10 ví dụ về chuyển đổi số thành công ở các lĩnh vực, ngành nghề và bài học rút ra

test

09/08/2023
691

10 ví dụ về chuyển đổi số thành công ở các lĩnh vực, ngành nghề

Cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ, bối cảnh kinh tế nhiều biến động, thị trường ngày càng cạnh tranh, chuyển đổi số là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp nào cũng phải trải qua nếu muốn tồn tại và phát triển.

Thuật ngữ chuyển đổi số phủ sóng mọi nơi, doanh nghiệp cũng ý thức rất rõ tầm quan trọng của quá trình này. Nhưng chuyển đổi số thành công không phải điều dễ dàng. Những ví dụ về chuyển đổi số thành công ở các lĩnh vực ngành nghề dưới đây sẽ đem đến cho doanh nghiệp Việt Nam những bài học giá trị để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số.tài liệu chuyển đổi số toàn diện

1. Ví dụ về chuyển đổi số ngành Tài chính – Ngân hàng

JPMorgan Chase & Company là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty cổ phần dịch vụ tài chính được thành lập tại Delaware và có trụ sở tại thành phố New York. Đây là một ví dụ điển hình về chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. 

(Ảnh: J.P.Morgan)

Trước khi bắt đầu lộ trình chuyển đổi số

Trước khi thực hiện chuyển đổi số, bộ phận pháp lý và tín dụng của JPMorgan Chase & Co. phải đối mặt với nhiều thách thức.

Các luật sư của ngân hàng phải sàng lọc, xem xét, đánh giá và soạn thảo các hợp đồng thương mại một cách thủ công. Họ mất khoảng 360.000 giờ mỗi năm để xác định những điểm quan trọng trong hợp đồng và giải thích các điều khoản cho khách hàng. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức nhưng cũng rất dễ sai sót và có khả năng bị giả mạo.

Triển khai Chuyển đổi số

JP Morgan đã triển khai chương trình COiN (nền tảng Contract Intelligence), ứng dụng AI vào công việc để giảm thiểu sự tham gia của con người. Thành công của COiN là kết quả của nhiều năm đầu tư vào công nghệ và con người chủ chốt. Để làm được điều đó, JP Morgan đã dành rất nhiều công sức, chi phí đầu tư cho công nghệ.

– JP Morgan đã tìm kiếm và tiếp cận với những tài năng AI giỏi nhất thế giới. Họ mong đợi đó là những người quan tâm đến công nghệ có đạo đức, giá trị và tầm nhìn để xây dựng một nền tảng AI đột phá, giúp giải quyết vấn đề tồn tại của ngân hàng.

– Năm 2017, tổng ngân sách dành cho công nghệ của JP Morgan là 9% doanh thu dự kiến, gấp đôi mức trung bình của ngành. Ngân hàng có kế hoạch đầu tư thêm 11 tỷ USD vào công nghệ mới và 50.000 nhân viên công nghệ vào năm 2018. Đến 2019,  JP Morgan cũng đã công bố 350 triệu đô la triển khai một sáng kiến toàn cầu kéo dài 5 năm nhằm chuẩn bị cho tương lai của ngân hàng.

Kết quả sau chuyển đổi số

Công ty đã sử dụng máy học để giảm thời gian giải thích các hợp đồng cho vay thương mại xuống chỉ còn vài giây đồng thời trích xuất khoảng 150 thuộc tính có liên quan từ các thỏa thuận tín dụng thương mại hàng năm trong vài giây, so với 360.000 giờ xem xét thủ công.

Phần mềm mới không chỉ tiết kiệm hàng nghìn giờ làm việc mà còn được chứng minh là tiết kiệm chi phí, hiệu quả và ít bị lỗi, hứa hẹn đem đến các nguồn doanh thu mới với ít rủi ro hơn.

2. Ví dụ về chuyển đổi số ngành Bán lẻ

Thương hiệu đồ thể thao nổi tiếng Nike cũng đã ứng dụng chuyển đổi số thành công và tạo ra cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. 

Thành lập năm 1964, mô hình kinh doanh của Nike có phần truyền thống, khó thay đổi và phải trả giá khi năm 2017, cổ phiếu của công ty tụt xuống khoảng 52 USD và doanh thu chỉ đạt 33,5 tỷ USD. Lãnh đạo của Nike rất nhanh đã nhận thấy điều này và từng bước thực hiện chuyển đổi số để vực lại công ty. 

Nike

Với định hướng đẩy mạnh kinh doanh trên kênh trực tuyến, Nike đã xây dựng hệ sinh thái mua sắm trực tuyến từ rất sớm, cho phép khách hàng sở hữu những món đồ yêu thích mà không cần đến cửa hàng. 

Đồng thời, dữ liệu khách hàng sẽ được thu thập lại và phân tích để cá nhân hóa trải nghiệm. Cách mà Nike đã áp dụng công nghệ trong việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp như sau: 

– Ứng dụng SNKRS: Khách hàng có thể tìm hiểu về các sản phẩm sắp ra mắt, tìm kiếm và mua các sản phẩm ưng ý ngay trên ứng dụng. Với khả năng lưu trữ thông tin giao dịch, ứng dụng giúp khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng mà không cần phải đăng nhập hoặc điền lại các thông tin. Nike cũng sử dụng SNKRS như một công cụ marketing bằng cách gợi ý cho khách hàng các sản phẩm liên quan phù hợp với lịch sử tìm kiếm, mua sắm của họ.

– Ứng dụng Nike Fit: Ứng dụng này giải quyết bài toán lớn nhất của mô hình kinh doanh trực tuyến – nhu cầu thử sản phẩm. Với công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) kết hợp với AI và ML – ứng dụng đề xuất mẫu giày phù hợp, Nike đã tạo ra trải nghiệm thử giày online vô cùng mới mẻ và thu hút.

Sau 2 năm kể từ khi bắt đầu những bước chuyển mình đầu tiên, đến năm 2019 giá cổ phiếu của Nike đã tăng lên 88 USD.

3. Ví dụ về chuyển đổi số ngành Sản xuất

Trelleborg AB là một tập đoàn kỹ thuật toàn cầu tập trung vào công nghệ polymer. Trước khi quyết định đầu tư vào robot và máy móc tự động chế tạo theo yêu cầu, không có 1 giải pháp công nghệ nào tham gia quá trình sản xuất hàng triệu sản phẩm của công ty.

yourtire-valtra-and-trelleborg

Sau khi tìm ra giải pháp chuyển đổi số phù hợp, chỉ trong 1,5 năm, nhà máy ở Đan Mạch của Trelleborg AB đã lắp đặt 42 Robot tự động. Nhờ đó năng suất lao động tăng nhanh, các đơn đặt hàng cũng tăng mạnh và Trelleborg AB phải tuyển thêm nhân viên 50 mới để vận hành máy móc. 

Nhờ đó, nhân viên được giải phóng khỏi rất nhiều tác vụ thủ công và đạt được những kết quả như: nâng cao năng suất, giảm thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sự tăng trưởng và mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh,…

4. Ví dụ chuyển đổi số ngành Giáo dục

Tecnológico de Monterrey là một trường đại học tư thục lâu đời có trụ sở tại Monterrey, Mexico và  công nhận là một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Châu Mỹ Latinh. 

Tecnológico de Monterrey

Trước khi chuyển đổi số, trong thời gian sinh viên đăng ký nhập học, trường thường xuyên nhận được hơn 14.000 câu hỏi. Nhà trường có một nhóm 10 tư vấn viên để giải đáp thắc mắc của sinh viên. Thời điểm này, chatbot đã bắt đầu được ứng dụng nhưng chúng chỉ đưa ra được các câu trả lời chung chung, đơn giản, tốc độ phản hồi chậm. 

Nhằm giải quyết vấn đề này, nhà trường đã ứng dụng chatbot thế hệ mới là Microsoft Azure AI. Chatbot được kết nối với Hệ thống thông tin sinh viên và hệ thống tài chính, cung cấp câu trả lời trong thời gian thực cho sinh viên dựa trên thông tin của họ. Trợ lý ảo này có thể truy cập vào cổng thông tin sinh viên và cho phép phản hồi với những thông tin được cá nhân hóa.

Kết quả, nhờ chatbot, công việc từng cần 10 người giờ đây chỉ cần một cá nhân quản lý. Đồng thời, phản hồi từ các sinh viên tham gia thiết kế chatbot là rất tích cực.

5. Ví dụ chuyển đổi số ngành Chăm sóc sức khỏe 

Bệnh viện Mayo Clinic là một tổ chức y tế hàng đầu trên thế giới, có trụ sở tại Rochester, Minnesota, Hoa Kỳ, và các chi nhánh ở nhiều địa điểm khác. Mayo Clinic đã thành công trong việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

Mayo Clinic

Trước khi chuyển đổi số, Mayo Clinic chủ yếu sử dụng các hệ thống giấy tờ và quy trình thủ công để quản lý thông tin y tế của bệnh nhân. Điều này khiến cho việc ghi nhận, truy cập và chia sẻ thông tin y tế của bệnh nhân có thể gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian. Đồng thời, quá trình chẩn đoán và điều trị không được tối ưu hóa, hoàn toàn thực hiện thủ công.

Bước vào chuyển đổi số, Mayo Clinic đã thực hiện một loạt các cải tiến như sau: 

  • Triển khai hệ thống hồ sơ điện tử cho bệnh nhân, giúp cải thiện việc truy cập và chia sẻ thông tin. 
  • Áp dụng các công nghệ mới như Telehealth và chăm sóc từ xa. Điều này cho phép bệnh nhân tương tác với bác sĩ và nhà cung cấp dịch vụ y tế từ xa, cải thiện sự tiện lợi và tiếp cận chăm sóc y tế.
  • Các công nghệ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng để cải thiện khả năng dự đoán, chẩn đoán và điều trị bệnh tật, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc.

Nhờ đó, Mayo Clinic có thể nâng cao chất lượng chăm sóc và hiệu quả hoạt động, cũng như tối ưu hóa việc quản lý thông tin y tế và tương tác với bệnh nhân.

6. Ví dụ về chuyển đổi số ngành Logistics

Cold Storage, Inc. (USCS) là nhà cung cấp kho lạnh công cộng (PRW) và các dịch vụ hậu cần liên quan hàng đầu tại Hoa Kỳ. Trước khi chuyển đổi số, USCS phải đối mặt với những vấn đề như: 

  • Tài xế xe tải lái hơn 70 giờ/tám ngày. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ dỡ các xe kéo của tài xế và ảnh hưởng đến thời gian phục vụ. 
  • Thực phẩm của khách hàng cần ướp lạnh, do đó, việc vận chuyển sản phẩm kịp thời đến kho là rất quan trọng. 
  • Một chiếc xe bán tải 18 bánh tiêu thụ 1 gallon nhiên liệu, điều này dễ tới ô nhiễm và hủy hoại môi trường. 
  • Nhiều nhà bán lẻ lớn áp dụng các khoản tiền phạt nặng đối với các bên giao hàng không đúng thời gian đã bàn. 

Ngoài ra, sự cố máy móc, thời tiết thay đổi khiến tỷ lệ giao hàng trễ tăng ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch chính xác, chi phí cũng tăng. Do đó, USCS cần một hệ thống phát triển dựa trên dữ liệu có thể lên lịch các cuộc hẹn với khách hàng với độ chính xác cao. 

USCS

USCS hợp tác với công ty công nghệ Gramener để cung cấp các giải pháp thông minh, tiên tiến cho thách thức này. IAS (Trình lập lịch hẹn thông minh) được phát triển bởi Gramener sử dụng dữ liệu lịch sử để tự động lên lịch trước với các nhà cung cấp dịch vụ, từ đó đảm bảo đủ nhân sự và lập kế hoạch chính xác.

IAS sử dụng thông tin trực quan như khả năng học máy để phân tích lượng lớn dữ liệu và đưa ra các đề xuất thông minh và có tính dự đoán. 

Kết quả, USCS đã giảm 15% thời gian quay vòng giúp công ty đáp ứng 650 cuộc hẹn mỗi ngày. Hệ thống này hiện đang được sử dụng rộng rãi tại 26 cơ sở của USCS.

7. Ví dụ chuyển đổi số ngành Dịch vụ

 Netflix được thành lập từ năm 1997 với xuất phát điểm ban đầu là cung cấp dịch vụ cho thuê trả tiền và bán DVD trực tiếp tại cửa hàng.

Netflix

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của internet đã đặt Netflix vào thách thức nếu không thay đổi có thể đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, thậm chí là phá sản. 

Năm 2007, Netflix đã bắt đầu ứng dụng internet vào mô hình kinh doanh, khuyến khích khách hàng xem phim qua các thiết bị internet tại nhà. Netflix tận dụng công nghệ lưu trữ đám mây để tạo ra không gian trực tuyến chứa vô vàn các bộ phim ở nhiều thể loại khác nhau. 

Tiếp đó, công ty đã hợp tác với Amazon để phát triển cơ sở hạ tầng back-end đẳng cấp thế giới. Netflix đồng thời cũng ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp để thu thập dữ liệu chi tiết nhất có thể về khách hàng, tự động đưa đề xuất phù hợp với nhu cầu riêng – mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng.

Nhờ nhạy bén thực hiện chuyển đổi số, Netflix đã trở thành nền tảng giải trí phổ biến trên toàn cầu. Năm 2020, Netflix tạo ra doanh thu 24,9 tỷ đô la, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận hoạt động là 4,5 tỷ đô la, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước.

8. Ví dụ chuyển đổi số ngành Thương mại điện tử

Sephora

Sephora, nhà bán lẻ đa quốc gia của Pháp, chuyên về các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân. Thông thường, ngành công nghiệp làm đẹp phải bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu ngửi, chạm, cảm nhận và ngắm nhìn của họ. Nhưng Sephora là công ty đầu tiên trong ngành sử dụng chuyển đổi số để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều mặt bằng cách số hóa trải nghiệm thực tế của khách hàng thông qua thương mại điện tử.

Giải pháp chuyển đổi số:

Công nghệ được ứng dụng độc đáo và yêu thích nhất của nền tảng Sephora là tăng cường tính thực tế và trí tuệ nhân tạo. Bằng cách tích hợp Modiface vào các sản phẩm của họ, Sephora đã phá bỏ thành công rào cản giữa thế giới thực và thế giới kỹ thuật số. Modiface – công ty phân tích khuôn mặt và công nghệ hình ảnh, đã hợp tác với Sephora trong gần một thập kỷ cho phép người mua trải nghiệm các sản phẩm làm đẹp mà không cần đến cửa hàng.

Với Sephora Virtual Artist, khách hàng có thể tải lên hình ảnh để tìm các sản phẩm tương thích phù hợp với màu da và vẻ ngoài mà họ mong muốn. Tính năng được sử dụng hơn 8,5 triệu lần và hơn 200 triệu sắc thái đã được thử trên 20.000 mã sản phẩm từ son môi đến bọng mắt cho đến phấn má kể từ khi ra mắt.

Sephora sử dụng trí tuệ nhân tạo đề xuất sản phẩm cho người tiêu dùng bằng khả năng trực quan hóa. Công nghệ Color iQ độc quyền có khả năng quét làn da của khách hàng, từ đó cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. 

Ngoài ra, thông qua tương tác trên thiết bị di động và các nền tảng khác, Sephora thu thập vô số dữ liệu hữu ích về người mua sắm. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Khi quan sát xu hướng và thói quen mua sắm, công ty có thể điều chỉnh thông điệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

misa

9. Ví dụ về chuyển đổi số ngành Thực phẩm và Dịch vụ ăn uống

Domino’s Pizza, thành lập vào năm 1960, là công ty pizza bán lẻ lớn nhất thế giới. Thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới này có 17.000 cửa hàng tại hơn 90 thị trường.

Domino’s

Trước Domino’s, DoorDash và UberEats đã có dịch vụ giao hàng. Theo TechCrunch, “Domino’s không bao giờ có thể cạnh tranh với DoorDash hoặc UberEats trong việc cung cấp đủ tùy chọn menu, nhưng Domino’s có thể cạnh tranh về thời gian giao hàng và dịch vụ.”

Hai cải tiến ưu tiên về kỹ thuật được Dominos đầu từ trong việc giúp quy trình giao hàng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn (luôn vượt mặt đối thủ): giao hàng bằng xe đạp điện và các phương tiện tự động. Domino’s hợp tác với Ford để ra mắt dịch vụ giao hàng tự động (không người lái) và kết hợp với Rad Power Bikes ra mắt dịch vụ sử dụng xe đạp điện phân phối hàng hóa vào năm 2019. Từ những thay đổi này, doanh số bán hàng của năm 2019 của công ty cao hơn một nửa tổng doanh số bán lẻ toàn cầu.

Với thực đơn của Domino’s, theo ước tính, có hơn 34 triệu cách lựa chọn (custom) pizza nên không thể nào khách hàng xem hết trong thời gian ngắn. Mặc dù vậy, Dominos đã thiết kế trí tuệ nhân tạo DOM nhằm đưa ra đề xuất và giúp khách hàng lựa chọn nhanh hơn, nhờ vậy quá trình chọn và đặt hàng được diễn ra nhanh hơn, chỉ trong 17 giây.

10. Ví dụ chuyển đổi số ngành Dược phẩm

Công ty Roche, công ty dược phẩm thành công áp dụng chuyển đổi số vào quy trình, là một tập đoàn dược phẩm toàn cầu có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Công ty Roche

Trước khi chuyển đổi số, quy trình tạo và kiểm tra các loại thuốc của Roche có thể đòi hỏi nhiều công đoạn thủ công và quy trình giấy tờ rườm rà, từ nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho đến thử nghiệm lâm sàng và chế độ phê duyệt. Công ty phải đối mặt với thách thức về hiệu quả và tốc độ trong việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường, và cần cải thiện quy trình để tăng năng suất và giảm thời gian phát triển.

Roche đã quyết định áp dụng chuyển đổi số mạnh mẽ vào toàn bộ chuỗi cung ứng và quy trình nghiên cứu phát triển của mình. Công ty đã đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, máy học, phân tích dữ liệu lớn, và Internet of Things (IoT) để cải thiện hiệu quả và độ chính xác của các quy trình liên quan đến dược phẩm.

Cụ thể, Roche đã tạo ra một hệ thống thông tin tích hợp, kết nối tất cả các bộ phận trong quy trình từ nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến sản xuất và phân phối. Các thiết bị IoT được triển khai trong quy trình sản xuất và quản lý kho hàng, giúp theo dõi chính xác các dữ liệu và thông tin về các sản phẩm, từ thành phần đến nguồn gốc.

Công ty cũng đã sử dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu để xác định các mô hình dự đoán về hiệu quả của các loại thuốc trong các thử nghiệm lâm sàng và tùy chỉnh quy trình phê duyệt dựa trên dữ liệu từ các thí nghiệm và phản hồi của bác sĩ và bệnh nhân.

Nhờ việc áp dụng chuyển đổi số, Roche có thể tăng cường cạnh tranh, giảm chi phí và thời gian phát triển, cải thiện chất lượng và tăng cường đổi mới, từ đó đạt được thành công trong ngành dược phẩm.

Bài học rút ra sau những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Từ các ví dụ thành công về chuyển đổi số ở các lĩnh vực ngành nghề, doanh nghiệp có thể rút ra được những bài học quan trọng. Khi áp dụng vào chính tổ chức của mình, các nhà quản lý có thể đi đúng hướng và nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Lắng nghe và đáp ứng nhu cầu khách hàng: Các doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số thường tập trung lắng nghe ý kiến và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về những gì khách hàng muốn và ứng dụng các giải pháp để đáp ứng nhu cầu này một cách hiệu quả.

Tập trung vào trải nghiệm khách hàng: Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là triển khai công nghệ mới mà còn xoay quanh việc tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Các doanh nghiệp thành công chú trọng đến việc cải thiện giao tiếp, cá nhân hóa thông điệp và xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm.

Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Tự động hóa các quy trình, công việc: Các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công tận dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình và tối ưu hóa hoạt động. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên, từ đó cải thiện hiệu quả làm việc và giảm thiểu sai sót.

Đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên: Chuyển đổi số yêu cầu sự tham gia của nhân viên. Các doanh nghiệp thành công đầu tư trong việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên để họ có thể sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và đóng góp vào quá trình chuyển đổi.

Chú trọng an toàn và bảo mật dữ liệu: Trong quá trình chuyển đổi số, bảo vệ dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin khách hàng là rất quan trọng. Các doanh nghiệp thành công đầu tư vào giải pháp bảo mật và tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu.

Thiết lập mục tiêu rõ ràng và đo lường hiệu quả: Trước khi thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu và kế hoạch thực hiện. Sau đó, họ cần đo lường hiệu quả của quá trình chuyển đổi dựa trên các chỉ số hiệu suất và kết quả đạt được.

Thích nghi và linh hoạt: Môi trường kinh doanh và công nghệ luôn thay đổi, do đó, các doanh nghiệp thành công cần có khả năng thích nghi và phản ứng linh hoạt. Họ cần liên tục cập nhật và nâng cấp công nghệ để đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng.

Lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp: Để chuyển đổi số thành công, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, điều quan trọng là doanh nghiệp cần lựa chọn được giải pháp công nghệ phù hợp. Nền tảng này cần hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hiệu quả những bài toán đang gặp phải, giúp đội ngũ tối ưu các quy trình vận hành, gia tăng năng suất đội ngũ.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS là giải pháp chuyển đổi số toàn diện dành cho doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực, ngành nghề. Với 30 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm, 250.000+ doanh nghiệp tin dùng, MISA AMIS giúp các nhà quản lý xóa bỏ nỗi lo chuyển đổi số thất bại.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS

  • Quản trị toàn diện 4 trụ cột cốt lõi: Tài chính – kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự và Quản lý – Điều hành trên 1 nền tảng.
  • Toàn bộ dữ liệu được quản lý tập trung, liên thông giữa các bộ phận, tránh thất thoát dữ liệu.
  • Các phòng ban thực hiện hiệu quả chức năng công việc và kết nối với nhau thông suốt giúp vận hành trơn tru, nâng cao hiệu suất.
  • Nâng cao sức cạnh tranh nhờ tối ưu tốc độ và năng suất hoạt động toàn doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí doanh nghiệp nhờ tự động hóa các quy trình thủ công, tối ưu năng suất, phân bổ các nguồn lực hợp lý, giảm thiểu sai sót.
  • Giữ chân nhân viên hiệu quả, gia tăng thu hút nhân sự nhờ trải nghiệm nhân viên xuất sắc.

Kết luận

Hy vọng rằng, qua những ví dụ thực tiễn về chuyển đổi số trong các lĩnh vực, ngành nghề trên, các doanh nghiệp sẽ được tiếp thêm niềm tin, động lực để kiên định với hành trình và mục tiêu của mình. Nếu đang tìm kiếm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, đăng ký tư vấn hoặc trò chuyện với đội ngũ chuyên gia MISA AMIS ngay nhé!

bộ giải pháp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả