc. Nhờ có các phần mềm công nghệ mà công tác vận hành, điều phối công việc của các doanh nghiệp không bị gián đoạn
  • Các doanh nghiệp công nghệ nhanh chóng triển khai các ý tưởng và nghiên cứu các sản phẩm công nghệ, ứng dụng khám chữa bệnh từ xa
  • Các doanh nghiệp sản xuất tận dụng dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng robot, máy móc để tăng năng suất và sản lượng sản phẩm, đặc biệt là đồ bảo hộ y tế, nước rửa tay…

Để đáp ứng chuỗi cung ứng y tế với sức mạnh công nghệ, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đặt mình nằm trong chuỗi cung ứng và cùng chuyển đổi để bắt nhịp với đối tác, khách hàng. Đồng thời cũng gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2, Chuyển đổi số mang lại lợi ích gì trong ngành y tế

Cách mạng công nghệ 4.0 tác động lên mọi ngành nghề, trong đó y tế hưởng lợi cực lớn nếu công cuộc chuyển đổi số thành công.

  1. Các doanh nghiệp, tổ chức y tế tối ưu nguồn lực, tiết kiệm được nhiều chi phí vận hành và quản lý. Chẳng hạn như chi phí liên quan đến thủ tục, giấy tờ, các chi phí thất thoát do quản lý thiếu chặt chẽ bằng sổ sách/excel…
  2. Gia tăng năng suất nhân viên/cán bộ y tế trong các nghiệp vụ chuyên môn, chẳng hạn như kế toán, quản lý công việc, công việc tuyển dụng, hành chính nhân sự, tổ chức sắp xếp lịch họp, lịch khám chữa bệnh
  3. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã có những lời phát biểu đáng chú ý: “Việc ứng dụng thành công y tế điện tử trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người bệnh sẽ được sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến, hạn chế các rủi ro, tai biến khi điều trị, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám chữa bệnh; sẽ góp phần giảm tải bệnh viện, góp phần xây dựng hình ảnh mới của bệnh viện: văn minh, hiện đại, hết lòng vì bệnh nhân.”
  4. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm y tế, chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng cuối cùng có thể tận dụng AI, Big Data… để tiếp cận hàng triệu khách hàng để giới thiệu về sản phẩm, tư vấn nhanh và tự động hóa các quy trình chăm sóc khách hàng…

3, Lộ trình chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp y tế

Y tế công cộng chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

– Xác định nhiệm vụ mà chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế cần tập trung, bao gồm:

  • Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
  • Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh. Xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.
  • Thử nghiệm sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc như là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.
  • Tạo hành lang pháp lý cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.

– Thay đổi nhận thức và phát triển nguồn lực am hiểu công nghệ

Nâng cao nhận thức của cán bộ/nhân viên y tế về ứng dụng số trong công tác khám chữa bệnh và các dịch vụ hành chính, đồng thời có chương trình đào tạo cho nhân viên thường xuyên và liên tục về những công nghệ mới được áp dụng.

Có thể nói, y tế là lĩnh vực đòi hỏi việc cập nhật kiến thức, kỹ năng liên tục và nhiều nhất trong các lĩnh vực. Bởi thế, việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế, nhân viên hành chính không phải điều quá khó. Quan trọng là cần thực hiện quyết liệt, áp dụng trên diện rộng.

Ngoài ra, cần giáo dục người nhân nhận thức về sự chuyển dịch số trong các dịch vụ khám chữa bệnh và các thủ tục hành chính để người dân có thể chủ động trong sử dụng dịch vụ và am hiểu các quy trình mới.

Bước chuyển mình cho doanh nghiệp y tế chuyển đổi số

Những lợi ích mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe hay sản xuất các sản phẩm y tế liên quan, dược phẩm, thuốc chữa bệnh…. thực sự rất lớn. Quy trình và mục tiêu chuyển đổi số của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, cũng khác với các tổ chức y tế công cộng như bệnh viện, trạm xá. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý những hoạt động doanh nghiệp y tế cần chú trọng trong chuyển đổi số:

1, Chuyển đổi về con người

Con người là yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công. Nếu có công cụ nhưng con người không biết tận dụng, điều đó được xem như một thất bại.

doanh nghiệp y tế chuyển đổi số

Để doanh nghiệp y tế thực hiện cuộc cách mạng số hóa thành công, từ cấp lãnh đạo, nhà quản lý đến nhân viên đều phải thay đổi nhận thức, học thêm kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc và triển khai kết hợp đánh giá, cải thiện. Người đầu tiên quyết định đến yếu tố thành công hay thất bại, đó là CEO.

CEO là người cùng với những nhà quản lý và thành viên trong ban lãnh đạo sẽ đưa ra tầm nhìn, mục tiêu chuyển đổi số, kế hoạch kinh doanh gắn với nền tảng số và lộ trình, thời gian thực hiện. Khác với những quá trình thực thi khác, chuyển đổi số đòi hỏi tất cả các cấp trong doanh nghiệp đều phải thực hiện, bởi mỗi cấp, mỗi vị trí đều thay đổi trong cách quản lý và vận hành. Chẳng hạn như:

  • CEO quản lý mọi diễn biến, tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp thông qua nền tảng số, có thể theo dõi bất cứ nơi đâu, khi nào
  • Bộ phận kế toán sử dụng nền tảng online để làm việc và liên thông dữ liệu trực tiếp với các bộ phận kinh doanh, bán hàng tại các điểm bán, đảm bảo một quy trình kép kín, tự động hóa và tức thời
  • Bộ phận Marketing sử dụng dữ liệu Big Data để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, truyền thông trên các kênh digital thay vì như hình thức báo giấy, banner như vài năm về trước…

Những ví dụ kể trên cho thấy, mỗi người trong doanh nghiệp đều nhận nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số để tự mình áp dụng, học hỏi và nâng cao kỹ năng chuyên môn để không bị bỏ lại.

2, Những giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Tại doanh nghiệp y tế, cuộc chuyển đổi số cần được thực hiện tại các bộ phận vận hành, quản lý và kinh doanh. Trong đó,

  • Khối vận hành, sản xuất:
    • Tự động hóa các quy trình sản xuất, ngoài sử dụng máy móc thì việc sử dụng robot đang là xu hướng. Sử dụng ngôn ngữ lập trình để điều khiển, trí tuệ nhân tạo AI để robot thay con người nâng cao năng xuất
    • Xây dựng quy trình làm việc theo chuẩn ISO, các quy trình được phê duyệt trên ứng dụng số để giảm tải tình trạng chồng chéo quy trình
  • Khối bộ phận hỗ trợ (Back office)
    • Kế toán tài chính: Ứng dụng xu hướng quản trị tài chính, kế toán trên nền tảng Cloud để có thể truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, cũng dễ dàng liên thông với các bộ phận liên quan khác, kê khai thuế điện tử, kết nối phần mềm hóa đơn điện tử. Giải pháp tối ưu nhất hiện nay là phần mềm kế toán online MISA AMIS.
    • Tuyển dụng và quản lý nhân sự: Xây dựng kho dữ liệu ứng viên Talent Pool, quản trị mọi thông tin nhân viên từ khi tuyển dụng đến khi làm việc, quá trình công tác, bảo hiểm xã hội, thuế TNCN, tính lương thưởng, đãi ngộ… Số hóa các thông tin kể trên thay vì sử dụng hồ sơ giấy như trước đây, phỏng vấn online, tự động gửi phiếu lương cho nhân viên trên app điện thoại. Tham khảo phần mềm quản lý tuyển dụng và phần mềm quản trị nhân sự được tin dùng tại đây.
    • Quản lý công việc, tiến độ và giao việc: Xu hướng quản trị công việc online được ứng dụng mạnh mẽ từ năm 2019, 2020. Giúp gia tăng năng suất nhân viên và tối ưu nguồn lực tại mỗi bộ phận trong doanh nghiệp: Nắm bắt tiến độ công việc tức thời, giao việc, nhắc việc, xem danh sách công việc, thời hạn hoàn thành nhanh chóng. Ứng dụng quản lý công việc sử dụng trong chuyển đổi số có thể tham khảo AMIS Công việc, Trello, Anasa…
    • Truyền thông nội bộ: Ứng dụng mạng xã hội doanh nghiệp trong truyền thông nội bộ để tạo dòng chảy thông tin chất lượng, mang màu sắc văn hóa doanh nghiệp, đồng thời kịp thời truyền tải chủ trương, chỉ đạo của ban lãnh đạo doanh nghiệp tới các cán bộ nhân viên.
  • Khối kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng
    • Áp dụng triệt để các xu hướng marketing automation, quản trị và chăm sóc khách hàng theo hành trình mua hàng để tối đa doanh số.
    • Các công cụ số hóa giúp hoạt động marketing, bán hàng tại doanh nghiệp y tế thực hiện được hiệu quả hơn: Phần mềm CRM, Phần mềm aiMarketing,…

3, Lựa chọn giải pháp ưu tiên chuyển đổi số

Khi đã xác định được những hoạt động cần chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xem xét mức độ ưu tiên cho từng hoạt động để xác định lộ trình triển khai cái nào trước, cái nào sau. Những vấn đề nên được đưa vào diện ưu tiên chuyển đổi số trước là những yếu tố:

  • Giúp việc quản trị doanh nghiệp tổng quan và chặt chẽ để CEO, nhà quản lý ra quyết định kịp thời, có những chỉ đạo điều hành chính xác
  • Giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị mới, phát triển thị trường, nâng cao trải nghiệm và chất lượng dịch vụ khách hàng
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao được vị thế cạnh tranh trên thị trường

Trên đây là những thông tin doanh nghiệp y tế khi chuyển đổi số cần nắm được để có được lộ trình, sự chuyển dịch đúng hướng. Mong rằng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp bạn tìm được những giải pháp chuyển đổi số phù hợp để chuyển mình mạnh mẽ sau cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả