10+ chiến lược tối ưu lợi nhuận doanh nghiệp SMEs trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu

26/08/2023
337

Đối mặt với khó khăn và biến động của nền kinh tế toàn cầu, việc chủ doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp để đạt mục tiêu về lợi nhuận theo kế hoạch và vượt qua những giai đoạn khó khăn đang trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết với mỗi doanh nghiệp. 

Qua bài viết, MISA AMIS tổng hợp 10+ chiến lược thường được sử dụng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối ưu lợi nhuận  trong những giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn.

Hình 1: 10+ chiến lược tối ưu lợi nhuận doanh  nghiệp SMEs trong thời kỳ suy thoái kinh tế

1. Hiểu rõ và điều chỉnh chiến lược kinh doanh

Một trong những yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất đối với chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị đó là việc nắm bắt được đúng tình hình thực trạng của doanh nghiệp và bối cảnh ngành, bối cảnh chung của nền kinh tế để đưa ra những quyết định quản trị đúng đắn tại từng thời điểm. 

Phân tích SWOT: Phân tích SWOT là một công cụ mạnh để định hình chiến lược kinh doanh. Nó giúp chúng ta xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp trên thị trường. 

Hình 2: Mô hình phân tích SWOT

Ví dụ, nếu doanh nghiệp có một mạng lưới phân phối rộng lớn, đây có thể là điểm mạnh để tận dụng trong kỳ suy thoái để mở rộng thị trường tiềm năng.

Xác định lại mục tiêu: Trong thời kỳ nền kinh tế đi vào chu kỳ suy thoái, khó khăn… chúng ta cần xem xét lại mục tiêu chiến lược của mình. Mục tiêu có thể dựa trên việc tìm kiếm các lĩnh vực mới để phát triển hoặc tập trung vào việc duy trì khách hàng hiện tại để tạo ra doanh thu đều đặn. 

Ví dụ một công ty sản xuất sản phẩm công nghệ có thể tập trung vào việc cải thiện dịch vụ sau bán hàng để tạo lòng trung thành từ phía khách hàng.

2. Tối ưu hóa chi phí

Trong những giai đoạn nền kinh tế khó khăn, một trong những giải pháp cơ bản và được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là tối ưu chi phí. Việc tối ưu chi phí về cơ bản doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện và giải pháp này thường đáp ứng nhanh, tức thời nhu cầu cân đối doanh thu – chi phí của doanh nghiệp so với việc tăng trưởng doanh thu sẽ gặp nhiều khó khăn và cần thời gian dài hơn. 

Để tối ưu chi phí trong doanh nghiệp, bộ phận tài chính kế toán cần có những báo cáo quản trị về chi phí phân tích được chi tiết cấu phần chi phí, tỷ trọng các loại chi phí trong doanh nghiệp mình. 

Nội dung các bước cần thực hiện để đạt mục tiêu tối ưu chi phí được đề xuất như sau:

Bước 1: Phân tích chi phí

Phân tích chi phí là một bước quan trọng để xác định các khả năng tiết kiệm chi phí. Ví dụ, công ty có thể xem xét lại các khoản đầu tư quảng cáo không hiệu quả hoặc tìm kiếm những giải pháp công nghệ để giảm chi phí sản xuất…

Hình 3: Báo cáo quản trị chi phí. Nguồn: internet

Bước 2: Lên kế hoạch hành động cụ thể trong đó tập trung vào việc xây dựng kế hoạch ngân sách và các định mức chi tiêu

Từ những phân tích sâu về chi phí doanh nghiệp cần họp thống nhất về kế hoạch hành động trong ngắn, trung, thậm chí dài hại để ngay lập tức cắt giảm các chi phí lãng phí không cần thiết cũng như lâu dài tạo văn hóa tiết kiệm trong doanh nghiệp.

Một trong những việc làm quan trọng trong việc lên kế hoạch hành động đó là xây dựng kế hoạch ngân sách chi phí phù hợp tạo “hành lang” quản trị chi phí hướng tới mục tiêu tối ưu.

Trên cơ sở xác định các chi phí có khả năng tiết kiệm, doanh nghiệp thực hiện việc tiết kiệm thông qua xây dựng ngân sách phù hợp, tập trung vào các loại chi phí trọng yếu và phân bổ nguồn lực/định mức hợp lý cho các chi phí đó.

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết nội dung chia sẻ chuyên sâu của bà Lưu Bảo Liên – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH KPMG Việt Nam về những kỹ thuật cắt giảm và tối ưu chi phí trong buổi Tọa đàm Quản lý hiệu quả tài chính doanh nghiệp SMEs trước thách thức của suy thoái kinh tế tại đây.

3. Quản lý dòng tiền hiệu quả

Ở các doanh nghiệp SMEs, vấn đề của doanh nghiệp đôi khi không nằm ở mục lợi nhuận mà ở các rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn từ vấn đề quản trị dòng tiền. Vậy, làm thế nào để các nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp SMEs có thể quản lý tốt dòng tiền trong những thời điểm khó khăn? 

Công tác dự báo dòng tiền: Dự báo dòng tiền giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính thông minh và tránh những rủi ro không mong muốn. Ví dụ, trong trường hợp nhu cầu thị trường sụt giảm, việc dự báo dòng tiền giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch đầu tư và vốn phục vụ cân đối dòng tiền thu và dòng tiền chi một cách hợp lý.

Hình 4: Sử dụng chức năng dự báo dòng tiền trên phần mềm AMIS Kế toán để báo dòng tiền của doanh nghiệp

Tối ưu hóa vốn lưu động: Quản lý vốn lưu động là một phần quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và hiệu quả. Ví dụ, một doanh nghiệp nhà hàng có thể tối ưu hóa lịch làm việc của nhân viên để phù hợp với lượng khách hàng thay đổi trong thời kỳ suy thoái qua đó giảm bớt các chi tiêu thường nhật không trọng yếu.

4. Chăm sóc khách hàng hiện tại

Trong những giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể cao hơn. Do đó, việc giữ chân khách hàng hiện tại và gia tăng tỷ lệ khách hàng trung thành là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp để đảm bảo doanh số. 

Xây dựng mối quan hệ bền vững: Việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng hiện tại là cách tốt để tạo lòng tin và sự gắn kết. Ví dụ, một doanh nghiệp dịch vụ tài chính có thể tư vấn cho khách hàng về cách tối ưu hóa quản lý tài chính cá nhân trong thời kỳ khó khăn.

Đảm bảo chất lượng: Duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ là quan trọng để giữ chân khách hàng. Ví dụ, một nhà sản xuất thực phẩm có thể đảm bảo nguyên liệu sạch và an toàn để đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng được chất lượng mong muốn.

5. Cải thiện chuỗi cung ứng

Đánh giá chuỗi cung ứng: Phân tích và tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất có thể tối ưu hóa việc đặt hàng nguyên liệu… để tránh thiếu hụt trong thời kỳ suy thoái.

Đàm phán hợp đồng: Tận dụng mối quan hệ với các đối tác để đàm phán lại điều kiện hợp đồng giúp giảm thiểu chi phí và đảm bảo sự ổn định trong thời kỳ khó khăn. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể mở rộng mạng lưới nhà cung cấp để có thêm nhiều các lựa chọn khác nhau.

Ví dụ, một công ty phân phối có thể đàm phán lại hợp đồng với nhà cung cấp để đảm bảo giá cả hợp lý trong thời kỳ biến động giá.

6. Đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra cơ hội tăng trưởng mới

Thâm nhập thị trường mới: Nghiên cứu và thâm nhập vào các thị trường mới có thể giúp tạo ra cơ hội tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái. Ví dụ, một doanh nghiệp thời trang có thể nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu để đối mặt với sự suy giảm của thị trường trong nước.

Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ giúp giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một lĩnh vực duy nhất. Ví dụ, một công ty công nghệ có thể mở rộng từ việc sản xuất phần mềm sang cả phần cứng để đảm bảo ổn định trong thời kỳ khó khăn.

Tuy nhiên, với chiến lược về đa dạng hóa, doanh nghiệp cần hết sức cân nhắc tính toán, dự báo sự thay đổi biến động của thị trường cũng như đánh giá với các nguồn lực nội tại hiện có của doanh nghiệp để lựa chọn giải pháp phù hợp.

7. Đầu tư vào nhân sự: Đào tạo và phát triển

Hình 5: Chiến lược đầu tư vào nhân sự: đào tạo và phát triển – Buổi training đào tạo nội bộ tại Công ty cổ phần MISA

Phát triển kỹ năng nhân viên: Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên giúp nâng cao chất lượng công việc và hiệu suất làm việc. Ví dụ, một công ty công nghệ có thể tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng lập trình mới đối với các nhân viên thuộc bộ phận sản xuất, IT… để cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Theo dõi hiệu suất và hiệu quả: Theo dõi và đánh giá hiệu suất cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên giúp doanh nghiệp xác định những cải thiện cần thiết và đảm bảo chiến lược về nguồn nhân lực và sự phát triển liên tục. 

Ví dụ, một doanh nghiệp dịch vụ khách sạn có thể thường xuyên đánh giá hiệu suất, hiệu quả của nhân viên lễ tân để cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng cũng như cải tiến các quy trình công việc.

8. Quảng cáo và tiếp thị hiệu quả

Tiếp cận đúng đối tượng: Tập trung vào đối tượng mục tiêu giúp tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu quả của chiến dịch tiếp thị. Ví dụ, một doanh nghiệp thời trang dành riêng các chiến dịch tiếp thị trực tiếp đến nhóm khách hàng mục tiêu là phụ nữ công sở tuổi từ 25-35 ở các thành thị cho chiến dịch ra mắt các sản phẩm thời trang công sở nữ thu đông 2023 để tăng cơ hội mua sắm.

Đo lường các chỉ số hiệu quả: Để đảm bảo hiệu quả quảng cáo, chúng ta cần đo lường các chỉ số hiệu quả liên quan. Ví dụ, một công ty thương mại điện tử có thể theo dõi số lượt chuyển đổi từ chiến dịch quảng cáo trực tuyến để đảm bảo mức đầu tư hợp lý.

9. Dự trữ tài chính cho khó khăn không lường trước được

Xây dựng dự trữ: Tích lũy dự trữ tài chính giúp đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đối phó với những khó khăn bất ngờ. Ví dụ, một công ty tài chính có thể xây dựng dự trữ tài chính để đảm bảo thanh khoản trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Quản lý rủi ro: Xác định và quản lý rủi ro kinh doanh là bước cơ bản để đảm bảo sự ổn định trong tương lai. Ví dụ, một công ty đầu tư có thể phân tán danh mục đầu tư để giảm thiểu tác động từ biến động thị trường.

Chiến lược về dự trữ tài chính thường phải có kế hoạch và được thực hiện sớm từ trong thời kỳ doanh nghiệp tăng trưởng.

10. Tận dụng cơ hội trong thời kỳ suy thoái

Mua sắm tài sản: Thời kỳ suy thoái thường đi kèm với giảm giá và cơ hội mua sắm tài sản với giá rẻ. Ví dụ, một doanh nghiệp xây dựng có thể tận dụng để mua sắm vật liệu xây dựng với giá thấp hơn để chuẩn bị cho các dự án trong tương lai.

Tuyển dụng tài năng: Trong thời kỳ khó khăn, có nhiều tài năng đang tìm kiếm cơ hội mới. Ví dụ, một công ty công nghệ có thể tận dụng để tuyển dụng các lập trình viên giỏi với mức lương hợp lý để thúc đẩy sự phát triển sản phẩm.

11. Áp dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ có thể giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tiết kiệm thời gian cũng như nguồn lực. Ví dụ, một cửa hàng bán lẻ có thể áp dụng hệ thống quản lý tồn kho thông minh để giảm thiểu thất thoát hàng tồn kho không cần thiết.

Kết Luận

Trong bối cảnh khó khăn của suy thoái kinh tế toàn cầu, việc áp dụng các chiến lược trên không chỉ giúp tối ưu hóa lợi nhuận mà còn giúp chúng ta vượt qua khó khăn và tìm ra những cơ hội mới. Tự sáng tạo, linh hoạt và quản lý cẩn thận là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Doanh nghiệp cần đánh giá tình hình kinh tế, tình hình ngành và thực trạng các nguồn lực của doanh nghiệp từ đó đề ra các chiến lược phù hợp. Trong một giai đoạn cụ thể doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược theo thứ tự ưu tiên và tạo ra một chiến lược tổng thể, dài hạn giúp doanh nghiệp vững vàng trong khó khăn.

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả